/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Phố Phái, gái Liên

1319 08:57, 27/10/2021
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Phố Phái, gái LiênNgười mẫu trong tranh nguyên là Phụ trách lễ tân của khách sạn Thắng Lợi (thủa xưa)
Họa sỹ Dương Bích Liên nổi tiếng với những bức tranh sơn dầu về phụ nữ Việt Nam. Bức tranh ông vẽ một phụ nữ mà tôi rất thích vì bức tranh thực sự đẹp (theo tôi) và xuất xứ bức tranh cũng thật đẹp.

Người mẫu trong tranh nguyên là Phụ trách lễ tân của khách sạn Thắng Lợi (thủa xưa). Họa sỹ đã tặng bức tranh cho người mẫu ngay sau khi vẽ (mất 2 giờ để vẽ). Người mẫu thì biếu họa sỹ một chai rượu tây để cám ơn (phụ trách lễ tân của khách sạn lớn hồi đó mới có rượu tây).

GS. Thủy khí NCM, trường ĐH Bách Khoa HN (bạn tôi), đã ngẩn ngơ vì vẻ đẹp cổ cao của người phụ nữ trong tranh nên đã viết một bình luận đầy hàm ý "Nhà gái thách cưới bằng số vòng vàng 9999 điền đầy chiều cao của cổ cô dâu".

DƯƠNG BÍCH LIÊN

Sinh: 17 tháng 7, 1924 - Hà Nội, Liên bang Đông Dương

Mất: 12 tháng 12, 1988 (64 tuổi) - Hà Nội, Việt Nam

Đào tạo: Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương

Thể loại: Chân dung

Giải thưởng Hồ Chí Minh 2000 về Văn học nghệ thuật

Dương Bích Liên (17 tháng 7 năm 1924 – 12 tháng 12 năm 1988) là một họa sĩ Việt Nam. Ông đặc biệt thành công với những tác phẩm về chân dung thiếu nữ (Phố Phái, gái Liên). Dương Bích Liên là một trong nhóm tứ kiệt của làng hội họa Việt Nam: Nghiêm, Liên, Sáng, Phái.

Xuất thân

Dương Bích Liên sinh tại Hà Nội trong một gia đình trí thức quan lại. Ông là con trai thứ hai của một quan tri phủ (ông có anh và một em gái, một em trai). Quê gốc của ông ở làng Phú Thị, tổng Mễ Sở, phủ Khoái Châu (nay là thôn Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Dòng họ Dương của ông ở Khoái Châu có truyền thống hiếu học, thời nào cũng có văn nhân khoa bảng và những người đỗ đạt cao. Bác ruột của ông là cử nhân Dương Bá Trạc, chí sĩ yêu nước của phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

Bước ngoặt

Xuất thân trong một gia đình quyền thế và giàu có, nhưng năm 17 tuổi, ông trở nên yêu thích nghệ thuật, nảy ra ý muốn từ bỏ cảnh sống giàu sang để chạy theo cuộc đời gió bụi.

Năm 1941, Dương Bích Liên gặp họa sĩ Hoàng Lập Ngôn. Khi đó Hoàng Lập Ngôn vừa thiết kế xong chiếc xe ngựa và đặt tên cho chiếc xe tự chế của mình là Nhà Lăn Mê Ly, họa sĩ dùng chiếc xe ngựa kéo này làm phương tiện giao thông để đi vẽ người và trực cảnh khắp đó đây. Dương Bích Liên được họa sĩ Hoàng Lập Ngôn nhập hội, lên xe lăn xuyên Việt.

Chiếc xe "Nhà Lăn Mê Ly" tưởng sẽ phiêu du đất trời dài lâu nhưng chỉ lăn được đến Thanh Hoá thì quan phủ sai người đi truy tìm. Người nhà quan phủ tìm ra "Nhà Lăn Mê Ly" và áp giải cậu công tử về nhà.

Sau chuyến lãng du mang tính chất số mệnh đó, Dương Bích Liên quyết định ghi tên theo học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Từ đây, Dương Bích Liên bắt đầu sự nghiệp hội họa.

Thời kì sáng tác

Dương Bích Liên là một trong những học trò cuối cùng của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ông học khoa Hội họa, khóa XVIII (1944-1945).

Năm 1946, Dương Bích Liên và nhiều trí thức văn nghệ sĩ Hà Nội tham gia kháng chiến chống Pháp. Ông hoạt động ở đoàn kịch của Phạm Văn Khoa, Đoàn văn công của Nguyễn Xuân Khoát, vào Đoàn Văn hóa kháng chiến cùng với họa sĩ Tô Ngọc Vân, Thế Lữ..., làm báo " Vệ quốc đoàn".

Năm 1949, ông là một trong những họa sĩ đầu tiên được kết nạp Đảng tại vùng kháng chiến cùng một ngày với họa sĩ Mai Văn Hiến và nhà văn Trần Đăng.

Năm 1952, ông được giao trọng trách lên chiến khu sống gần và vẽ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác phẩm Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc đoạt giải nhất Triển lãm mỹ thuật toàn quốc 1980 và hiện được bày ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Tác phẩm này được công nhận là Bảo vật quốc gia (số 21, đợt 6) năm 2017.

