/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Hồng trà ô long - Phẩm trà đặc biệt

1316 08:17, 26/10/2021
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Hồng trà ô long - Phẩm trà đặc biệt
Hồng trà ô long được xếp vào dòng trà hương đặc biệt. Đây là phẩm trà có quy trình sản xuất công phu và khác biệt so với những dòng trà ô long xanh thông thường. Với hương thơm của hoa và mật trái cây kết hợp với màu nước đỏ đậm bắt mắt cùng hương vị tinh tế, hồng trà ô long trở thành phẩm trà được nhiều người yêu thích.

Hồng trà ô long có tên khoa học Camellia Sinensis. Đây là một loại trà rất được ưa chuộng trên thế giới, với mức độ ô xy hóa 85 - 95% làm từ giống trà ô long (gốc trà hương).

Nếu như trà ô long được bán lên men tự nhiên, mức độ lên men nằm trong khoảng từ 8% đến 85%, thì hồng trà ô long được lên men gần như 100% để tạo ra những biến đổi sinh hóa cần thiết. Từ đó làm nên màu sắc và hương vị thành phẩm trà sau này có những đặc tính riêng mà các loại trà khác không có được, đó là màu nước pha đỏ sáng, vị dịu, hương thơm nhẹ. Nhờ quá trình lên men này mà hồng trà ô long chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng oxy hóa, phòng ngừa ung thư, đẩy lùi sự lão hóa tế bào, và bổ sung chất dinh dưỡng thực vật cho cơ thể.

Anh Đặng Tường Lâm - Giám đốc kinh doanh công ty trà Trí Việt chia sẻ: Mức độ oxy hóa chỉ cần lệch một chút xíu là cho ra một mẻ trà ô long khác, quá trình này cần được diễn ra một cách tỉ mỉ và cẩn thận. Và người sấy định hương cho hồng trà quyết định hương vị cuối của trà, trà ngon hay dở phụ thuộc vào công đoạn cuối này.

Quy trình sản xuất

Để chế biến hồng trà ngon những đọt trà nhỏ chỉ một búp và non được hái chọn lọc, kỹ lưỡng. Ô long khi thu hoạch thường dùng 1 một tôm và 2 lá non. Mỗi lá trà có vị trí đặc biệt tạo nên chất lượng cuối cùng của phẩm hồng trà, búp trà là phần tinh túy quyết định hậu vị

Hái lá trà hay chè là 1 trong những khâu kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của trà. Vì vậy, để thu hái, vận chuyển và bảo quản nguyên liệu trà an toàn thì cần thực hiện đúng kỳ, đúng kỹ thuật.

Một đặc điểm của thu hái chè ngon là phải hái vào buổi sáng sớm, khi cây chè búp chè đang ngậm sương, lúc này sẽ cho nguyên liệu ngon nhất để sản xuất, nếu hái chè thái nguyên vào buổi trưa nắng, lá chè sẽ bị cháy nắng, cho ra chất lượng chè thành phẩm không tốt

Lá trà sau khi hái sẽ phải trải qua một giai đoạn là làm héo. Làm héo là quy trình khi lá trà tươi được rải lên những chiếc nong (nia) bằng tre. Sau đó những chiếc nong (nia) được đặt nơi khô ráo và thoáng mát để lá trà héo đi, hay mất đi một phần lượng nước có trong lá trà. Mục đích của giai đoạn này là làm lá trà mất nước, qua đó rút gọn công đoạn chế biến.

Khi làm héo, lượng nước của búp chè giảm đi 38 – 40%, làm cho búp chè dẻo dai hơn giúp cho quá trình vò đỡ giập nát. Sau khi làm héo thì lá trà sẽ được vò ở một nhiệt độ vừa phải. Vò là công đoạn giúp làm rách lớp biểu bì của lá trà. Qua đó giúp chất trà cũng như các thành phần enzyme thoát ra ngoài. Việc này giúp kích hoạt quá trình lên men thành hồng trà của lá trà, đồng thời giúp trà dễ pha hơn khi đã thành phẩm. Vò còn giúp định hình hình dáng lá trà đồng thời tác động lên hương vị trà sau khi chế biến. Lá trà sau khi vò sẽ được lên men bằng cách để ở nơi mát và có độ ẩm cao để lá trà thuận lợi trong việc tiếp xúc với không khí. Lúc này các thành phần enzyme (men) sẽ đóng vai trò là chất xúc tác để chuyển hoá các thành phần của lá trà tươi. Lúc này lá trà từ màu xanh sẽ từ từ chuyển sang màu đỏ như đồng.

