/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Nguồn gốc trà đạo

1401 09:22, 26/11/2021
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Nguồn gốc trà đạo
Trà đạo là sự kết hợp thú uống trà với tinh thần Thiền trong Phật giáo để nâng cao việc thưởng thức trà và dần phát triển thành nghệ thuật Trà đạo.

Con đường của trà đến tên gọi trà đạo

Trà bước vào cuộc sống con người nơi xứ sở hoa anh đào từ đầu thế kỉ thứ 12. Tương truyền rằng, vị cao tăng tên Eisai (1141-1215), sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai này đã sáng tác ra cuốn “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký” (Kissa Yojoki), nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà. Trà gắn bó thân thiết với cuộc sống của mỗi gia đình người Nhật. Đến thế kỷ 15 người Nhật đã tôn vinh trà vào hàng tôn giáo thẩm mỹ học, nó được xây dựng dựa trên nền tảng của sự sùng bái cái đẹp, sự kết hợp hài hòa giữa cái lặng lẽ với những hỗn độn xấu xa của đời thường. Nó được người ta gọi với một cái tên rất tín ngưỡng :Trà đạo. Trà đạo được hình thành từ đó và mang tên gọi như thế cho đến bây giờ.

Người Trung Quốc cách đây 4000 năm đã có truyền thuyết về cách đun lá trà để uống nhằm giải khát rồi đến chữa bệnh. Đến khoảng thế kỷ thứ 8, các thi nhân Trung Hoa tô điểm và mang trà vào thi ca. Với nhiều người thời kỳ đó, trà là thú vui tao nhã thậm chí thiếu trà thì cuộc sống chẳng mấy thú vị.

Phải chăng vì lẽ đó mà trà dần đạt đến cảnh giới gọi là “trà đạo” như bây giờ. ‘Trà đạo Trung Hoa’, ‘Trà đạo Nhật Bản’, ‘Trà đạo Việt Nam’…. đều được khơi nguồn từ “trà đạo” của xứ sở hoa anh đào.

Nghệ thuật thưởng thức trà đạo nói chung được nhiều người yêu thích bởi sự tinh tế. Trà đạo không chỉ hiểu đơn giản là thưởng thức trà mà thay vào đó nó còn là cách để người ta gạt đi mọi sự ưu phiền trong cuộc sống, tạo cảm giác an yên cho tâm hồn.

Ý nghĩa của trà đạo

Uống trà ban đầu chỉ bắt nguồn từ công đoạn đơn giản là cho nước vào trà nhằm giải khát. Dần dà người ta chuyển tiếp bằng cách học pha và uống trà, rồi nghi thức thưởng trà cho đến lúc đúc kết thành trà đạo. Đây là một tiến trình không ngừng nghỉ mà cái đích cuối cùng con người muốn tới đó là biến uống trà trở thành một nét đẹp cho tâm hồn thư thả. Hiển nhiên ở đây trà đạo không đơn thuần là con đường, là phép tắc uống trà mà trên hết là một đường dẫn hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn. Trước tiên, uống trà hòa mình với thiên nhiên, để từ đây tu sửa tâm, nuôi dưỡng tính và đạt tới giác ngộ.

Nói đến trà đạo, chính là nói đến trạng thái của ‘tâm’, diễn biến của tâm lí của con người khi uống trà.

Đỉnh cao của trà đạo, cũng giống như đỉnh cao của kiếm đạo, cung đạo, hoa đạo, thư đạo,…Đó là tình trạng tâm hoàn toàn buông để vô tư hòa nhập vào sự việc một cách trọn vẹn nhất, thuần khiết nhất. Trà đạo rất tinh tế, vì bản thân nó đã toát lên sự tiện nghi trong sự giản dị. Bất kì ai ngồi thanh thản bên chén trà cũng đều hiện lên nét thư thái phóng khoáng, dù kẻ đó có là ông vua hay gã ăn mày đầu đường xó chợ.

Một ý nghĩa quan trọng nữa của trà đạo, chính là mang lại sự bình yên, thanh thản cho người uống trà, sự êm dịu của tâm hồn và sự khỏe mạnh của thể xác. Tóm lại, Trà Đạo giúp con người nhận ra những bất an và ổn định lại trạng thái bất an một cách nhanh nhất. Ngồi vào bàn trà mà tâm nôn nóng, suy nghĩ lăng xăng chắc chắn sẽ khó mà cảm nhận trọn vẹn hương vị của trà.

