/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tranh biếm họa không đơn thuần là những bức vẽ nguệch ngoạc, xấu xí và gây cười

1420 08:30, 04/12/2021
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Tranh biếm họa không đơn thuần là những bức vẽ nguệch ngoạc, xấu xí và gây cườiNhững bức vẽ của Leonardo Da Vinci.
Tranh biếm họa không chỉ gây cười mà còn có vai trò như những bình luận trực quan về xã hội và chính trị.

Tranh biếm họa bắt đầu nhen nhóm xuất hiện từ thời kỳ Phục hưng châu Âu. Phong trào văn hóa Phục hưng này đã tác động sâu sắc đến đời sống trí thức châu Âu thời bấy giờ. Các họa sĩ thường vẽ tranh chân dung, tranh minh họa một cách chân thực nhất có thể, càng “sao y bản mẫu” thì lại càng được đánh giá cao. Tuy nhiên, lẻ loi trong trào lưu ấy vẫn có những họa sĩ bắt đầu thấy hứng thú với nghệ thuật biếm họa.

Điển hình như Leonardo Da Vinci, ông bị mê hoặc bởi những đường nét kỳ lạ trên gương mặt và cơ thể của con người. Từ những năm 1490, ông đã liên tiếp vẽ những “bức họa nguệch ngoạc, xấu xí” về con người trong cuốn sổ tay của mình. Series tranh “Những chiếc đầu kỳ lạ” (grotesque heads) và nổi tiếng nhất là bức vẽ "Nghiên cứu tính cách 5 người" – một phiên bản cực đoan, thoát ra khỏi khuôn khổ những cái đẹp thời đó đã để lại giá trị không nhỏ.

Sau thời kỳ của Da Vinci, trong hàng trăm năm, các nghệ sĩ vẫn theo trào lưu vẽ chân dung tả thực với những chi tiết sống động như thật. Đến năm 1590, cặp anh em người Italy Annibale và Agostino Carracci đã tiếp nối sự phóng đại kỳ cục của vẽ tranh chân danh và bắt đầu tạo nên những khái niệm ban đầu cho dành tranh biếm họa.

Từ “tranh biếm họa” (caricature) xuất phát từ tiếng Italy gồm carico (tải) và caricare (phóng đại). Theo đó, biếm họa là nghệ thuật ghi lại chân dung một người nào đó, thông qua phương pháp không mang tính thuần túy truyền tải chân thực mà mang khía cạnh hài hước. Mục tiêu của nghệ sĩ là nhấn mạnh các đặc điểm cụ thể tạo nên sự độc đáo của một người.

Cặp anh em người Italy đã bắt đầu giới thiệu những khái niệm này tại Học viện Carracci ở Bologna và dần khiến biếm họa bắt đầu được định vị trong nghệ thuật của Italy. Tuy nhiên, phải đến những năm 1800, phong cách vẽ tranh biếm họa mới thực sự nở rộ trên khắp thế giới và trở thành một cách để các nghệ sĩ chế giễu các nhân vật của công chúng, các chính trị gia.

Ở Pháp thế kỷ 19, Charles Philipon - chủ nhân của tạp chí La Caricature, thường miêu tả Vua Louis-Philippe với khuôn mặt hình quả lê. Điều này khiến cho hoàng gia cực kỳ khó chịu vì nó mang nghĩa bóng ám chỉ đến chuyện tình dục. Một đạo luật liên quan đến quyền tự do báo chí và cấm tranh biếm họa được ban hành riêng tại Pháp để ngăn chặn vụ việc. Họa sĩ Honore Daumier chuyên vẽ tranh biếm họa chỉ trích vua Louis cho La Caricature còn phải ngồi tù 6 tháng.

