/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Những bức tranh lịch gửi gắm khát vọng hạnh phúc và bình yên

1498 08:52, 24/12/2021
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Những bức tranh lịch gửi gắm khát vọng hạnh phúc và bình yênTranh vẽ con giáp của họa sĩ Vũ Đình Tuấn.
Khát vọng Việt Nam” là tinh thần chung của 59 bức tranh - 59 tuần trong bộ lịch mới của Báo Nhân Dân, với sự lạc quan về 1 năm mới hạnh phúc và bình yên gửi tới người xem. Từ khát vọng ấy, mùa xuân của những sắc màu tươi sáng, của niềm tin và tình yêu đã được các họa sĩ tạo ra.

Lan tỏa tinh thần lạc quan

Một năm sau triển lãm "Tranh trong mùa giãn cách", lại có một sự kiện kết nối giữa Báo Nhân Dân với các họa sĩ trong một hành trình thật đẹp và giàu ý nghĩa. Họa sĩ trẻ Vũ Đình Tuấn là giám tuyển của triển lãm, gắn bó với sự kiện từ những ngày đầu ý tưởng mới phôi thai. Anh chia sẻ, việc tham gia triển lãm cùng một đơn vị báo chí lớn như Báo Nhân Dân cũng khá áp lực: “Rất thích nhưng cũng rất sợ. Các họa sĩ tham gia phải chuẩn bị tâm lý làm việc một cách chặt chẽ, chắc chắn trong kế hoạch của mình, mà vốn họ lại quen cách làm phóng khoáng và thoải mái, không bị hạn chế, khống chế về mặt thời gian, không có kế hoạch".

Là người chọn lựa từng bức tranh để đưa vào bộ lịch và triển lãm, họa sĩ Vũ Đình Tuấn cho biết, tinh thần chung của tất cả các tác phẩm bắt nguồn từ cái tên Khát vọng Việt Nam. Không hề cứng nhắc hay đao to búa lớn với khái niệm khát vọng, các họa sĩ đem lại cho công chúng những gì gần gũi nhất trong cuộc sống bình thường. Từ một góc phố rợp hàng cây hoa tím, giản dị và thân quen như bất kỳ góc phố nào ta gặp hằng ngày (tranh Phạm Luận), cho đến những nhánh tigon hồng vươn mình trong lọ cắm (tranh Đặng Tiến), hay chỉ đơn giản là nhành lan tiêu buông mình trên nền màu nắng, hoặc chiếc lá bàng đỏ rực in trên tường đầu đông…

“Khát vọng Việt Nam đơn giản có thể chỉ là một hình ảnh rất đẹp trong đời sống hằng ngày mà chúng ta nhìn thấy, thưởng thức, cảm thấy bình yên, nhưng cũng có thể là khát vọng cao hơn nữa về đời sống tinh thần. Ở đây, trọn bộ các tác phẩm của các họa sĩ, tôi thấy toát lên một khát vọng Việt Nam từ tạo hình cho đến màu sắc, đầy sinh khí, rất mùa xuân, và đầy sức sống. Tất cả các tác phẩm của các tác giả đều mang đến sự tươi sáng, đầy hy vọng. Mặc dù trong hoàn cảnh chúng ta đang chịu ảnh hưởng rất nặng từ dịch Covid-19, nhưng tranh không hề buồn, ảm đạm mà đầy sinh khí, mang lại sự lạc quan cho người xem tranh, người xem lịch”, họa sĩ Vũ Đình Tuấn chia sẻ.

Có mặt tại triển lãm từ khá sớm, họa sĩ Lê Anh Vân, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam chia sẻ, từ khi bước chân vào cổng trụ sở Báo Nhân Dân, ông đã cảm nhận được bầu không khí xuân từ tranh, từ người, từ sự hân hoan rạng rỡ của những gương mặt ngắm tranh (dù ai nấy đều đeo khẩu trang phòng dịch). “Năm ngoái, tôi cũng dự triển lãm “Tranh trong mùa giãn cách” do Báo Nhân Dân tổ chức, và tôi nhận ra tinh thần khác biệt giữa 2 triển lãm. Tinh thần của các sáng tác đã ổn định hơn, và trở lại bình thường hơn. Ở triển lãm trước, hầu như người ta nói đến tâm trạng của con người trước đại dịch. Còn triển lãm này, không còn điều đó nữa. Rõ ràng tinh thần mùa xuân khiến cho họa sĩ vẽ xởi lởi, cởi mở hơn, muốn chia sẻ niềm vui nhiều hơn. Những bức tranh ở đây đã đem lại một không khí mới, một tinh thần mới”, họa sĩ nói.

Chính bởi tinh thần đó, mà họa sĩ đã muốn tham gia triển lãm với những bức tranh đầy ý nghĩa. Ông cho biết, khi bắt tay vào thực hiện các tác phẩm cho dự án, ông xác định tranh không chỉ đẹp mà còn phải truyền tải tinh thần lạc quan, sự ấm áp và hy vọng đến mọi người trong những ngày xuân.

Lặng lẽ đứng ngắm từng bức tranh, nhà văn Trương Quý cho biết triển lãm tranh mang lại cảm giác tràn ngập sức sống. “Trong suy nghĩ của tôi, khi phải ở nhà suốt 2 năm vì Covid-19, tranh từ chủ đề cho đến màu sắc phải có một sự lo âu nào đó, nhưng những bức tranh ở đây toát lên sự hân hoan và lạc quan”, anh nói. Những bức vẽ được bày giữa khung cảnh ngoài trời, với sự tham gia của khá đông người xem, sự tương tác này cũng động viên rất lớn cho người vẽ.

