/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Trịnh Công Sơn và hành trình tôi tìm lại tôi trong hội họa

1377 09:17, 16/11/2021
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Trịnh Công Sơn và hành trình tôi tìm lại tôi trong hội họaChân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn do Giang Phong vẽ.
"Tôi đã đi tìm tôi trong âm nhạc, thi ca. Chưa thấy đủ khuôn mặt của mình. Và, tôi đã cố gắng rẽ về phía hội họa, tiếp tục lên đường, để tìm lại tôi". (Trịnh Công Sơn)

Nói Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ, có lẽ điều đó mới chỉ đúng một nửa. Bởi trên và trước, Trịnh còn là một thi sĩ tự trong cội nguồn bản chất, với cách thế ngôn ngữ vi diệu. Cho nên, nếu có ai bảo, đối với Trịnh Công Sơn, thi ca, hội họa hay âm nhạc cũng chỉ là một, đích thị người đó đã dịch đúng cội nguồn của sự sáng tạo nơi Trịnh.

Tôi chọn cho mình việc tìm hiểu hội họa Trịnh Công Sơn, ngõ hầu bước vào thế giới nghệ thuật của con người tài hoa này, cũng đã là sự liều. Vì hai lẽ: Một, ánh hào quang Trịnh để lại quá lớn, nên rất khó tiếp cận. Hai, những tài năng siêu việt đều mắc phải chứng "phi lý" bất khả tương nghị và ở đây Trịnh Công Sơn cũng không là ngoại lệ. Hơn nữa, mọi tinh anh dường như Trịnh đều phổ hoang cả vào âm nhạc, thơ văn; còn hội họa, theo tôi, chỉ là chút dư vang trong một tâm thức duy mỹ phổ quát. Tuy nhiên, vì là người tài nên Trịnh vẫn phả được tiếng nói hình sắc của mình vào giữa phôi pha cõi đời, dẫu nó như một sự "lạc phách" đáng yêu mà con chim họa mi Trịnh Công Sơn đã có lần đậu xuống trong xanh thẳm những cung bậc cảm thức.

Thành công của Trịnh Công Sơn hẳn nhiên không phải là hội họa, nhưng chính hội họa lại góp phần hiển lộ tính chất đa tài ở Trịnh Công Sơn. Và cũng chính hội họa (cùng với âm nhạc, văn thơ) đã cho ta thấy sự nhất quán trong tư duy nghệ thuật Trịnh: người luôn hiện sinh trong ánh hồi quang của chiếc bóng trăm năm. Vì vậy, hội họa Trịnh Công Sơn có khi là nét vờn lơi lả, lúc thảng thốt âu lo của tiếng vọng từ quy xa xăm, lắm lúc lại bồng phiêu trôi dạt; và, có khi đầy ưu nhã, tơ vương...

Sinh thời Trịnh nói về niềm đam mê của mình: "Vẽ đối với tôi là một niềm đam mê đặc biệt. Đã đụng màu vào toile là không dứt ra được, màu này kêu gọi màu khác…". Trịnh Công Sơn tiếp: "Cái niềm say mê vẽ cuốn hút tôi như một con nước xoáy. Không thể đừng, không thể dứt ra được". Vọng vang từ một tâm thức siêu hình đằm thắm: "Tâm hồn tôi đang như là một ngôi nhà mà hội họa, âm nhạc và thi ca chỉ là thời tiết mùa màng đổi thay của một sự sống đang trú ngụ ở trong đó", Trịnh thổ lộ.

Cũng như âm nhạc và văn thơ, cuộc phiêu du hội họa của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một cuộc phiêu du bay ra ngoài vòng thực tại, khi ông vẽ tức là tự khai phá, tự thức dậy, là tìm về nguồn sáng hiện hữu bên trong lòng mình để cân bằng, giải thoát khỏi những tồn sinh thế tục. Với Trịnh Công Sơn, đường nét hay màu sắc chỉ như đôi cánh mang tâm hồn ông trở về cố quận, nơi giọt sương đầu nguồn còn đọng lại thuần khiết, tinh trong. "Có những chuyện đời nói bằng văn thơ, có lúc phải diễn đạt bằng ca khúc và có lúc phải vẽ mới nói hết những điều mình mang đến cho anh em quanh cuộc sống của mình", Trịnh Công Sơn chia sẻ.

Hành vi sáng tạo hội họa ở Trịnh Công Sơn như một ước vọng nguyên sơ, tinh tuyến, niềm phúc lạc chân như đã phôi pha theo hiện thể, tự ngã và thời gian. Sống sương khói, viết sương khói, vẽ sương khói- là tất cả những gì toát ra từ bản thể Trịnh. Nếu sự nhạy cảm với tính chất hữu hạn của đời người theo quy luật sinh - lão - bệnh - tử trong dâu bể vô thường đã làm nên phong cách âm nhạc Trịnh Công Sơn một mình một cõi bằng những ca từ đầy chất thơ, triết lý, kết hợp cùng các khúc thức giản dị thì chút ít mỏng manh thủy tinh nơi hội họa lại là tiếng nói khác của Trịnh Công Sơn, cũng đầy chất duy mỹ, phiêu linh. Tiếc rằng, sự mong manh đáng yêu rất Trịnh đó lại không nhiều. Do vậy, việc đến với hội họa Trịnh Công Sơn ở tôi, không nhằm mục đích thưởng lãm hay luận bàn về những khai sáng trong bút pháp, màu sắc, bố cục, hoặc kỹ năng dựng hình..., bởi theo quan niệm của ông: "Thông điệp mỗi người đều có một cách riêng và một lý do riêng khi đến với nghệ thuật. Cánh cửa mở ra, chúng ta bước vào. Có những cánh cửa rộng hẹp không đều nhau. Có những cách nhìn và lòng đam mê không giống nhau. Và làm sao có thể giống nhau khi bản chất của nghệ thuật là đòi hỏi miên man cái muôn hình vạn trạng…".