Tại Mỹ, Thomas Nast là hoạ sĩ biếm hoạ chính trịnh có ảnh hưởng nhất vào giai đoạn giữa và cuối thế kỷ 19. Thông qua tranh biếm hoạ của mình, ông đã lôi ra ánh sáng băng Boss Tweed và vụ tham nhũng Tammany Hall ở New York. Nghệ sĩ này cũng đã vẽ nên hình ảnh vui nhộn của ông già Noel mà chúng ta biết ngày nay.

Trong cuộc Cách mạng Công nghiệp, việc phát minh ra đường sắt đồng nghĩa với việc các tờ báo và tạp chí được phân phối rộng rãi, nhiều người được tiếp xúc với nghệ thuật biếm họa hơn. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thể loại này bắt đầu cạnh tranh với các bức ảnh trên các tờ báo trên khắp nước Mỹ. Một kỷ nguyên mới của các nghệ sĩ biếm họa trong thế kỷ 20 bùng nổ. Họ cho thấy, tranh biếm họa không chỉ gây cười mà còn có vai trò như những bình luận trực quan về xã hội và chính trị.

Trong thế kỷ 20, hàng loạt những nhà biếm họa nổi tiếng đã tạo được dấu ấn. Điển hình như Ngài Max Beerbohm với những bức vẽ về các nhân vật chính trị, văn học và sân khấu. Những bức tranh của ông thường được vẽ bằng bút mực hoặc bút chì với sự pha màu nước tinh tế. Hàng trăm bức tranh minh họa đã được xuất bản trên các tạp chí nổi tiếng vào thời điểm đó, bao gồm Vanity Fair và Strand Magazine. Năm 1913, ông được The Times công nhận là “nghệ sĩ truyện tranh vĩ đại nhất của Anh”.

Nhà biếm họa người Mỹ David Levine nổi tiếng với những bức tranh biếm họa bằng bút mực về các nhà văn và chính trị gia nổi tiếng. Các bức vẽ của ông đã được đăng trên tạp chí Time, tạp chí Playboy và The New York Times. Ngoài ra, ông đã vẽ hơn 3.800 bức tranh biếm họa bằng bút và mực cho cuốn sách “The New York Review of Books”. Levine thích khám phá những khiếm khuyết của con người thông qua nghệ thuật của mình.

Là một người vẽ biếm họa cho tạp chí MAD trong hơn 5 thập kỷ, Mort Drucker nổi tiếng nhất với những bức tranh biếm họa châm biếm về các ngôi sao điện ảnh và diễn viên truyền hình. Anh cũng biên tập tranh minh họa cho tạp chí Time và giành được một số giải thưởng của Hiệp hội họa sĩ biếm họa quốc gia.

Họa sĩ hoạt hình và minh họa người Anh Gerald Anthony Scarfe đã tạo ra những bức tranh biếm họa cho The New Yorker, The Sunday Times, Punch Magazine và nhiều ấn phẩm khác. Ông cũng tạo đồ họa cho Pink Floyd, đặc biệt là trong album “The Wall” năm 1979 và là nhà thiết kế sản xuất bộ phim hoạt hình “Hercules” của Disney. Năm 2003, Scarfe hợp tác với National Portrait Gallery và BBC Four để thực hiện những bức tranh biếm họa về một số người Anh nổi tiếng như Vua Henry VIII, Nữ hoàng Elizabeth I, Adam Smith, William Blake, ban nhạc The Beatles, Agatha Christie...

Họa sĩ biếm họa người Mỹ Albert Hirschfeld nổi tiếng với những bức chân dung đen trắng về những người nổi tiếng và các ngôi sao Broadway. Sử dụng bút lông quạ, anh vẽ các bức vẽ của mình bằng mực đen. Những đường nét thanh thoát, chắc chắn của ông đã truyền cảm hứng cho vô số nghệ sĩ, họa sĩ minh họa và họa sĩ hoạt hình sau này. Trong 7 thập kỷ, họa sĩ đã vẽ tranh minh họa cho The New York Times, The New Yorker, Collier’s, The American Mercury, TV Guide, Playbill, New York Magazine và Rolling Stone. Những bức tranh minh họa chân dung độc đáo của ông thậm chí còn được sử dụng trong các áp phích phim gốc của bộ phim “Charlie Chaplin”, “Phù thủy xứ Oz” (1939).

