/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Bức tranh từng thuộc sở hữu của vua Bảo Đại sẽ tạo ra bất ngờ với giới sưu tầm?

1349 09:17, 06/11/2021
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Bức tranh từng thuộc sở hữu của vua Bảo Đại sẽ tạo ra bất ngờ với giới sưu tầm?"Hoàng hôn vàng trên vịnh Hạ Long" từng thuộc sở hữu của vua Bảo Đại
Có giá khởi điểm là 2.800.000 đến 3.800.000 HKD, tức là 8 tỷ đồng đến 11 tỷ đồng, bức tranh sơn mài "Hoàng hôn vàng trên vịnh Hạ Long" được dự đoán sẽ là bức tranh "bom tấn" của hội họa Việt Nam trên sàn quốc tế vào những ngày cuối năm. Bức tranh từng thuộc sở hữu của vua Bảo Đại, sau đó được tặng cho nhà báo Edgar Ansel Mowrer vào khoảng năm 1950, và tiếp tục được truyền đến chủ sở hữu hiện tại.

"Hoàng hôn vàng trên vịnh Hạ Long" là bức bình phong sơn mài, bột và vàng lá trên gỗ của họa sĩ Phạm Hậu, sẽ được đấu giá vào ngày 27/11 do nhà cái Bonhams tổ chức. Bức tranh gồm 6 tấm kèm khung có ký và đóng dấu triện của tác giả bên góc phải.

Bài viết của Phạm Lê trên trang đấu giá Bonhams cho biết, bức "Hoàng hôn trên vịnh Hạ Long" được sáng tác trong khoảng thời gian 1938 – 1945, giai đoạn đỉnh cao sự nghiệp của Phạm Hậu. Bức tranh này mang tất cả các yếu tố đặc trưng của một kiệt tác, với tầm nhìn độc đáo, phối cảnh thơ mộng, chi tiết tỉ mỉ và kỹ thuật sơn mài xuất sắc.

Với kích thước lớn (100 x 195,8cm), bức bình phong cho chúng ta cơ hội được đắm mình vào phong cảnh để tiếp nhận đẩy đủ mọi trải nghiệm trực quan và những cảm xúc mà nó mang lại.

Theo gia đình Phạm Hậu, ông sáng tác rất ít tác phẩm về Vịnh Hạ Long. Đây là bức thứ hai được biết tới cho đến thời điểm này nhưng với quy mô và chất lượng vượt hơn hẳn so với tác phẩm đầu tiên được bán đấu giá năm 2016.

Với “Hoàng hôn vàng trên Vịnh Hạ Long”, Phạm Hậu mời người xem cùng thực hiện một chuyến du ngoạn lên đỉnh một ngọn núi trong vịnh để có thể ngắm nhìn toàn cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp lạ thường nơi đây. Cảnh biển bao trùm tầm mắt và dường như không có một tiêu điểm thực sự.

Giống như trong hầu hết các bức tranh của Phạm Hậu, vẻ đẹp của thiên nhiên hiện ra theo từng tầng lớp. Ở tiền cảnh, người xem bị thu hút bởi cây phượng vĩ đỏ rực rỡ, khóm tre, những đám lá dương xỉ và lá cọ vàng ánh lên trong nắng và cuối cùng là một khối đá ở góc bên phải. Nép mình trong lòng vịnh, người xem thấy một làng chài yên bình với những tấm lưới đang được hong khô trên bờ cát.

Hơn thế, kiệt tác này của Phạm Hậu có một xuất xứ vô song. Bức bình phong từng thuộc về vua Bảo Đại, người đã đặt mua một số tác phẩm tranh và bình phong từ Phạm Hậu cho bộ sưu tập cá nhân, cũng như làm quà tặng chính thức cho các chính khách và chính trị gia.

Năm 1951, bức bình phong được trao tặng cho Edgar Ansel Mowrer (1892 - 1977), khi ông đến thăm Bảo Đại tại Đà Lạt cùng Bộ trưởng Mỹ Donald Heath và Toàn quyền Thống chế Pháp Jean de Lattre. Edgar là một nhà báo và tác giả nổi tiếng của Mỹ, người từng đoạt giải Pulitzer.

Trong thời gian này, ông đi khắp nơi ở miền Viễn Đông để đưa tin về các cuộc xung đột đang diễn ra trong khu vực cho các tờ báo Mỹ và Anh. Bức bình phong được giữ tại căn nhà ở vùng ngoại ô tại New Hampshire của gia đình ông từ đó. Gia đình cũng giữ tấm danh thiếp của Bảo Đại, có ghi chú của Edgar Mowrer về bức tranh ở mặt sau tấm thiếp.

