/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Nghệ thuật đun nước pha trà

1386 09:52, 20/11/2021
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Nghệ thuật đun nước pha trà
Lục Vũ - người được mệnh danh là thánh trà Trung Quốc, cũng là tác giả của cuốn Trà kinh nổi tiếng từng viết “Nước là bạn của trà, lửa là thầy của trà. Pha trà suy cho cùng là đun nước sôi đổ vào trà chờ trà ngấm rồi uống. Thế nhưng việc tưởng chừng như đơn giản ấy lại đáng để người ta học cả đời.” Đun nước pha trà thế nào cho phù hợp với từng loại trà là điều đáng lưu tâm với những người uống trà.

Ngày xưa, người ta đun nước bằng bếp củi. chọn củi tốt nhất và khô để lửa ít khói nhất, ấm nước phải được đậy kín để không bị ám khói từ củi. Trà quý đến mấy mà nước ám mùi lạ thì không thể ngon. “Củi đun phải lựa chọn gỗ chắc không xốp, không nặng mùi. Củi tốt phải dùng cây ở núi bị che khuất mặt trời, loại cây ở núi có nắng mặt trời thường xốp khi đốt nhiều khói.” (Nghệ thuật đun nước pha trà - Ngang dọc đường trà).

Với nhiều người sành trà, cồn hoặc than là lựa chọn số một. Bởi không khói không mùi. Than được dùng thường là loại than làm từ vỏ dừa cháy đượm lại không khói. Còn cồn thì có thể dùng cồn nước hoặc cồn khô đều tốt. Hiện tại, bếp điện hay bình siêu tốc được sử dụng rộng rãi bởi sự tiện lợi và nhanh gọn. Đun nước pha trà đạt với nhiệt độ phù hợp với từng loại trà thì trà mới đượm hương đượm vị.

Mỗi loại trà có một mức nhiệt độ “đúng”. Khi trà được pha, tanin, axit amin và các hợp chất hương vị được giải phóng khỏi lá.

Tất nhiên pha trà phải dùng nước nóng, nhưng nóng bao nhiêu thì mỗi loại trà lại thích hợp với một nhiệt độ khác nhau. Nước vừa sôi chỉ phù hợp với trà đen hoặc trà ô long già. Nó cần nhiệt độ cao để phá vỡ các kết cấu và phát tán hương vị. Một số loại trà cần ít nhiệt hơn, trong khi những loại khác lại cần nhiều hơn để tối đa hóa các đặc tính đặc biệt của chúng. Pha ở nhiệt độ nước tối ưu cho mỗi loại trà cho phép các hợp chất được giải phóng một cách cân bằng và dẫn đến trà hương vị tuyệt vời.

Nhiệt độ nước quá nóng sẽ làm phân hủy tanin và phá hủy các hợp chất mong đợi trong trà. Nhiệt độ nước cũng có thể làm cháy các lá trà vốn nhạy cảm làm cho nước trà pha ra đắng chát, mất cân bằng. Đặc biệt là trà xanh và trà trắng càng dễ bị cháy khi tiếp xúc với nước nóng.

Mặc khác, bạn cũng không thể pha trà ở nhiệt độ nước quá lạnh. Các chất tương tự bị phá hủy trong nước quá nóng lại không thể hòa tan trong nước quá lạnh. Trà pha ra chắc chắn sẽ thiếu cân bằng và đơn giản là không có nhiều hương vị. Một thời gian ngâm lâu hơn có thể bù đắp, nhưng chỉ một chút.

Nước quá nóng sẽ làm trà bị “cháy”, làm cho trà bị đắng chát và mất đi các hương vị tinh tế. Nhưng nước quá nguội cũng sẽ làm hương vị trà yếu đi rất nhiều vì các hợp chất trong trà không được hòa tan.

