Bức tranh “Tát nước đồng chiêm”
Danh họa Trần Văn Cẩn
Bức tranh sơn mài của họa sĩ Trần Văn Cẩn "Tát nước đồng chiêm vẽ về đề tài sản xuất nông nghiệp, ca ngợi cuộc sống lao động của người nông dân bước vào làm ăn tập thể và phản ánh phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở nông thôn miền Bắc những năm đầu giải phóng. Họa sĩ đã khai thác chất liệu, kĩ thuật sơn mài để thể hiện bức tranh trên nền đậm làm nổi hình, nét, sắc màu của nhân vật và cảnh.
Phía xa trong bức tranh sơn mài của họa sĩ Trần Văn Cẩn này là một dải ruộng chiêm ngập nước màu sáng. Tác giả đã khéo léo kết hợp giữa lối nhìn theo luật xa gần với lối vẽ viễn cận ước lệ truyền thống Việt Nam trong bố cục nhân vật, nhằm tạo chiều sâu của không gian mà vẫn phô bày được vẻ đẹp của nét và của hình các nhân vật.
Về mặt bố cục, bức tranh sơn mài của họa sĩ Trần Văn Cẩn này có 10 người đang tát nước gàu dai (gàu dây). Bố cục dàn thành một mảng chéo, từ g oảng trống bên phải là mô đất và bụi tre có gió thổi làm lật lá, con cò đang đập cánh tìm chỗ đậu.
Các nhân vật đang tát nước nhưng qua tranh sơn mài của họa sĩ Trần Văn Cẩn, người nhìn có cảm giác là họ đang nhảy múa, thể hiện một sự say mê yêu đời trong khi lao động. Đề tài lao động chưa bao giờ là mới mẻ, tuy nhiên tùy vào mỗi cách thể hiện khác nhau mà ta cảm nhận được những điều khác biệt trong một bức tranh.
Bức tranh sơn mài của họa sĩ Trần Văn Cẩn Tát nước đồng chiêm thể hiện rõ rành sự vui vẻ, thoải mái mặc dù đang trong lúc lao động tích cực. Đây là một tác phẩm xuất sắc của họa sĩ Trần Văn Cẩn, nó không chỉ là một sự thành công của ông mà còn là thành công của hội họa Việt Nam lúc bấy giờ.