/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Trà vụ đông và những điều cần lưu ý

1320 08:37, 28/10/2021
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Trà vụ đông và những điều cần lưu ý
Trà ngon hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: nguồn gốc, quy trình chế biến hoặc giống cây. Tuy nhiên một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới nguyên liệu làm trà, nhưng không phải ai cũng biết đó chính là thời tiết, mùa vụ.

Mỗi vụ trà sẽ mang một hương vị đặc trưng đưa đến cho người thưởng thức cảm nhận và sự yêu thích khác nhau. Có người yêu trà vụ xuân vì nước trà ngon, màu nước đẹp, nhưng cũng có những người thích hương thơm của trà mùa thu. Trà vụ đông dường như kén người yêu hơn hẳn, tuy vậy vụ đông là là mùa vụ chứa “nhân tố bí ẩn” cho trà.

Ai cũng biết mùa đông thường rất lạnh, khi có gió mùa đông bắc tràn về nhiệt độ xuống thấp, sương muối nhiều, mưa phùn làm cho cây cối chậm phát triển hơn. Và thậm chí có nhiều cây trà bị chết nếu gặp phải đợt nhiệt độ xuống quá thấp kéo dài kèm theo sương muối. Chính vì vậy thời gian để thu được một mẻ trà thường lâu hơn so với các mùa khác trong năm, sản lượng cũng giảm.

Mùa đông bao gồm 6 tiết khí: Lập Đông (bắt đầu mùa đông), Tiểu Tuyết (tuyết xuất hiện), Đại Tuyết (tuyết dày), Đông Chí (giữa đông), Tiểu Hàn (rét nhẹ), Đại Hàn (rét đậm)

Mùa đông vốn dĩ không phải là vụ mùa thích hợp cho đa phần các loại cây trồng. Nhưng trà mùa đông lại có đậm vị, thơm ngon và được giá nên những người làm trà đang hướng dần đến việc sản xuất trà mùa đông.

Trà vụ mùa đông thường sẽ được thu hoạch ngay thời điểm Lập Đông (sau ngày 7 và 8 tháng Mười Một). Đối với những loại trà được trồng ở địa hình núi cao thì vụ trà mùa đông chỉ thu hoạch duy nhất một lần. Còn các dòng trà được trồng ở độ cao thấp hơn thì vụ trà mùa động có thể thu hoạch thêm một lần nữa. Lần thu hoạch trà đông thứ hai có thể rơi vào khoảng giữa Đại Tuyết (ngày 7 và 8 tháng Mười Hai) và Tiểu Hàn (ngày 5 và 6 tháng Một). Do những vùng trà ở độ cao thấp hơn thường ít lạnh và khô hơn nên cây trà phát triển nhanh hơn một chút, nên có thể thu hoạch 2 lần vào mùa đông.

Hương vị trà vụ đông thường đậm đà hơn nhưng luôn giữ được hương cũng như vị nguyên thủy của trà bắc “tiền chát hậu ngọt”

Chè vụ đông có chất lượng tốt, vị đậm và thơm ngon nên được người tiêu dùng ưa chuộng, giá bán cao hơn chè chính vụ, đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán nhu cầu tiêu thụ chè rất lớn.

Vụ đông cần chú ý việc giữ ẩm cho cây. Ngoài biện pháp tưới nước cần áp dụng các biện pháp trồng trọt tổng hợp như xới đất, cày đất, làm cỏ, mật độ cây và phương pháp trồng hợp lý, chọn giống chịu hạn, tủ đất, ủ đất... để thỏa mãn nhu cầu nước trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây nhằm mục đích tăng phẩm chất của chè.

Sau khi cày bừa vụ đông xuân khô hạn, tủ gốc hay phủ rác lên toàn bộ diện tích chè kết hợp với tưới nước để tạo ẩm và giữ độ ẩm cho cây là vô cùng cần thiết để giảm lượng tưới. Biện pháp này tăng năng suất chè lên tới 35-50%.

Với nhiều người yêu trà, trà mùa xuân chỉ hơn về phần hương, còn trà mùa đông hơn hẳn về hậu vị và một số mặt khác. Ngoài ra thì trà mùa đông thường có lá dày do phát triển chậm chạp, nên khi pha được nhiều nước hơn hẳn. Vụ đông mặc dù nước trà sẽ không xanh như vụ xuân nhưng đổi lại trà lại rất đậm vị.

