/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Nghệ thuật đun nước pha trà

1386 09:52, 20/11/2021
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Nghệ thuật đun nước pha trà
Lục Vũ - người được mệnh danh là thánh trà Trung Quốc, cũng là tác giả của cuốn Trà kinh nổi tiếng từng viết “Nước là bạn của trà, lửa là thầy của trà. Pha trà suy cho cùng là đun nước sôi đổ vào trà chờ trà ngấm rồi uống. Thế nhưng việc tưởng chừng như đơn giản ấy lại đáng để người ta học cả đời.” Đun nước pha trà thế nào cho phù hợp với từng loại trà là điều đáng lưu tâm với những người uống trà.

Ngày xưa, người ta đun nước bằng bếp củi. chọn củi tốt nhất và khô để lửa ít khói nhất, ấm nước phải được đậy kín để không bị ám khói từ củi. Trà quý đến mấy mà nước ám mùi lạ thì không thể ngon. “Củi đun phải lựa chọn gỗ chắc không xốp, không nặng mùi. Củi tốt phải dùng cây ở núi bị che khuất mặt trời, loại cây ở núi có nắng mặt trời thường xốp khi đốt nhiều khói.” (Nghệ thuật đun nước pha trà - Ngang dọc đường trà).

Với nhiều người sành trà, cồn hoặc than là lựa chọn số một. Bởi không khói không mùi. Than được dùng thường là loại than làm từ vỏ dừa cháy đượm lại không khói. Còn cồn thì có thể dùng cồn nước hoặc cồn khô đều tốt. Hiện tại, bếp điện hay bình siêu tốc được sử dụng rộng rãi bởi sự tiện lợi và nhanh gọn. Đun nước pha trà đạt với nhiệt độ phù hợp với từng loại trà thì trà mới đượm hương đượm vị.

Mỗi loại trà có một mức nhiệt độ “đúng”. Khi trà được pha, tanin, axit amin và các hợp chất hương vị được giải phóng khỏi lá.

Tất nhiên pha trà phải dùng nước nóng, nhưng nóng bao nhiêu thì mỗi loại trà lại thích hợp với một nhiệt độ khác nhau. Nước vừa sôi chỉ phù hợp với trà đen hoặc trà ô long già. Nó cần nhiệt độ cao để phá vỡ các kết cấu và phát tán hương vị. Một số loại trà cần ít nhiệt hơn, trong khi những loại khác lại cần nhiều hơn để tối đa hóa các đặc tính đặc biệt của chúng. Pha ở nhiệt độ nước tối ưu cho mỗi loại trà cho phép các hợp chất được giải phóng một cách cân bằng và dẫn đến trà hương vị tuyệt vời.

Nhiệt độ nước quá nóng sẽ làm phân hủy tanin và phá hủy các hợp chất mong đợi trong trà. Nhiệt độ nước cũng có thể làm cháy các lá trà vốn nhạy cảm làm cho nước trà pha ra đắng chát, mất cân bằng. Đặc biệt là trà xanh và trà trắng càng dễ bị cháy khi tiếp xúc với nước nóng.

Mặc khác, bạn cũng không thể pha trà ở nhiệt độ nước quá lạnh. Các chất tương tự bị phá hủy trong nước quá nóng lại không thể hòa tan trong nước quá lạnh. Trà pha ra chắc chắn sẽ thiếu cân bằng và đơn giản là không có nhiều hương vị. Một thời gian ngâm lâu hơn có thể bù đắp, nhưng chỉ một chút.

Nước quá nóng sẽ làm trà bị “cháy”, làm cho trà bị đắng chát và mất đi các hương vị tinh tế. Nhưng nước quá nguội cũng sẽ làm hương vị trà yếu đi rất nhiều vì các hợp chất trong trà không được hòa tan.

Trà xanh cần nhiệt độ nước từ 75 - 85 độ C, trà ô long cần nhiệt độ khoảng 90 độ C thì trà mới có hương vị tối ưu nhất. Nhiệt độ nước 100 độ C phù hợp cho trà phổ nhĩ và trà shan tuyết cổ thụ.Việc đun nước pha trà đạt chuẩn nhiệt độ đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm, chỉ có thể lĩnh hội bằng cách thực hành nhiều và cảm nhận riêng của từng người. Một cách để xác định nhiệt độ nước đạt đó là: khi nước sôi bọt nước nổi lên to như mắt cua là nhiệt độ nước tầm 80 độ C, còn nước đun sôi 100 độ để vài phút thì nhiệt độ giảm còn 90 độ. Tuy đây không phải là cách chính thống về cách xác định nhiệt độ nước nhưng có thể áp dụng cho mọi người.

Nhiệt độ của nước pha trà ảnh hưởng trực tiếp đến độ ngọt của tách trà. Tùy vào nhiệt độ nước sẽ có độ tan các chất của lá trà khác nhau từ đó tạo nên hương vị trà khác nhau.

Uống Trà Thôi
Theo tạp chí kinh tế
0 0 7,774 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Những tiêu chí để đánh giá trà ngon
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2880 08:54, 22/09/2023
3 0 5,196 9.0
Để có thể đánh giá một loại trà ngon hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả khẩu vị của người thưởng thức. Trong quyển sách “Phác họa Danh trà Việt Nam”, tác giả đã nêu lên 5 tiêu chí đánh giá trà ngon bao gồm: Hình – Sắc – Hương – Vị – Hóa.

Trên thế giới, có vô số loại trà ...
Vì sao trà quý đắt tiền thường có hương vị nhẹ
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2873 09:18, 19/09/2023
4 0 3,752 0.0
Một số người quen uống trà mạn có vị đậm đà và cho đó là trà tốt, còn trà hương vị nhẹ nhàng, cảm nhận ở hậu vị là vô giá trị. Tuy nhiên, đánh giá một loại trà ngon thực sự lại dựa vào sự "đầy đặn" và êm dịu cùng với dư vị ngọt ngào của nước trà, đó mới là giá trị thực sự.

Tại sao trà ...
Lễ tiết “rượu đầy trà vơi”: Văn hóa ứng xử tinh tế của người xưa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2865 08:59, 15/09/2023
2 0 4,308 10.0
Từ xưa đến nay, trong văn hóa của người phương Đông, uống trà và mời trà là một nét đẹp truyền thống. Việc rót đồ uống mời khách tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại ẩn chứa nhiều quy tắc và ý nghĩa. Trong đó, nguyên tắc “rượu đầy trà vơi” là một nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ ngàn xưa.

- ...
Trà - Ngũ hành và dưỡng sinh, dưỡng tâm
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2859 08:34, 12/09/2023
1 0 3,538 0.0
Từ xa xưa, trà đã được coi là một thức uống tinh túy của thiên nhiên, mang nhiều công dụng đối với sức khỏe và tinh thần con người. Trong văn hóa Trung Hoa, trà còn được xem là một loại dược liệu quý, có thể sử dụng để dưỡng sinh, dưỡng tâm.

- Ngũ hành và trà

Theo học thuyết Ngũ hành, vạn vật trong vũ ...
Trà chiều – Thú vui mới trong cuộc sống
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2849 08:38, 08/09/2023
2 0 3,606 9.5
Văn hóa thưởng thức trà chiều này du nhập vào Việt Nam đã tạo nên một trào lưu mới trong giới trẻ. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về văn hóa uống trà chiều của người Việt nhé!

Trà chiều là một nghi thức ẩm thực truyền thống bắt nguồn từ Anh vào đầu những năm 1840. Đó là một bữa ăn nhỏ ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!