Trà xanh cần nhiệt độ nước từ 75 - 85 độ C, trà ô long cần nhiệt độ khoảng 90 độ C thì trà mới có hương vị tối ưu nhất. Nhiệt độ nước 100 độ C phù hợp cho trà phổ nhĩ và trà shan tuyết cổ thụ.Việc đun nước pha trà đạt chuẩn nhiệt độ đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm, chỉ có thể lĩnh hội bằng cách thực hành nhiều và cảm nhận riêng của từng người. Một cách để xác định nhiệt độ nước đạt đó là: khi nước sôi bọt nước nổi lên to như mắt cua là nhiệt độ nước tầm 80 độ C, còn nước đun sôi 100 độ để vài phút thì nhiệt độ giảm còn 90 độ. Tuy đây không phải là cách chính thống về cách xác định nhiệt độ nước nhưng có thể áp dụng cho mọi người.

Nhiệt độ của nước pha trà ảnh hưởng trực tiếp đến độ ngọt của tách trà. Tùy vào nhiệt độ nước sẽ có độ tan các chất của lá trà khác nhau từ đó tạo nên hương vị trà khác nhau.

Uống Trà Thôi
Theo tạp chí kinh tế
0 0 9,121 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Thành phố hơn 200 năm văn hóa trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3517 20:55, 19/10/2024
0 0 1,641 0.0
Bên cạnh một số vùng sản xuất trà nổi tiếng nhất ở Nhật Bản như Kyoto, Shizuoka, Kagoshima…, Matsue - thủ phủ của tỉnh Shimane - cũng được chú ý không kém với văn hóa trà, tập trung vào matcha (trà xanh dạng bột) và wagashi (bánh kẹo truyền thống của Nhật Bản).

Văn hóa trà của Matsue đã trở nên nổi tiếng hơn ...
Khám phá bí mật của enzyme và hương thơm trong trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3512 07:05, 17/10/2024
0 0 1,531 0.0
Enzyme trong trà đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra hương thơm và hương vị độc đáo. Hiểu về enzyme giúp khám phá những bí mật của trà, từ màu sắc, hương vị đến lợi ích sức khỏe, mang lại trải nghiệm thưởng thức tinh tế hơn.

Trà không chỉ là một thức uống quen thuộc trên khắp thế giới mà còn ...
Teapresso - Cuộc cách mạng trong văn hóa thưởng trà hiện đại
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3503 10:34, 11/10/2024
0 0 1,921 0.0
Trong thế giới đồ uống sôi động, Teapresso nổi lên như một làn gió mới, thổi hồn vào văn hóa thưởng trà truyền thống. Với công nghệ pha chế hiện đại, Teapresso không chỉ đơn thuần là một phương thức pha trà mới mà còn là sự kết hợp tinh tế giữa truyền thống và hiện đại, mang đến những trải nghiệm ...
Lá trà và hồn Việt: Hành trình văn hóa ngàn năm
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3499 08:20, 07/10/2024
0 0 3,623 0.0
Trong dòng chảy lịch sử và văn hóa Việt Nam, thưởng trà không chỉ đơn thuần là một thức uống mà đã trở thành biểu tượng tinh thần, phản ánh phong tục và tính cách của người Việt. Trải qua hàng ngàn năm, trà đã gắn bó mật thiết với đời sống dân tộc, chứa đựng những giá trị văn hóa tinh thần sâu sắc ...
Triết lý nhân sinh sâu sắc từ câu chuyện thưởng trà của 2 người bạn già
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3488 09:05, 30/09/2024
1 0 1,789 0.0
Hai câu chuyện về thưởng trà dưới đây sẽ giúp mỗi người trong chúng ta lĩnh ngộ được những triết lý nhân sinh sâu sắc và ý nghĩa ở đời.

- Ngẫm chuyện pha trà ra triết lý nhân sinh

Trong một lần rảnh rỗi, có hai vị cao nhân ngồi uống trà với nhau. Nhìn bạn trà cặm cụi pha nước, người này hỏi:

"Ngài cảm ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!