Rõ hơn, vì một lẽ khác: Trịnh không đánh cược đời mình cho hội họa, mà chỉ vì nhu cầu tự thân, đôi lúc Trịnh Công Sơn cảm thấy ca khúc chưa nói hết thì đây cũng là cách làm đáng yêu của người nghệ sĩ lớn; và cũng là cách để Trịnh di dưỡng tinh thần sau cuộc vật vã cho một ca khúc ra đời, hoặc thai nghén cho một ca khúc mới. Nhưng tôi muốn thông qua hình sắc Trịnh, để nhận biết cái ám ảnh vô thức xuyên suốt hành trình sáng tạo của con người lừng danh này, từ ca khúc cho đến hội họa là gì? Rồi tôi nhận ra hình sắc ở đây cũng phiêu phất, đầy sương khói như một vọng thể chới với của kiếp người trong bể khổ trầm luân, mà hơn một lần Trịnh Công Sơn đã hắt cái bóng sáng ưu tư đó xuống các ca khúc của mình. Chính cái ưu tư thấm đượm tinh thần Phật giáo trước thân phận kiếp người đã làm nên tên tuổi Trịnh và Trịnh Công Sơn trở thành người hát rong qua mọi thời đại cũng vì lẽ ấy.

Cái hay của âm nhạc du ca là qua nó người ta tìm thấy được sự sẻ chia, tì vịn trong việc tự ru mình để rồi thiêm thiếp đi qua những vực bờ và tồn tại. Nói cách khác, qua âm nhạc du ca, con người thức ngộ: cuộc sống của con người là một cuộc tiếp biến khổ đau, nhưng qua đau khổ, con người nhận chân cái đẹp và sự cứu rỗi cho chính bản thân mình cùng những kinh nghiệm sống bi thiết, để tự đối mặt và đi đến cùng đích một cách quả cảm cái thân phận làm người khốn nạn mà hào hoa. Do đó, nhiều người bảo, hành trình âm nhạc của Trịnh Công Sơn là một hành trình đi từ địa phủ đến địa đàng. Ngẫm kỹ cũng thật chí lý. Còn hội họa chính là sự thể nhập cái "phi lý" bất khả tương nghị nơi tài năng lớn Trịnh Công Sơn.

Uống Trà Thôi
Theo cadn.com.vn
Trịnh Công Sơn và hành trình tôi tìm lại tôi trong hội họaCa sĩ Hồng Nhung và một bóng hồng khác qua nét vẽ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
0 0 6,027 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Nhành hoa hé lộ mối nguy của người mẫu trong bức tranh ‘Tháng sáu cháy bỏng’
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3217 08:55, 11/03/2024
1 0 2,695 0.0
Người mẫu nằm ngủ trưa ngỡ đang được thư giãn nhưng họa sĩ Frederic Leighton dường như gửi gắm một cảnh báo ngầm phía sau.

Khi Frederic Leighton trưng bày bức Tháng sáu cháy bỏng vào năm 1895 tại Học viện Nghệ thuật Hoàng gia Anh ở London, các nhà phê bình đánh giá đây là một trong những tác phẩm xuất sắc của ...
Kinh thành nhà Thanh dưới thời Càn Long
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3211 09:38, 07/03/2024
0 0 2,434 0.0
Tranh của họa sĩ cung đình ghi lại cảnh Càn Long thỉnh an mẫu hậu, đại thần vào cung, phố mua sắm.

Bức "Kinh sư sinh xuân thi ý" (Ý thơ ở kinh thành khi xuân tới) của Từ Dương hiện được triển lãm tại Bảo tàng Cố Cung, Bắc Kinh. Tranh lụa hoàn thành mùa xuân năm 1767, chiều dọc 256 cm, chiều ngang 233 cm. Theo DPM, tác ...
Tranh Kim Hoàng – sự hồi sinh một dòng tranh dân gian
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3206 08:56, 04/03/2024
0 0 2,602 0.0
Tranh dân gian miền Bắc, nếu thiếu đi tranh Kim Hoàng, sẽ thiếu đi một nốt nhạc hay trong bản nhạc, cũng thiếu đi một vị lạ trong ngũ vị, và thiếu đi một màu độc đáo trong phổ màu.

Làng Kim Hoàng (Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội) từng là một làng quê nổi tiếng với nghề làm tranh, nhưng không may trong một trận lụt ...
Lý giải dòng chữ kỳ quặc trong bức tranh ‘Tiếng thét’ nổi tiếng toàn cầu
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3203 09:44, 29/02/2024
0 0 2,536 0.0
Ở góc trên bên trái của bức tranh ‘Tiếng thét’ do Edvard Munch sáng tác là dòng chữ “Chỉ có thể do một kẻ điên vẽ!”.

Bức tranh Tiếng thét năm 1893 của Edvard Munch đã có tác động lớn đến văn hóa đại chúng, từng gợi cảm hứng cho các bộ phim như Ở nhà một mình hay Tiếng thét.

Đây vẫn là một trong những ...
Thanh minh thượng hà đồ - Bức tranh được mệnh danh Mona Lisa của Trung Quốc
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3200 08:25, 26/02/2024
1 0 2,407 0.0
Bức tranh "Thanh minh thượng hà đồ" cổ xưa dài hơn 5 mét là một trong những báu vật quý giá nhất của Trung Quốc.

Theo Ancient Origins, bức tranh "Thanh minh thượng hà đồ" hay "tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết Thanh minh" là một trong những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất của Trung Quốc, vào thế kỷ thứ 12. Nó mô tả ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!