/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Bức tranh từng thuộc sở hữu của vua Bảo Đại sẽ tạo ra bất ngờ với giới sưu tầm?

1349 09:17, 06/11/2021
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Bức tranh từng thuộc sở hữu của vua Bảo Đại sẽ tạo ra bất ngờ với giới sưu tầm?"Hoàng hôn vàng trên vịnh Hạ Long" từng thuộc sở hữu của vua Bảo Đại
Có giá khởi điểm là 2.800.000 đến 3.800.000 HKD, tức là 8 tỷ đồng đến 11 tỷ đồng, bức tranh sơn mài "Hoàng hôn vàng trên vịnh Hạ Long" được dự đoán sẽ là bức tranh "bom tấn" của hội họa Việt Nam trên sàn quốc tế vào những ngày cuối năm. Bức tranh từng thuộc sở hữu của vua Bảo Đại, sau đó được tặng cho nhà báo Edgar Ansel Mowrer vào khoảng năm 1950, và tiếp tục được truyền đến chủ sở hữu hiện tại.

"Hoàng hôn vàng trên vịnh Hạ Long" là bức bình phong sơn mài, bột và vàng lá trên gỗ của họa sĩ Phạm Hậu, sẽ được đấu giá vào ngày 27/11 do nhà cái Bonhams tổ chức. Bức tranh gồm 6 tấm kèm khung có ký và đóng dấu triện của tác giả bên góc phải.

Bài viết của Phạm Lê trên trang đấu giá Bonhams cho biết, bức "Hoàng hôn trên vịnh Hạ Long" được sáng tác trong khoảng thời gian 1938 – 1945, giai đoạn đỉnh cao sự nghiệp của Phạm Hậu. Bức tranh này mang tất cả các yếu tố đặc trưng của một kiệt tác, với tầm nhìn độc đáo, phối cảnh thơ mộng, chi tiết tỉ mỉ và kỹ thuật sơn mài xuất sắc.

Với kích thước lớn (100 x 195,8cm), bức bình phong cho chúng ta cơ hội được đắm mình vào phong cảnh để tiếp nhận đẩy đủ mọi trải nghiệm trực quan và những cảm xúc mà nó mang lại.

Theo gia đình Phạm Hậu, ông sáng tác rất ít tác phẩm về Vịnh Hạ Long. Đây là bức thứ hai được biết tới cho đến thời điểm này nhưng với quy mô và chất lượng vượt hơn hẳn so với tác phẩm đầu tiên được bán đấu giá năm 2016.

Với “Hoàng hôn vàng trên Vịnh Hạ Long”, Phạm Hậu mời người xem cùng thực hiện một chuyến du ngoạn lên đỉnh một ngọn núi trong vịnh để có thể ngắm nhìn toàn cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp lạ thường nơi đây. Cảnh biển bao trùm tầm mắt và dường như không có một tiêu điểm thực sự.

Giống như trong hầu hết các bức tranh của Phạm Hậu, vẻ đẹp của thiên nhiên hiện ra theo từng tầng lớp. Ở tiền cảnh, người xem bị thu hút bởi cây phượng vĩ đỏ rực rỡ, khóm tre, những đám lá dương xỉ và lá cọ vàng ánh lên trong nắng và cuối cùng là một khối đá ở góc bên phải. Nép mình trong lòng vịnh, người xem thấy một làng chài yên bình với những tấm lưới đang được hong khô trên bờ cát.

Hơn thế, kiệt tác này của Phạm Hậu có một xuất xứ vô song. Bức bình phong từng thuộc về vua Bảo Đại, người đã đặt mua một số tác phẩm tranh và bình phong từ Phạm Hậu cho bộ sưu tập cá nhân, cũng như làm quà tặng chính thức cho các chính khách và chính trị gia.

Năm 1951, bức bình phong được trao tặng cho Edgar Ansel Mowrer (1892 - 1977), khi ông đến thăm Bảo Đại tại Đà Lạt cùng Bộ trưởng Mỹ Donald Heath và Toàn quyền Thống chế Pháp Jean de Lattre. Edgar là một nhà báo và tác giả nổi tiếng của Mỹ, người từng đoạt giải Pulitzer.

Trong thời gian này, ông đi khắp nơi ở miền Viễn Đông để đưa tin về các cuộc xung đột đang diễn ra trong khu vực cho các tờ báo Mỹ và Anh. Bức bình phong được giữ tại căn nhà ở vùng ngoại ô tại New Hampshire của gia đình ông từ đó. Gia đình cũng giữ tấm danh thiếp của Bảo Đại, có ghi chú của Edgar Mowrer về bức tranh ở mặt sau tấm thiếp.

