/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Ý Nghĩa Tượng Đạt Ma Sư Tổ Ngồi Thiền

1444 09:18, 11/12/2021
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Ý Nghĩa Tượng Đạt Ma Sư Tổ Ngồi Thiền
Bên cạnh giá trị thẩm mỹ bên ngoài, mỗi mẫu Tượng Gỗ mỹ nghệ đều mang trong mình những ý nghĩa về phong thủy và dựa vào những ý nghĩa đó mà người đam mê tượng gỗ mỹ nghệ có sự cân nhắc và lựa chọn trước khi đưa ra quyết định mua và trưng bày tượng mỹ nghệ trong nhà. Tượng Đạt Ma ngồi thiền có thể còn xa lạ với nhiều người nhưng nếu đã tìm hiểu và thực sự đam mê với tượng gỗ mỹ nghệ, thì những ý nghĩa tuyệt vời về phong thủy của hình tượng này sẽ khiến bạn cảm thấy cần thiết phải rinh về ngay để trưng bày mẫu tượng Đạt Ma ngồi thiền trong nhà. Để biết thêm về ý nghĩa và một số điều cần lưu ý về hình tượng Đạt Ma ngồi thiền hãy cùng chúng tôi tham khảo thêm một số thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

Đạt Ma Sư Tổ là ai ?

Ông thường được người Việt Nam gọi là Bồ Đề Đạt Ma hay Đạt Ma sư tổ. Tên của ông được dịch nghĩa là Đạo pháp. Đạt Ma sư tổ sinh khoảng năm 470 và mất năm 543. Ông là người đầu tiên sáng lập và truyền bá Thiền học và Võ thuật tại Trung Hoa. Thiền học được bắt nguồn từ tông phái Thiền tông. Giờ đã là một bộ môn được rất nhiều người tập luyện để nâng cao sức khỏe cũng như trí tuệ. Thiền tông được Đạt Ma truyền bá tại Trung Hoa vào khoảng thế kỷ thứ 6 và đã trở thành một tông phái lớn mạnh tại đây với mục đích là hành giả trực nhận ( hành: Thực hành, giả: Người, trực nhận: Thấu hiểu, ngộ: Nhận thức được bản thể của sự vật và đạt giác ngộ ). Võ thiếu lâm tự: Khi Đạt Ma tới Trung Hoa truyền bá Đạo Phật. Có rất nhiều nhà sư theo Ngài đi truyền bá Phật giáo. Khi đó Phật giáo ở Trung Hoa chưa được phát triển nên các nhà sư cũng có đôi khi bị ức hiếp, đánh đập bởi những người bất mãn với Phật giáo. Đạt Ma đã truyền thụ võ thuật của mình cho những nhà sư tại Thiếu Lâm rồi sau đó hình thành nên môn phái Võ Thiếu Lâm Tự. Ông cũng là vị tổ thứ 28 của Thiền tông Ấn Độ và là vị sư tổ của Thiền tông Trung Hoa.

Hình tượng Đạt Ma ngồi thiền

Đạt Ma Sư Tổ là một người sáng lập ra Thiền học tại Trung Hoa. Ngài còn là sư tổ của Thiền tông Trung Hoa. Hình ảnh Đạt Ma ngồi thiền đã gắn liền với cuộc đời cũng như sứ mệnh của ông.

Hình tượng này còn có một câu chuyện đằng sau là:

Khi Đạt Ma Sư Tổ ở Thiếu Lâm Tự, Ngài đã ngồi thiền nhập định tại núi Tung Sơn, hướng mặt vào vách đá suốt 9 năm. Mọi người gọi Ngài là Bích Quán Bà La Môn tức là thầy Bà La Môn ngồi nhìn vách đá.