Một điều cũng đáng lưu ý nữa, nếu ở các môn nghệ thuật khác như kiếm đạo, thư đạo đều cùng phải dụng tâm, dụng ý, tập trung tinh thần cao độ, mà không có một trở lực nào thúc đẩy, thì các loại trà đều có khả năng làm cho người thưởng trà tỉnh táo hơn bởi nhờ vào những dược tính của trà.

Bốn nguyên tắc cơ bản của trà đạo bao gồm Hòa – Kính – Thanh – Tịch. Cụ thể các nguyên tắc này được hiểu như sau:

Hòa: Đây chính là sự hài hòa trong tất cả các yếu tố khi ngồi thưởng trà. Hài hòa giữa đất và trời, giữa người với người….

Kính: Đây được xem là sự kính trọng của người thưởng trà với các sự vật khác nhau, giữa người với người. Sự kính trọng này đạt đến cảnh giới khi mọi sự hòa hợp với nhau ở đỉnh điểm.

Thanh: Là lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh.

Tịch: Đây được hiểu là lòng thanh thản, sự nhẹ nhàng không vướng bận ưu phiền khi thưởng trà.

Trà đào được xem là một nghệ thuật, bởi nó cần có sự hài hòa về tất cả các yếu tố.

Uống Trà Thôi
Theo tạp chí kinh tế
1 0 7,775 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Những cây chè cổ thụ - Biểu tượng của sức sống bền bỉ
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3571 21:02, 17/11/2024
0 0 1,203 0.0
Nằm giữa những dãy núi hùng vĩ, quanh năm được bao bọc và chìm đắm trong sương sớm, thảm thực vật nơi vùng cao phát triển rất phong phú và đa dạng. Trong lớp rừng đó, những cây chè cổ thụ đã sinh trưởng hàng trăm năm, thậm chí có cây lên đến cả nghìn năm tuổi, trở thành biểu tượng của sức sống bền bỉ ...
Chè chén: Nét đẹp văn hóa giữa lòng Hà Nội mùa đông
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3563 07:08, 11/11/2024
0 0 1,011 0.0
Vào những ngày đông lạnh giá, chè chén vỉa hè Hà Nội trở thành biểu tượng ấm áp, gần gũi của phố phường. Chén trà mộc mạc, giản dị không chỉ là thức uống mà còn là sợi dây kết nối con người, giữ vững nét đẹp văn hóa thủ đô.

Khi những cơn gió lạnh của mùa đông ùa về, Hà Nội chìm trong không khí ...
Quán trà bên đường
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3549 09:37, 04/11/2024
0 0 1,186 0.0
Có lần, tôi đi ngang rạp chiếu phim Casino Đakao trên đường Đinh Tiên Hoàng và bất giác nhìn sang bên kia lề đường để tìm một cây lam vồ lớn, có lẽ cùng tuổi với hàng cây dầu cao to già cả trăm năm trên đường Trần Quang Khải sát bên. Không có cây lớn nào đối diện rạp chiếu phim, chỉ có hàng cây mới được ...
Nghệ nhân gần 70 năm pha trà đạo Nhật Bản
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3544 09:58, 01/11/2024
0 0 1,138 0.0
Bà Sobin Koizumi học về trà đạo từ năm 6 tuổi và đã theo nghề gần 70 năm. Bậc thầy trà đạo hy vọng tiếp tục truyền bá nét văn hóa Nhật Bản này tới các thế hệ trẻ.

Ở tuổi gần 80, nghệ nhân trà đạo Sobin Koizumi vẫn nhớ như in lần đầu tiên tham gia buổi trà đạo của mình. Bà theo chân cha mẹ tới quán trà ...
Trà ủ lạnh: Thực phẩm có tính kiềm tốt cho sức khỏe
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3532 22:13, 26/10/2024
0 0 1,973 0.0
Trà ủ lạnh không chỉ mang đến hương vị thơm ngon và sảng khoái mà còn là lựa chọn tuyệt vời cho sức khỏe. Với nhiều khoáng chất và độ kiềm nhẹ, trà ủ lạnh giúp cân bằng pH, hỗ trợ tim mạch và trở thành thức uống giải khát lý tưởng cho mùa hè oi ả.

Trong những ngày hè oi ả, tìm kiếm một thức uống ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!