Với một xuất sứ rõ ràng và sang trọng như vậy, bức tranh đã có giá khởi điểm lên tới nửa triệu đô la. Và nhiều hy vọng đã được đặt vào với bức sơn mài của Phạm Hậu, sẽ phá kỷ lục bức "Chân dung cô Phượng" của Mai Trung Thứ, vừa được đấu giá thành công 3,1 triệu USD.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Lý Đợi cho rằng, về xuất xứ của bức tranh thì tuyệt vời, nhưng về giá bán, mức này sẽ không có nhiều người dám đấu. Chưa nói, với mức giá khởi điểm cao như vậy, người mua có thể tìm được các bức khác của Phạm Hậu, giá rẻ hơn. Do vậy, nhà nghiên cứu Lý Đợi dự đoán bức tranh sẽ được mua với giá 1 đến 1,2 triệu USD sau thuế và phí.

Nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi hiện đang sống ở Pháp cũng cho rằng, bức tranh này không thể qua mặt được bức "Chân dung cô Phượng" của Mai Trung Thứ. Vì bức tranh nhìn chung rất đẹp, nhưng không thoát khỏi nét đẹp đã thấy từ những bức khác của Phạm Hậu. Giá trị bức tranh này chính là nằm ở xuất xứ của tác phẩm. Nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi hy vọng, bức tranh sẽ được mua với mức hơn 1 triệu đô sau thuế và phí.

Dù vậy, vẫn có không ít ý kiến cho rằng, bức tranh từng thuộc sở hữu của vua Bảo Đại nên mức giá sẽ được đẩy lên cao hơn giá của các nhà nghiên cứu đưa ra. Vì vậy, các họa sĩ và giới phê bình đang dõi theo phiên đấu giá này và hy vọng, bức tranh sẽ tạo nên bất ngờ trên sàn quốc tế.

Uống Trà Thôi
Theo anninhthudo.vn
Bức tranh từng thuộc sở hữu của vua Bảo Đại sẽ tạo ra bất ngờ với giới sưu tầm?Một trích đoạn của bức sơn mài "Hoàng hôn vàng trên vịnh Hạ Long"
Bức tranh từng thuộc sở hữu của vua Bảo Đại sẽ tạo ra bất ngờ với giới sưu tầm?Các chi tiết của bức bình phong “Hoàng hôn vàng trên Vịnh Hạ Long”
0 0 6,205 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3643 17:00, 11/01/2025
0 0 886 0.0
“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng) hay “Viên hầu thủ nguyệt” (khỉ vượn vớt trăng) là một ngạn ngữ của Trung Quốc tỷ dụ cho sự ngu muội vô tri hoặc nhằm ám chỉ việc hao tổn tâm sức cho những mục tiêu hư vọng. Câu ngạn ngữ này có nguồn gốc từ Phật giáo, trong luật Ma Ha Tăng Kỳ quyển 7 đức ...
Tác phẩm Phong thu (được mùa) của danh hoạ Ngô Quán Trung
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3642 17:00, 10/01/2025
0 0 518 0.0
Tối ngày 12/6 tác phẩm Phong thu (được mùa) của danh hoạ Ngô Quán Trung được bán với giá 78 triệu 200 ngàn nhân dân tệ ( ~ 256,2 tỷ Vnđ) tại nhà đấu giá Gia Đức, Bắc kinh.Phong thu 丰收 (Được mùa)146 - 364 cmMực và màu trên giấy.Sưu tập tư nhân
MORI SOSETSU
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3641 19:00, 09/01/2025
0 0 1,149 0.0
MORI SOSETSUBa con khỉ: không thấy, không nghe, không nói.Năm sáng tác: khoảng 1820.Chất liệu: mực và màu trên lụaBảo tàng nghệ thuật Indianapolis, Hoa Kỳ._______________________Hình tượng ba con khỉ bịt tai, bịt mắt, bịt mồm bắt nguồn từ câu tục ngữ Nhật: mizaru, kikazaru, iwazaru, có nghĩa là "không thấy, không nghe, không ...
Konoshima Ōkoku 木島桜谷 (1877–1938)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3640 11:42, 08/01/2025
0 0 744 0.0
Konoshima Ōkoku 木島桜谷 (1877–1938) là một trong những bậc thầy hàng đầu của hội họa Nhật Bản hiện đại. Trong những năm gần đây, sự nổi tiếng của Ōkoku đã vượt ra ngoài phạm vi của những người hâm mộ hội họa truyền thống Nhật Bản, đặc biệt là đối với các sáng tác về đề tài động vật của ông.Sinh ...
Phép vẽ theo trí nhớ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3629 09:49, 02/01/2025
1 0 563 0.0
Môn học vẽ Dessin (Hình họa) là môn học có vị trí quan trọng đặc biệt. Môn vẽ Dessin có trong các chương trình giáo dục tiểu học, trung học và cao đẳng. Đây cũng là môn thi bắt buộc của các trường mỹ thuật, kỹ nghệ ở Đông Dương. Thậm chí Trường Vẽ Gia Định (The École de Dessin Gia Định) thành lập năm 1913, ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!