Uống Trà Thôi
Theo vov.vn
Tranh biếm họa không đơn thuần là những bức vẽ nguệch ngoạc, xấu xí và gây cườiTranh biếm họa về Vua Louis-Philippe.
Tranh biếm họa không đơn thuần là những bức vẽ nguệch ngoạc, xấu xí và gây cườiBức tranh biếm họa về cuộc tranh cãi giữa Winston Churchill và HG Wells của Ngài Max Beerbohm năm 1920.
Tranh biếm họa không đơn thuần là những bức vẽ nguệch ngoạc, xấu xí và gây cườiTranh biếm họa của Mort Drucker.
0 0 6,432 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

BÁT ĐẠI SƠN NHÂN 八大山人 (1626 – 1705)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3417 13:33, 09/08/2024
0 0 1,539 0.0
Trong lịch sử hội họa Trung Quốc, có hai danh họa thực sự bị điên theo đúng nghĩa đen. Một là Từ Vị đời Minh, hai là Bát Đại Sơn Nhân đời Thanh. Cuộc đời hai "cuồng họa gia" này thấm đẫm những bi kịch của thời đại, có lẽ điều đó đã tác động đến tâm lý và hành vi khiến họ có những biểu hiện cuồng ...
Những tác phẩm hội họa bí ẩn nổi tiếng trường tồn với thời gian!
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3401 09:01, 02/08/2024
0 0 1,678 0.0
Họa sĩ kiệt xuất Hieronymus Bosch (1450 – 1516) người Hà Lan theo phong cách “hậu Gothic”, được biết đến như là đại diện Bắc phái của thời kỳ văn nghệ tiền Phục Hưng. Phong cách nghệ thuật của Bosch thường được mô tả là kỳ bí và ám ảnh. Rất khó hiểu được nội hàm và ý nghĩa trong những tác phẩm của ...
Bức chân dung tự hoạ bị giấu kín 63 năm
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3398 15:51, 29/07/2024
1 0 1,739 0.0
Tròn 10 năm sau khi hoạ sĩ người Anh nổi tiếng thế kỷ 20, Norman Cornish qua đời, bức chân dung tự hoạ của ông được tìm thấy ở mặt sau của một tác phẩm nghệ thuật khác.

Nhằm chuẩn bị cho cuộc triển lãm sắp tổ chức, chuyên gia bảo quản tại bảo tàng Anh tháo tấm gỗ ở mặt sau bức tranh của Norman Cornish (1919-2014). ...
Bộ tranh 12 tháng từng treo trong cung điện Càn Long
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3391 11:22, 23/07/2024
0 0 1,417 0.0
Bảo tàng Cố cung ở Đài Loan triển lãm tranh về 12 tháng, từng được treo trong cung điện thời vua Càn Long, Trung Quốc.

Theo The Paper, Thập nhị nguyệt nguyệt lệnh đồ được trưng bày ở Bảo tàng Cố cung Đài Bắc từ tháng 7 đến ngày 22/9. Bộ tranh tái hiện khung cảnh trong và ngoài cung đình từ tháng một âm lịch đến ...
BÌNH PHONG KHẢM TRIỀU NGUYỄN - NƠI ĐÔNG TÂY HỘI NGHỘ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3387 13:49, 18/07/2024
0 0 1,602 0.0
Chiếc bình phong khảm được làm năm 1877, cuối thế kỷ 19, thời Tự Đức thứ 30 với đề tài kiến trúc Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội

(Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn gọi tắt Nhà thờ Đức Bà)

Tổng kích thước với Chiều cao: 150cm, Chiều rộng: 60cm, cân nặng khoảng 30kg cùng ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!