Biết cách bảo quản trà là công việc mà mỗi nghệ nhân sành trà, hay uống trà đều phải biết. Đối với mỗi người làm chè Thái Nguyên, một trong những yêu cầu quan trọng được đặt ra là cần biết cách bảo quản chè để không làm mất đi giá trị ban đầu của chúng.
Chè Thái Nguyên hầu hết được làm từ búp trà 1 tôm 2 lá, 1 tôm 1 lá nhỏ hoặc là những nõn trà non được hái xuống rất cẩn thận để chế biến thành chè ngon, chè đặc biệt.
Đây cũng là một loại thức uống dễ mất hương và vị nhất và cũng dễ hút những mùi hương khác lạ khiến trà mất dần đi giá trị ban đầu của trà. Bởi vậy, chè luôn có cánh trà rất nhỏ, cong và giòn rất dễ gãy nát khi bị va đập mạnh, đặc tính lớn nhất của trà đó là tính hút ẩm và hút mùi rất nhanh nên trà rất dễ bị xuống chất lượng nếu như bảo quản không tốt.
Để làm ra sản phẩm chè ngon, người làm chè phải thực sự có tâm huyết với nghề. Ông Đinh Văn Bé - người dân trồng chè lâu năm cho biết: Chè là một cây cực kỳ khó tính và nhạy cảm. Người Thái Nguyên bón chè bằng phân vi sinh, thuốc sâu chế biến từ cây khổ sâm, làm giảm tối đa những tác động hóa học vào cây chè để giữ được hương vị tự nhiên nhất của sản phẩm này.
Sau khi chế biến xong, chè Thái Nguyên thành phẩm đem đóng vào các thùng bằng gỗ dán, trong có lót 3 lớp giấy, 2 lớp thường và một lớp kim loại ở giữa. Chè thành phẩm phải được đổ đầy, chặt trong các thùng tránh tạo khoảng trống chứa không khí làm ẩm chè. Chè thành phẩm có thể đóng gói theo 2 hình thức sau:
Chè đóng trong túi PE, túi PE tráng thiếc, túi PE tráng bạc…với trọng lượng khác nhau. Đối với cách đóng gói này, người uống sẽ dễ dàng tiếp xúc trực quan với cánh trà và hương vị của trà, tuy nhiên cách đóng gói để bảo quản trà này lại không kín khí và dùng túi ni lông sẽ khiến trà bị nắng chiếu vào khiến cho trà bị giảm chất lượng nên cách bảo quản này là không tốt.
Chè đóng vào túi PE, PP sau đó đưa vào hộp với các chất liệu như carton, nhựa, tre, gỗ… Cách đóng gói này giúp túi trà kín khí hơn nhưng cũng không hoàn toàn, cách đóng gói này có thể bảo quản trà thêm được khoảng từ 1-2 tuần kể từ lúc mở túi ZIP. Còn nếu chưa mở túi ZIP thì Có thể bảo quản trà từ 6 tháng đến 1 năm.
Cuối cùng là sử dụng túi hút chân không, cách đóng gói này giúp cho trà hoàn toàn kín khí, đảm bảo sẽ không bị oxy hóa hay mất hương, tuy nhiên cách bảo quản này chỉ có thể bảo quản trà lâu khi bạn chưa cắt gói trà ra.
Theo kinh nghiệm của những người làm trà Thái Nguyên lâu năm, trong quá trình bảo quản, cần luôn lưu ý đến những yếu tố sau để có thể bảo quản được trà lâu nhất có thể, đó là kín khí, kín nắng và kín nước. Trà rất dễ bị oxy hóa cho nên chúng ta muốn bảo quản trà lâu thì phải giữ trà ở nơi thoáng mát, đựng trà trong dụng cụ kín khí và không bị ánh nắng chiếu trực tiếp vào. Nếu đáp ứng được những yếu tố bảo quản trà (bảo quản chè trên) thì chúng ta có thể lưu giữ được một mẻ trà lên đến 6 tháng thậm chí là 1 hoặc 2 năm.
Uống Trà Thôi
Theo đời sống kinh tế