Với một xuất sứ rõ ràng và sang trọng như vậy, bức tranh đã có giá khởi điểm lên tới nửa triệu đô la. Và nhiều hy vọng đã được đặt vào với bức sơn mài của Phạm Hậu, sẽ phá kỷ lục bức "Chân dung cô Phượng" của Mai Trung Thứ, vừa được đấu giá thành công 3,1 triệu USD.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Lý Đợi cho rằng, về xuất xứ của bức tranh thì tuyệt vời, nhưng về giá bán, mức này sẽ không có nhiều người dám đấu. Chưa nói, với mức giá khởi điểm cao như vậy, người mua có thể tìm được các bức khác của Phạm Hậu, giá rẻ hơn. Do vậy, nhà nghiên cứu Lý Đợi dự đoán bức tranh sẽ được mua với giá 1 đến 1,2 triệu USD sau thuế và phí.

Nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi hiện đang sống ở Pháp cũng cho rằng, bức tranh này không thể qua mặt được bức "Chân dung cô Phượng" của Mai Trung Thứ. Vì bức tranh nhìn chung rất đẹp, nhưng không thoát khỏi nét đẹp đã thấy từ những bức khác của Phạm Hậu. Giá trị bức tranh này chính là nằm ở xuất xứ của tác phẩm. Nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi hy vọng, bức tranh sẽ được mua với mức hơn 1 triệu đô sau thuế và phí.

Dù vậy, vẫn có không ít ý kiến cho rằng, bức tranh từng thuộc sở hữu của vua Bảo Đại nên mức giá sẽ được đẩy lên cao hơn giá của các nhà nghiên cứu đưa ra. Vì vậy, các họa sĩ và giới phê bình đang dõi theo phiên đấu giá này và hy vọng, bức tranh sẽ tạo nên bất ngờ trên sàn quốc tế.

Uống Trà Thôi
Theo anninhthudo.vn
Bức tranh từng thuộc sở hữu của vua Bảo Đại sẽ tạo ra bất ngờ với giới sưu tầm?Một trích đoạn của bức sơn mài "Hoàng hôn vàng trên vịnh Hạ Long"
Bức tranh từng thuộc sở hữu của vua Bảo Đại sẽ tạo ra bất ngờ với giới sưu tầm?Các chi tiết của bức bình phong “Hoàng hôn vàng trên Vịnh Hạ Long”
0 0 6,215 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Tranh thảm: Nghệ Thuật Vàng của Thời Hoàng Kim
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3105 13:28, 30/12/2023
0 0 2,956 0.0
Khi nghĩ về thời kỳ Phục hưng, trước tiên, bạn có thể nghĩ đến Michelangelo, Da Vinci, cũng có thể là Tỷ Lệ Vàng và một thành phố Florence. Nhưng có thể bạn không biết, rằng chính các nghệ nhân phương Bắc theo nhiều cách khác nhau đã đặt ra một tiêu chuẩn mà người anh em Nam Âu của họ khao khát và mong muốn có ...
10 tranh đắt nhất thế giới trong năm
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3102 09:40, 27/12/2023
0 0 2,994 0.0
Tranh người tình của Picasso giá 139,4 triệu USD, "Quý cô cầm quạt" của Gustav Klimt đạt hơn 108 triệu USD, là những tác phẩm đắt nhất năm nay.

Theo thống kê từ trang web nghệ thuật Artsy, dẫn đầu các tác phẩm triệu USD năm 2023 là Femme à la Montre (Cô gái đeo đồng hồ) của danh họa Picasso. Tranh được gõ búa 139,4 triệu ...
8 nghệ sĩ Ý thay đổi thế giới
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3093 14:20, 24/12/2023
0 0 3,363 0.0
Bán đảo Italia từ lâu đã là vùng đất của nghệ thuật. Cặp mắt tinh tế của các họa sĩ trong khung cảnh thanh bình đã tạo nên một nền nghệ thuật phồn vinh. Ngoài ra, những nhà tài trợ giàu có với tiêu chuẩn khắt khe đã kết nối uy tín và quyền lực của họ với nghệ thuật.

Không nơi nào khác mà nghệ thuật ...
Hội hoạ Truyền thống phương Đông (P6): Ý nghĩa sâu xa của ‘Tranh vẽ như người'
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3082 13:14, 20/12/2023
0 0 2,745 0.0
Cá nhân, đạo đức và nghệ thuật, đó là ba nhân tố tạo nên nội tại của một bức “tranh cũng như người", và trong đó, đạo đức chiếm vai trò tuyệt đối, là thước đo và là chỉ đạo cho nhân phẩm và hoạ phẩm. Nhân phẩm cao thấp sẽ quyết định cảnh giới nội hàm của hội họa đó là cao hay thấp, nội hàm ...
Hội hoạ Truyền thống phương Đông (P5): Tranh cũng như người
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3074 14:24, 17/12/2023
1 0 3,055 0.0
Đổi một góc nhìn khác mà nói, khi quan niệm về thẩm mỹ phổ thông của con người xuất hiện sự sai lệch, coi cái không đẹp thành đẹp, thì đó cũng là lúc quan niệm đạo đức của nhân loại bắt đầu trượt dốc.

Từ xưa con người đã tin rằng, giữa hoạ phẩm và nhân phẩm là có mối liên quan với nhau. Nhưng quan ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!