Công đoạn cuối cùng của chế biến hồng trà là sấy khô định hương để lá trà ngừng quá trình lên men. Lá trà vừa được sấy, vừa tiếp tục được vò để định hình lá trà. Lúc này hồng trà đã được thành phẩm. Một số vùng trà còn đưa lá trà thành phẩm đi hun khói. Việc này giúp tạo nên hương vị khói riêng của hồng trà, đồng thời giúp bảo quản trà được lâu hơn.

Trà ô long thông thường hay còn gọi là ô long xanh thường lên men từ 40% đến 60%, còn loại lên men cao từ 80% đến 95% sẽ cho ra trà ô long chín hay còn gọi là trà hồng ô long.

Quá trình lên men đã cho trà hồng ô long có hương thơm ngào ngạt của trái cây rừng chín và vị mật tự nhiên. Những lá trà ô long được vo tròn có màu nâu sáng bóng rất đẹp mắt. Nước pha trà cũng sóng sánh ánh đỏ vàng được nhiều người ưa thích.

Chính hương thơm thuần khiết thiên nhiên, sắc màu quyến rũ của chén trà cùng dược tính quý mà trà hồng ô long được mọi người chọn là thức uống mỗi ngày và ô long cũng là phẩm trà thích hợp cho những người mới tập uống.

Uống Trà Thôi
Theo Đời sống tiêu dùng
0 0 7,911 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Lược Sử Của Trà (P5): Trà Thời Nhà Tống – Điểm Trà Pháp
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3167 21:13, 02/02/2024
0 0 4,349 0.0
Dưới thời nhà Tống, Thiền tông trở thành tông phái Phật giáo lớn nhất và có mối quan hệ sâu rộng với chính quyền. Đạo giáo cũng trở thành tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn, đặc biệt đối với tầng lớp tu sĩ muốn tu tiên để cầu trường sinh. Cả hai tôn giáo này đều coi trọng trà, vì thế vai trò và tầm quan ...
Lý do không nên uống trà khi đói bụng
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3164 18:54, 31/01/2024
0 0 4,492 0.0
Trà có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng uống khi đói dễ gây kích ứng dạ dày, đau đầu, cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng.

Tất cả chúng ta đều biết đồ uống ấm vào buổi sáng có thể có lợi cho quá trình trao đổi chất và hệ tiêu hóa. Nhưng điều đó có đúng với tất cả các loại đồ uống không? ...
Lược Sử Của Trà (P4): Trà Thời Nhà Đường – Tiên Trà Pháp
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3157 21:30, 28/01/2024
0 0 4,414 0.0
Thời Đường được coi là thời đại mà lần đầu tiên văn hóa trà được chính thức ghi nhận, cùng với sự ra đời của “Trà Kinh” của Lục Vũ. Từ “Trà Kinh”, trà cũng mới được thống nhất gọi là “trà” (“茶”, chá), sau nhiều tên gọi khác nhau trước đó như “đồ” (“荼”, tú), “mính” (“茗”, ...
Bạch trà Shan tuyết Hà Giang - Niềm tự hào của Việt Nam
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3152 09:27, 25/01/2024
0 0 3,604 0.0
Sự xuất hiện của Bạch trà Shan tuyết Hà Giang trong tiệc trà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã góp phần giới thiệu đến bạn bè quốc tế về nét đẹp văn hóa trà của Việt Nam, đồng thời khẳng định vị thế của Bạch trà Shan tuyết Hà Giang trên bản đồ ...
Lược Sử Của Trà (P3): Trà Trước Thời Nhà Đường – Chử Trà Pháp
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3149 08:55, 23/01/2024
0 0 3,634 0.0
Vào thời kỳ đầu của lịch sử uống trà, người cổ đại có thể đã nhai lá chè tươi trực tiếp như một cách giải khát. Sau đó thì họ chuyển sang nấu lá chè tươi với nước và gia vị như món canh, tiếp theo là học cách phơi khô lá chè để dùng dần. Thời kỳ này, các loại cây chè hoang dã được khai thác, đến ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!