Hình ảnh này cho chúng ta thấy được sự giác ngộ Phật giáo tối thượng của Ngài. Khiến chúng ta tưởng nhớ tới công lao của Ngài với thiền học và đặc biệt là tông phái Thiền tông.
Với những ý nghĩa của hình tượng Đạt Ma ngồi thiền ( hay còn gọi là Đạt Ma diện bích ) nhà thơ Y Sa của Trung Quốc khi đối diện với bức “Bồ Đề Đạt Ma cửu niên diện bích” đã phải cảm thán rằng:

“Mắt sâu hút bóng thiên đàng
Một khung trời nhỏ, lá vàng chợt bay
Người ngồi giữa cuộc đổi thay
Nghe sông núi cạn phút giây vô thường”

Những câu thơ trên khiến chúng ta cảm nhận được sự vắng lặng đến hoang vu của vùng núi đồi tĩnh mịch. Ở nơi đó, Sư tổ Đạt Ma vẫn ung dung và lẳng lặng ngồi nhìn dòng đời đổi thay bằng một đôi mắt “sâu hút bóng thiên đàng”. Điều đó được ví như là sự giác ngộ và đỉnh cao của một vị tông sư vậy.

Đạt Ma ngồi thiền và những ý nghĩa phong thủy

Trước hết, tượng Đạt Ma ngồi thiền là mẫu tượng khắc họa hình ảnh của Sư Tổ Đạt Ma với vẻ mặt dữ tợn, đôi mắt to, bộ râu rậm đang ở tư thế ngồi thiền, mang nhiều ý nghĩa trong việc trấn hạch, xua đuổi tà ma ngoại đạo và vận khí không tốt, giúp cho cuộc sống luôn được thuận lợi và gặp nhiều điều tốt đẹp. Trưng bày tượng Đạt Ma ngồi thiền ở nơi làm việc nhằm tăng sức mạnh và tầm ảnh hưởng, ngăn ngừa kẻ xấu đâm sau lưng, cho công việc được thăng tiến.

Mẫu tượng Đạt Ma ngồi thiền có thể được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng phổ biến và được ưa chuộng hơn cả thì chất liệu gỗ vẫn là lựa chọn hàng đầu, đó là những mẫu tượng Đạt Ma ngồi thiền gỗ Hương, tượng Đạt Ma ngồi thiền gỗ Bách Xanh hay tượng Đạt ma ngồi thiền gỗ Trắc,… Mỗi chất liệu gỗ có sự khác biệt riêng để gây sự chú ý và thu hút người đam mê tượng gỗ mỹ nghệ, vì đó mà trước khi lựa chọn loại nào thì bạn cần phải có những tìm hiểu thật kỹ về từng loại gỗ để đảm bảo mua được mẫu tượng gỗ chất lượng nhé.

Nên và không nên đặt tượng Đạt Ma ngồi thiền ở đâu trong nhà để mang đến giá trị phong thủy tốt nhất

Tượng gỗ Đạt Ma ngồi thiền được xem là một trong những pho tượng có ý nghĩa trấn trạch mạnh nhất trong phong thủy. Cũng giống như những vị Phật khác, pho tượng Đạt Ma ngồi thiền cũng mang một ý nghĩa sâu sắc. Do đó, trước khi tìm mua tượng gỗ Đạt Ma ngồi thiền cần tìm hiểu kĩ ý nghĩa của hình tượng này. Đồng thời, vị trí đặt tượng đúng chuẩn phong thủy cũng cần được quan tâm để đạt được hiệu quả trấn trạch cao nhất.

Trước tiên, nên đặt tượng gỗ Đạt Ma ngồi thiền trong phòng khách lớn, hướng ra cửa chính. Cửa chính là hướng chính diện dễ dẫn dắt tà ma ngoại đạo và năng lượng xấu vào nhà. Vì vậy, đặt tượng ở phòng khách hướng ra cửa chính không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với Ngài mà còn có ý nghĩa trấn trạch cao nhất.
Nên đặt tượng Đạt Ma ngồi thiền ở những nơi có năng lượng không tốt. Sức mạnh của Đạt Ma sư tổ sẽ trấn áp các nguồn năng lượng xấu này để bảo vệ cho gia đình.