Năm 1954, Dương Bích Liên trở về tiếp quản thủ đô. Được tổ chức biên chế vào "tổ sáng tác" cùng các họa sĩ Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng...

Năm 1968, ông đi thực tế ở mỏ than Quảng Ninh cùng các họa sĩ: Nguyễn Tiến Chung, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng, Huỳnh Văn Gấm...

Giai đoạn sáng tác sung sức nhất của Dương Bích Liên là vào thập niên 70. Trong thời gian này, ông đã gửi các tác phẩm của mình tham dự triển lãm nhưng chúng sớm bị loại, như bức Hào và bức Bác Hồ nói chuyện với Vệ Quốc Quân. Riêng bức thứ 2, sau khi bị loại, người ta không còn thấy tăm tích tác phẩm này nữa. Bức tranh mô tả cảnh Hồ Chí Minh đang nói chuyện với người lính Vệ Quốc Quân ở trong Chiến khu Việt Bắc. Lý do bức tranh bị loại là họa sĩ đã vẽ người lính nhắm mắt trong khi vị lãnh tụ đang nói chuyện. Theo cách thanh minh của Dương Bích Liên, chỉ khi nào người ta extreme (cực sướng) thì người ta thường nhắm mắt. Nhưng vào thời thời đó, không ai dám nghe theo cách diễn giải của họa sĩ.

Người ta cho rằng ông đã tự ái và đau buồn vì sự lạnh nhạt của nhân thế đối với những tác phẩm của mình, thế nên về cuối đời ông đã gần như không có hứng thú sáng tác nữa.

Năm 1984, Nhà nước chính thức mời bộ tứ Nghiêm, Liên, Sáng, Phái tổ chức triển lãm cá nhân. Riêng Dương Bích Liên từ chối. Do vậy, lúc sinh thời, ông là một họa sĩ không có cuộc triển lãm nào cho riêng mình.

Những ngày cuối đời

Dương Bích Liên mất tại số nhà 55A Bà Triệu vì trước đó đã có văn bản đổi cho Phan Kế An nhà của mình ở 72 Thợ Nhuộm. Ông chọn một cái chết lặng lẽ, không bệnh tật, không đau ốm mà tịch cốc không ăn chỉ uống rượu.

Trong những ngày cuối, nhà sưu tập Nguyễn Hào Hải và hai vợ chồng người cháu ruột (con của em trai ông) thường qua lại thăm nom bên cạnh họa sĩ. Sau khi Dương Bích Liên mất, Hào Hải đã có bài viết về 20 ngày cuối cùng của họa sĩ Dương Bích Liên đăng trên tạp chí Mỹ thuật.

Trước khi chết, Dương Bích Liên có một ước nguyện: "Sau này, trong cái ngày tiễn đưa tôi về bên kia thế giới, tôi không muốn có ai là người lớn, tôi muốn đưa tiễn tôi là một đứa bé ăn mặc thật đúng điệu. Chỉ có đứa bé ấy, đi lững thững bên chiếc xe ngựa chở cái xác không hồn của tôi ra nghĩa trang".

Dương Bích Liên mất khoảng 9h sáng ngày 12 tháng 12 năm 1988. Tối hôm trước đó, Nguyễn Hào Hải trò chuyện với họa sĩ gần 2h đêm mới trở về nhà. Phan Kế Bảo, người hàng xóm của họa sĩ lên gọi cửa không còn nghe thấy tiếng họa sĩ trả lời, nhòm qua khe cửa thấy cánh tay của họa sĩ buông thõng xuống giường. Ông vội vã báo tin cho hai vợ chồng người cháu và lên Viện Triết học báo tin cho Nguyễn Hào Hải.

Đám tang của Dương Bích Liên người ta không thể làm theo ý nguyện của ông. Vài tháng sau khi họa sĩ mất, các nhà làm phim dựng lại toàn bộ đám tang của người bạn tri âm tri kỷ mà họ yêu mến. Trong phim, có một bé trai ăn mặc điệu theo kiểu châu Âu, lững thững sau xe ngựa chở cỗ quan tài, vừa đi vừa rắc những cánh hoa xuống hai ven đường, trong khung cảnh của trời chiều mùa thu.

Con người

Trong nhóm tứ kiệt Nghiêm, Liên, Sáng, Phái, Dương Bích Liên ít được nhiều người biết đến bởi ông đã "tự nguyện chọn tiếng im lặng của hội họa làm bản thân". Ông sống cô đơn, thu mình lặng lẽ, trốn chạy chính mình và trốn chạy những khát vọng.

Dương Bích Liên sống không vợ con và ít bạn hữu. Căn nhà nhỏ ở 55 Bà Triệu của ông trống không, đồ đạc chỉ một chiếc giường nhỏ quanh năm phủ ga trắng muốt, một chiếc võng và một bàn một ghế độc nhất. Sinh thời, ông có rất ít bạn thân ngoại trừ Bùi Xuân Phái và Nguyễn Sáng.