Nhà văn Trương Quý nhận xét: “Tranh trong triển lãm thiên về không khí lễ hội, dễ ngắm, thu hút người xem, đem lại cảm giác đồng quê, dân gian. Tôi thấy tinh thần dân gian, xu hướng tranh Tết truyền thống của Việt Nam ảnh hưởng cũng khá nhiều tới các bức tranh trong triển lãm. Các họa sĩ cũng tìm kiếm những đề tài liên quan đến tinh thần đó, nhất là trong thời buổi mọi người cũng cần được truyền tải sự lạc quan”.

Nối dài giá trị của những bức tranh

Không chỉ là những bức tranh in thật đẹp trong bộ lịch để bàn, được chăm chút như một bộ sưu tập nghệ thuật, mà những bức tranh ấy còn mang giá trị tinh thần rất đẹp, khi được đấu giá và góp tiền gửi tặng các em nhỏ ở Cần Thơ có hoàn cảnh khó khăn do Covid-19.

Thông tin từ Ban Tổ chức cho biết, có tới hơn 80% số tranh đã được bán đấu giá thành công, thậm chí được mua rất nhanh ngay khi diễn ra phiên đấu giá. Thậm chí, có nhà sưu tập mua xong còn tặng lại cho triển lãm để đấu giá tiếp. Đó là trường hợp của tác phẩm “Bé trong vườn 2” (Giấy dó, 60X80cm, sáng tác năm 2021) của họa sĩ Nguyễn Minh được nhà sưu tầm chốt giá rồi tặng lại cho chương trình “để bức tranh thêm cơ hội được một lần đấu giá và mang lại thêm chút quà nhỏ cho các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do hậu quả của đại dịch Covid-19, như tâm nguyện mà những người tham gia mong mỏi”.

Từ nhiệm vụ đơn giản là những tờ lịch bàn, những bức tranh nghệ thuật của bộ tranh lịch đặc biệt Nhân Dân đã mang một sứ mệnh mới, như họa sĩ Vũ Đình Tuấn mong mỏi: “Đem lại sự lạc quan, hứng khởi, sức sáng tạo trong công việc cho những người sở hữu bộ lịch”. Và không chỉ vậy, những bức tranh lịch Nhân Dân còn lan tỏa cả tình yêu thương giữa con người với con người.

Uống Trà Thôi
Theo nhandan.vn
Những bức tranh lịch gửi gắm khát vọng hạnh phúc và bình yên"Đợi" - họa sĩ Lê Thiết Cương.
Những bức tranh lịch gửi gắm khát vọng hạnh phúc và bình yênTranh của họa sĩ Nguyễn Thế Hùng.
Những bức tranh lịch gửi gắm khát vọng hạnh phúc và bình yênTranh của họa sĩ Phạm Luận.
Những bức tranh lịch gửi gắm khát vọng hạnh phúc và bình yênTranh của họa sĩ Phạm An Hải.
Những bức tranh lịch gửi gắm khát vọng hạnh phúc và bình yên Tranh của họa sĩ Đặng Tiến.
0 0 8,678 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3643 17:00, 11/01/2025
0 0 888 0.0
“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng) hay “Viên hầu thủ nguyệt” (khỉ vượn vớt trăng) là một ngạn ngữ của Trung Quốc tỷ dụ cho sự ngu muội vô tri hoặc nhằm ám chỉ việc hao tổn tâm sức cho những mục tiêu hư vọng. Câu ngạn ngữ này có nguồn gốc từ Phật giáo, trong luật Ma Ha Tăng Kỳ quyển 7 đức ...
Tác phẩm Phong thu (được mùa) của danh hoạ Ngô Quán Trung
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3642 17:00, 10/01/2025
0 0 523 0.0
Tối ngày 12/6 tác phẩm Phong thu (được mùa) của danh hoạ Ngô Quán Trung được bán với giá 78 triệu 200 ngàn nhân dân tệ ( ~ 256,2 tỷ Vnđ) tại nhà đấu giá Gia Đức, Bắc kinh.Phong thu 丰收 (Được mùa)146 - 364 cmMực và màu trên giấy.Sưu tập tư nhân
MORI SOSETSU
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3641 19:00, 09/01/2025
0 0 1,154 0.0
MORI SOSETSUBa con khỉ: không thấy, không nghe, không nói.Năm sáng tác: khoảng 1820.Chất liệu: mực và màu trên lụaBảo tàng nghệ thuật Indianapolis, Hoa Kỳ._______________________Hình tượng ba con khỉ bịt tai, bịt mắt, bịt mồm bắt nguồn từ câu tục ngữ Nhật: mizaru, kikazaru, iwazaru, có nghĩa là "không thấy, không nghe, không ...
Konoshima Ōkoku 木島桜谷 (1877–1938)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3640 11:42, 08/01/2025
0 0 747 0.0
Konoshima Ōkoku 木島桜谷 (1877–1938) là một trong những bậc thầy hàng đầu của hội họa Nhật Bản hiện đại. Trong những năm gần đây, sự nổi tiếng của Ōkoku đã vượt ra ngoài phạm vi của những người hâm mộ hội họa truyền thống Nhật Bản, đặc biệt là đối với các sáng tác về đề tài động vật của ông.Sinh ...
Phép vẽ theo trí nhớ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3629 09:49, 02/01/2025
1 0 573 0.0
Môn học vẽ Dessin (Hình họa) là môn học có vị trí quan trọng đặc biệt. Môn vẽ Dessin có trong các chương trình giáo dục tiểu học, trung học và cao đẳng. Đây cũng là môn thi bắt buộc của các trường mỹ thuật, kỹ nghệ ở Đông Dương. Thậm chí Trường Vẽ Gia Định (The École de Dessin Gia Định) thành lập năm 1913, ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!