Có thể đặt tượng trong phòng làm việc nhằm bảo vệ gia chủ khỏi kẻ tiểu nhân gièm pha và nâng cao sức mạnh tinh thần của gia chủ.

Nên đặt tượng Bồ Đề Đạt Ma ngồi thiền trên bàn hoặc kệ gỗ, cách mặt sàn ít nhất 1m để thể hiện sự tôn kính đối với Ngài.

Tuyệt đối không được đặt tượng trong nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ không để tượng dưới mặt sàn, mặt sân, vị trí quá thấp vì những vị trí này sẽ thể hiện sự bất kính với Ngài và mang đến tai họa cho gia đình.

Qua bài viết trên, hi vọng sẽ giúp độc giả hiểu thêm được phần nào về ý nghĩa của bức tượng Đạt Ma ngồi thiền và biết cách trưng bày tượng Đạt Ma ngồi thiền ở trong nhà như thế nào để có những ý phong thủy tốt đẹp nhất.

Uống Trà Thôi
Sưu tầm Internet
Ý Nghĩa Tượng Đạt Ma Sư Tổ Ngồi Thiền
Ý Nghĩa Tượng Đạt Ma Sư Tổ Ngồi Thiền
0 0 7,070 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

PHO TƯỢNG CỔ, ĐẸP NHẤT ĐÔNG DƯƠNG Ở VIỆT NAM
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2978 19:00, 10/11/2023
1 0 1,927 10.0
Những bí ẩn xung quanh pho tượng được tìm thấy ngay tại trung tâm văn hóa Chăm ở Đồng Dương xưa, giờ mới dần được hé lộ. Cho đến giờ, đây là pho tượng Phật bằng đồng duy nhất nắm giữ hai kỷ lục: cổ nhất và đẹp nhất. Tư thế chuyển pháp luân hiếm thấyCách đây đúng 101 năm, vào tháng 4/1911, nhà ...
Tổ thiền đạt ma
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2388 08:39, 03/01/2023
0 0 5,110 6.0
Tổ thiền đạt ma

Kích thước: cao 36x21x18 cm

Chất liệu : gỗ trắc đen đỏ

Nghệ nhân Nguyễn Thuyết chế tác
————————
☎️LH: 0976467002( Zalo)
Giá trị của đồ gỗ phong thủy trong đời sống và kinh doanh
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1522 10:11, 31/12/2021
0 0 5,067 0.0
Các sản phẩm đồ gỗ cao cấp như tượng gỗ, vật phẩm bằng gỗ, giường tủ, bàn ghế...không chỉ có giá trị kinh tế, giá trị nghệ thuật cao mà còn có giá trị phong thủy rất sâu sắc. Đặc biệt đồ gỗ phong thủy không chỉ được ứng dụng trong đời sống thường nhật mà còn áp dụng nhiều trong kinh doanh. Bạn ...
Tượng Bát Tiên Là Gì?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1515 09:27, 29/12/2021
0 0 5,913 0.0
Từ lâu trong tiềm thức của văn hoá Phương Đông nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng đã quá quen thuộc với hình ảnh Bát Tiên được in trong các đồ vật như: bát, đĩa, tranh, tượng gỗ,... Đặc biệt những gia chủ nào trưng bày tượng Bát Tiên đều có ý nghĩa phong thuỷ cực kỳ quan trọng với mong muốn đem lại ...
Tượng Long Quy Hợp Với Tuổi Nào? Mệnh Nào?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1510 09:36, 27/12/2021
0 0 6,055 0.0
Tượng Long Quy hay còn gọi là tượng Rùa đầu rồng là sự kết hợp của 2 linh vật trong bộ tứ linh “Long - Lân - Quy - Phụng”. Tương truyền rằng tượng có nguồn gốc từ Trung Quốc và hiện nay đã trở nên được ưa chuộng ở khắp khu vực Á Đông. Sự kết hợp của hai loại linh vật này đã khiến cho tượng Long Quy ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!