/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Trà sạch và trà tạp chất

1450 10:31, 12/12/2021
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Trà sạch và trà tạp chấtẢnh minh họa
Trà là một trong những thức uống quen thuộc của người Việt, nó góp mặt trong tất cả những sự kiện từ quan trọng đến bình thường trong đời sống. Bởi vì rất thông dụng nên trên thị trường tràn lan những loại trà bẩn đóng bán để kiếm lợi nhuận mà không quan tâm đến sức khỏe của người sử dụng, thậm chí còn lợi dụng thương hiệu của người khác để làm giả, làm nhái.
Phân biệt trà sạch hay trà có tạp chất không quá khó nếu bạn để ý những điều dưới đây:

Thứ nhất, chè sạch đảm bảo chất lượng thì bao giờ cũng có bao bì, nhãn mác, đăng ký chất lượng và được cung cấp bởi các thương hiệu đã có uy tín trên thị trường.

Khi đi mua trà cần phải chú ý đến vẻ bề ngoài của những gói trà, nếu để ý bạn sẽ thấy: trà sạch thì bao giờ trên bao bì cũng ghi đầy đủ thông tin nhãn mác, và số đăng ký chất lượng được cung cấp bởi các thương hiệu uy tín nổi tiếng trên thị trường. Trà sạch gói chè trông sạch sẽ, cánh chè xanh, lành không gãy vụn, khi thả vào âm sẽ nghe thấy tiếng kêu roong roong dễ nghe.

Đối trà tạp chất (trà bẩn) thường không rõ nguồn gốc xuất sức, trên bao bì không ghi rõ thông tin ngày sản xuất, hạn sử dụng và đặc biệt không có thương hiệu in trên đó, bao bì thường đơn giản, cánh chè thường có màu vàng hoặc màu nâu xỉn, bị gãy vụn.

Thứ hai, khi pha nếu là trà sạch, ở bước tráng trà nhằm để làm sạch trà, tráng rửa bỏ những chất cặn bẩn và bụi. Nếu khi đổ nước tráng rửa vào ấm mà ngay trong những giây đầu tiên, các bạn nhận thấy nước vẫn có màu trắng của nước sôi thì đó chính là trà ngon - trà sạch vì không bị trộn tạp chất.

Ngược lại, ngay khi vừa đổ nước sôi vào, nước đã chuyển màu rất nhanh trong 2-3 giây đầu thì đó chính là loại trà đã bị lẫn tạp chất, các thành phần nhuộm, phụ gia và nhiều loại chất nguy hại khác

Thứ ba, là khi rót trà vào chén để uống, chúng ta có thể trông thấy các chất cặn đóng dưới đáy chén. Trong khi đó, các loại trà ngon – sạch không hề có cặn. Bởi khi pha, trà sạch sẽ có màu sắc nước tự nhiên, có ánh vàng, ít cặn, khi sờ vào bã chè sẽ không có sạn. Còn với trà trộn tạp chất, màu nước sẽ khác thường, nhiều cặn, bã chè có nhớt và sạn.

Tùy theo giống cây trà khác nhau mà có thể tạo thành nước màu xanh, màu vàng hoặc màu hơi đỏ, tuy nhiên nước trà rất trong, màu nước chuyển màu rất lâu (thường là 10h). Trà sạch thì khi uống mới đầu có vị chát và sau đó mới xuất hiện vị ngọt ở nơi cổ họng (hay còn gọi là tiền chát hậu ngọt). Vị ngọt này thể hiện chất dinh dưỡng của chè, đặc biệt là chất tanin có trong chè – hàm lượng chất này càng cao thì càng chứng tỏ chè có phẩm chất tốt.

Nếu nước trà bị đục và nhiều cặn, có vị chát hơi đắng, uống xong cảm thấy khé cổ thì đó là chè bẩn. Nước trà bẩn để khoảng 2-3h sẽ chuyển sang màu sẫm, đặc, nổi váng và có màu đen kết lại trên thành chén. Các loại chè không nhãn mác thì khi uống chúng ta sẽ cảm thấy có vị ngọt lợ ở lưỡi. Đặc biệt là nếu mức độ thuốc bảo vệ thực vật còn nhiều thì sau khi uống sẽ có cảm giác hơi đau bụng.

Không khó để chọn được sản phẩm từ chè tự nhiên ngon và sạch, an toàn với sức khỏe, người tiêu dùng hãy chú ý và tham khảo những cách phân biệt trên để có thể chọn cho mình những loại chè ngon, chất lượng để thưởng thức.

Uống Trà Thôi
Theo đời sống tiêu dùng
0 0 7,469 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Con người biết uống trà từ khi nào?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3190 09:09, 20/02/2024
0 0 2,628 0.0
Cho đến nay, trên thế giới vẫn chưa có kết luận nào khẳng định chính xác con người biết uống trà từ khi nào.

Cuối thế kỷ XIX, một số sách cho rằng, những nước chính sản xuất trà trên thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Tích Lan (CEY-LAN), “Nam Kỳ” và Indonesia. Cuối thế kỷ XIX, các thương cảng của Việt ...
9 thuật ngữ trên bàn trà, không hiểu thì thiệt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3188 13:24, 17/02/2024
1 0 2,728 0.0
“Trà” là một trong những nét đặc trưng của văn hóa, đồng thời nó cũng mang nhiều nội hàm phong phú. Người xưa thích đãi khách bằng trà, một tách trà tưởng chừng như đơn giản lại bao hàm rất nhiều tri thức: Châm trà, phẩm trà, thiêm trà đều được chú trọng. (Rót trà, ngửi trà và nếm trà)

Bạn phải biết ...
LỤC VŨ PHA TRÀ
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3185 22:58, 15/02/2024
1 0 2,666 10.0
Hoàng đế Đại Tông của nhà Đường là người đam mê và thường xuyên thưởng trà, trong cung có những người pha trà rất giỏi. Nghe đồn nhà sư Tích Công ở Cánh Lăng là người có “nội công rất thâm hậu” về môn thưởng trà, nhưng chỉ uống trà do đệ tử là Lục Vũ pha, tuyệt không uống trà do người khác pha, ...
Cổ nhân dạy “Trà tam tửu tứ”: Ẩn chứa nhiều ý vị sâu xa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3181 22:58, 12/02/2024
0 0 3,041 0.0
Trà vốn là thức uống dùng để thưởng thức nên phải chia thành 3 ngụm, một hớp, hai hớp và ba hớp. Khi ba chén lần lượt được cất lên, một mặt sẽ phản ánh được sự dung hòa của văn hóa trà, mặt khác cũng phản ánh tinh thần khiêm tốn và kính trọng người cao tuổi, các bậc hiền đức từ lâu đời.

Từ trước ...
Lược Sử Của Trà (P6): Trà Thời Nhà Nguyên
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3178 23:22, 08/02/2024
0 0 2,648 0.0
Vào thời nhà Nguyên, văn hóa trà không phát triển quá nổi bật nhưng lại có ý nghĩa kết nối giữa hai thời đại phát triển quan trọng của trà, đó là thời Tống của quá khứ và thời Minh trong tương lai. Vào cuối thời nhà Nguyên, đã có sự xuất hiện của trà lá rời, cũng như sự hoàn thiện của phương pháp sản ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!