/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Chè chốt - Khí phách tinh thần người lính

1416 09:32, 02/12/2021
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Chè chốt - Khí phách tinh thần người lính
Chè chốt thể hiện sức sống mạnh mẽ mà quyết liệt như cây chè giữa bom đạn, cũng là tâm hồn lạc quan của người lính. Những người lính yêu vị đắng chát xen chút ngọt từ chồi non mọc ra trên cây trà cổ thụ bị đạn pháo oanh tạc. Chè chốt là chút bình yên mà người lính gom góp thời chiến, gợi nhắc về thời kỳ lịch sử khốc liệt.

Kí ức về chè chốt với hương thơm ngát, vị ngọt chát khiến người ta nhớ mãi, và bây giờ người ta vẫn đi tìm hương vị đó như đi về miền kỉ niệm.

Người ta truyền tai nhau câu chuyện về sự ra đời của thức uống mang cái tên “Chè chốt” để đến tận bây giờ nó vẫn mang một ý nghĩa rất đặc biệt.

Trong những năm tháng chiến tranh rất khốc liệt, bộ đội ta ở trên các điểm cao đã phát hiện những cây trà cổ thụ. Những khoảng thời gian rảnh và bình yên hiếm hoi của trận chiến, họ liền tranh thủ đi hái lá chè về chế biến, và từ đó làm nên một thức uống thượng hạng. Chọn những búp trà to, mập mạp của cây trà shan cổ thụ quanh năm sương trắng bao phủ, mọc ở trên cao điểm về sao sấy để uống.

Một người lính đặc công ở ở mặt trận Vị Xuyên kể rằng: “Ngày xưa cứ sương mù thì đi hái trà, tan sương là phải chui vào hầm không địch bắn chết. Vào hầm sao trà bằng vung xoong, vò từng tí một…”

Những cây chè cổ thụ với sức sống mãnh liệt trên cao điểm mang tinh chất ngọt lành của đất trời. Sau khi có được những búp chè ngon nhất của rừng núi thì họ lập tức sơ chế để giữ được sự tươi mới, thanh mát của từng búp chè. Đặc biệt trình độ và sự khéo léo của những người lính khi làm trà chốt rất cao. Búp chè sau khi được hái về thì liền sao bằng những nắp xoong nhôm hoặc bằng những chiếc mũ cối sắt đã được tháo quai. Mỗi một lần sao thì chỉ làm được vài lạng chè tươi, cho ra một nhúm trà khô vô cùng cầu kỳ.

Chè búp sẽ được sao kỹ, sau đó vò đều bằng tay. Tay vò chè phải thật vừa, nếu quá mạnh sẽ làm nát búp chè, nếu quá nhẹ thì chất trà không được ngon. Đặc biệt hơn cả là những người lính khi đó không dùng đũa để đảo sấy trà mà phải tự dùng tay cho vào chảo nóng đảo tròn đều bởi như thế trà sẽ được vò lần hai, đưa lại chất lượng trà tuyệt hảo nhất.

Thức trà ấy người lính vừa làm thức uống giải khát, giải khuây, vừa dành dụm gửi về làm quà cho gia đình. Bởi vì được hái, sao làm trên những cao điểm nên người ta gọi là “chè chốt” hay “chè lính”.

Thế mới thấy chè chốt là một trong những thức uống vô cùng đặc biệt. Nghe có vẻ lạ kỳ nhưng những cây chè có sức sống rất mãnh liệt. Bom đạn có giã xuống những cánh rừng bạt ngàn làm chết khô nhiều cây cổ thụ, thân cây chè đã bị chẻ làm đôi nhưng vẫn sống, thậm chí còn tiếp tục đơm cành, cho ra những búp chè tươi non mơn mởn hơn.

Chè chốt với câu chuyện về những anh bộ đội ngày đêm bám chốt "Sống bám đá, chết hoá đá, thành bất tử" ở chiến trường Vị Xuyên trên đỉnh Tây Côn Lĩnh xưa đã trở thành 1 huyền thoại. Để đến bây giờ bất kỳ ai nhắc đến chè chốt thì câu chuyện về những người lính kia như hiện ra trước mắt.

Uống Trà Thôi
Theo đời sống tiêu dùng
0 0 7,654 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

9 thuật ngữ trên bàn trà, không hiểu thì thiệt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3188 13:24, 17/02/2024
1 0 2,614 0.0
“Trà” là một trong những nét đặc trưng của văn hóa, đồng thời nó cũng mang nhiều nội hàm phong phú. Người xưa thích đãi khách bằng trà, một tách trà tưởng chừng như đơn giản lại bao hàm rất nhiều tri thức: Châm trà, phẩm trà, thiêm trà đều được chú trọng. (Rót trà, ngửi trà và nếm trà)

Bạn phải biết ...
LỤC VŨ PHA TRÀ
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3185 22:58, 15/02/2024
1 0 2,558 10.0
Hoàng đế Đại Tông của nhà Đường là người đam mê và thường xuyên thưởng trà, trong cung có những người pha trà rất giỏi. Nghe đồn nhà sư Tích Công ở Cánh Lăng là người có “nội công rất thâm hậu” về môn thưởng trà, nhưng chỉ uống trà do đệ tử là Lục Vũ pha, tuyệt không uống trà do người khác pha, ...
Cổ nhân dạy “Trà tam tửu tứ”: Ẩn chứa nhiều ý vị sâu xa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3181 22:58, 12/02/2024
0 0 2,906 0.0
Trà vốn là thức uống dùng để thưởng thức nên phải chia thành 3 ngụm, một hớp, hai hớp và ba hớp. Khi ba chén lần lượt được cất lên, một mặt sẽ phản ánh được sự dung hòa của văn hóa trà, mặt khác cũng phản ánh tinh thần khiêm tốn và kính trọng người cao tuổi, các bậc hiền đức từ lâu đời.

Từ trước ...
Lược Sử Của Trà (P6): Trà Thời Nhà Nguyên
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3178 23:22, 08/02/2024
0 0 2,551 0.0
Vào thời nhà Nguyên, văn hóa trà không phát triển quá nổi bật nhưng lại có ý nghĩa kết nối giữa hai thời đại phát triển quan trọng của trà, đó là thời Tống của quá khứ và thời Minh trong tương lai. Vào cuối thời nhà Nguyên, đã có sự xuất hiện của trà lá rời, cũng như sự hoàn thiện của phương pháp sản ...
Nguồn gốc cách đặt tên các loại trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3174 08:46, 06/02/2024
0 0 2,760 0.0
Theo những thống kê ban đầu thì cả thế giới có khoảng 3.000 giống và chi trà khác nhau. Thế nên tên của trà cũng muôn màu muôn vẻ. Có một số loại danh trà thì có cả một truyền thuyết hay câu chuyện lịch sử đằng sau cái tên, có loại thì cái tên đơn giản chỉ là mô tả ngoại hình hay nơi cây trà lớn lên. Tên ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!