Sự nghiệp

Dương Bích Liên là một họa sĩ cách mạng đầu tiên trong làng hội họa Việt Nam. Là một họa sĩ tài ba, tâm huyết, Dương Bích Liên rất say mê vẽ, ngay cả trong những ngày chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ diễn ra ác liệt nhất, ông cũng không rời giá vẽ. Sự nghiệp hội họa của Dương Bích Liên là một tài sản quý của kho tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Năm 2000, họa sĩ Dương Bích Liên được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (đợt II).

Quan điểm nghệ thuật

Dương Bích Liên không có ý dày công cất giữ những sáng tạo của mình. Khi chết, ông muốn được đốt hết những bức tranh đã vẽ. Tác phẩm của ông còn lại ngày hôm nay là hàng trăm bức tranh, chủ yếu là do bạn bè quý mến ông và nâng niu cất giữ.

Trường phái hội họa

Dương Bích Liên dày công nghiên cứu các phong cách, trào lưu nghệ thuật thế giới. Ông thiên về vẽ chân dung, rất nổi tiếng với đề tài thiếu nữ. Mọi chất liệu đều được ông thể hiện nhuần nhuyễn, độc đáo, siêu thoát đặc biệt là các thể loại sơn mài, sơn dầu, phấn mầu và chì than.

Đề tài

Nhìn vào sự nghiệp sáng tác của ông có đến 2/3 tác phẩm về đề tài phụ nữ, trong đó có những tác phẩm là tuyệt tác của hội họa Việt Nam hiện đại, với hành ngữ của giới mộ điệu: " Phố Phái, Gái Liên". Dương Bích Liên dành nhiều sáng tác cho đề tài thiếu nữ với bao tình cảm ưu ái, say mê và trìu mến nhất. Các nhân vật nữ luôn là những nguồn cảm hứng, những hình ảnh trung tâm của những biểu cảm thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ. Chân dung thiếu nữ của ông rất đa dạng, là những cô gái đẹp ông nhận ra và bắt gặp trong cuộc sống đời thường, mang một ánh sáng dung dị, thánh thiện trong trẻo.

Uống Trà Thôi
Theo vanhoavaphattrien.vn
Phố Phái, gái LiênDƯƠNG BÍCH LIÊN
0 0 5,734 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Thời thanh niên sôi nổi của Picasso
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2748 09:13, 10/07/2023
0 0 3,970 0.0
50 năm sau khi danh họa người Tây Ban Nha tạ thế, công chúng vẫn còn bất ngờ khi được ngắm nhìn chuỗi những tác phẩm của ông ra đời trong giai đoạn đầu sự nghiệp, những tác phẩm cho thấy rất nhiều tìm tòi, thử nghiệm về phong cách hội họa của người họa sĩ trẻ.

Pablo Picasso là họa sĩ mà chúng ta đã biết ...
Phóng to bức họa
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2738 11:54, 06/07/2023
1 0 10,805 0.0
Sự bí ẩn trong kiệt tác "Mona Lisa" đến nhiều thế kỷ sau vẫn chưa thể được khám phá hết.

Trong số rất nhiều người được ca ngợi là thiên tài, Leonardo da Vinci của thời Phục hưng là một nhân vật mang tính biểu tượng. Những bức tranh kiệt tác của ông, chẳng hạn như "Mona Lisa" và "Bữa ăn tối cuối cùng" đã ...
'Du xuân' - tranh sơn thủy cổ xưa nhất Trung Quốc
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2733 09:24, 03/07/2023
0 0 4,198 0.0
"Du xuân", tuổi đời 1.400 năm, là bức sơn thủy lâu đời nhất của Trung Quốc còn tồn tại.

Theo CCTV, tác phẩm thể loại tranh cuộn, được vẽ trên lụa, dài 80,5 cm, cao 43 cm. Họa sĩ Triển Tử Kiền vẽ cảnh thiên nhiên, điểm xuyết con người nhỏ bé trong không gian hùng vĩ. Tranh hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Cố ...
Khám phá lịch sử thú vị của Bánh xe màu sắc – Công cụ đắc lực của người họa sĩ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2729 09:47, 29/06/2023
0 0 4,137 0.0
Chúng ta sử dụng bảng màu thường ngày và coi nó như một điều hiển nhiên. Thật dễ dàng để lựa chọn màu sắc từ bảng màu có sẵn trên các phần mềm Photoshop. Vậy nhưng, ít ai biết được rằng để có được một bảng màu hoàn chỉnh như ngày hôm nay là cả một quá trình nghiên cứu và sáng tạo miệt mài của rất ...
Bức vẽ cuối của Gustav Klimt dự kiến giá 80 triệu USD
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2725 08:57, 27/06/2023
0 0 3,742 0.0
"Dame mit Fäche" - chân dung cuối của Gustav Klimt - dự kiến đạt giá 80 triệu USD (hơn 1.883 tỷ đồng).

Sotheby's thông báo đấu giá tác phẩm vào ngày 27/6 tại London, với kỳ vọng giá vượt 65 triệu bảng Anh (80 triệu USD) - một ước tính kỷ lục cho tranh ở Anh và châu Âu.

Dame mit Fächer (Quý bà cầm quạt) được tìm thấy ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!