Mùa đông không phải là chính vụ nhưng mùa đông trà vụ đông thậm chí giá còn cao hơn trà xuân vì sản lượng cực thấp do thời tiết quá lạnh, và thời điểm thu hoạch trà đông rất gần với Tết Tây cũng như Tết Nguyên đán nên nhu cầu cũng như giá thành tăng cao

Lịch thu hoạch trà chỉ mang tính ước lượng, thời điểm thu hoạch còn phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu và điều kiện tự nhiên riêng biệt của từng vùng trà.

Trà vụ đông có những đặc điểm riêng mang đến những cảm nhận riêng. Với người yêu thích trà, mùa vụ nào không quan trọng, cái hay là thưởng thức được sự tinh túy trong từng ngụm trà, cảm nhận được sự khác biệt của mùa vụ. Mỗi một mùa vụ sẽ có từng giá trị và nét đẹp riêng.

Trà mỗi mùa sẽ cho ra trà ngon khác nhau, khẩu vị uống trà của mỗi người cũng khác nhau. Với trà mỗi mùa khi thưởng thức sẽ cho bạn cảm nhận nét đặc trưng riêng.

Uống Trà Thôi
Theo tạp chí kinh tế
0 0 7,751 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Đệ nhất danh trà Thái Nguyên
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3277 10:36, 26/04/2024
3 0 3,177 0.0
Vùng đất được coi là “cái nôi” sản sinh ra những sản phẩm trà thơm ngon nức tiếng là Thái Nguyên, với thương hiệu trà đã vang danh ở cả trong và ngoài nước.
Địa hình của Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi thấp, thấp dần từ bắc xuống nam, do đó, chè thường trồng ở độ cao khoảng 300 - 1000 mét so với nước ...
Cửu Đạo Trà - Bí Quyết Thưởng Thức Trà Đầy Tinh Tế
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3271 09:23, 22/04/2024
5 0 3,365 9.0
Trà đạo từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Pha trà và thưởng trà không chỉ đơn thuần là để giải khát, mà còn là một nghệ thuật, một cách để thư giãn tinh thần và kết nối con người. Cửu đạo trà, hay còn gọi là 9 bước tinh hoa thưởng thức trà, là một quy tắc ...
Trà Gấu trúc – Trà “độc nhất vô nhị” ở Trung Quốc
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3266 10:16, 18/04/2024
2 0 3,489 7.0
Không phải Đại Hồng Bào hay Long Đỉnh... loại trà “độc nhất vô nhị” của Trung Quốc khiến nhiều người tò mò lại là trà Gấu trúc. Đây là loại trà được trồng từ phân gấu trúc, nửa cân chè loại sau chế biến có giá 200.000 nhân dân tệ (khoảng 35.000 USD), với trà hái đợt đầu tiên.

Trà Gấu trúc (hùng miêu ...
Cổ nhân dạy “Nhân sinh như 3 chén trà”: Đắng tựa cuộc đời, ngọt tựa ái tình nhưng lại nhạt như gió thoảng
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3262 09:00, 15/04/2024
5 0 3,598 0.0
Người xưa ví von nhân sinh giống như 3 đạo trà: Đạo thứ nhất đắng khổ tựa như cuộc đời, đạo thứ hai ngọt ngào tựa ái tính trong khi đạo thứ ba lại nhạt như gió thoảng. Những ai yêu trà, biết thưởng trà, họ sẽ không coi trà đơn thuần là một thức uống mà coi nó như biểu hiện của bách thái nhân sinh, với ...
Chuyện của trà (Kỳ 6): Có gì hấp dẫn ở những cuộc “đấu trà”?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3256 09:14, 11/04/2024
3 0 3,486 0.0
Người Trung Quốc không chỉ yêu thích uống trà mà để nâng cao chất lượng của trà, họ còn sáng tạo ra một trò chơi nghệ thuật gọi là “đấu trà” hay “mính chiến” rất kỳ thú từ triều đại nhà Tống. Nghệ thuật “đấu trà” của Trung Quốc đã được lưu giữ, phát triển và du nhập sang nước láng giềng ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!