/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

2 câu chuyện hy hữu về ngừng bắn đêm Giáng sinh trong Thế chiến I và II

1499 09:53, 24/12/2021
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

2 câu chuyện hy hữu về ngừng bắn đêm Giáng sinh trong Thế chiến I và IIĐêm Vọng lễ Giáng sinh, có nhiều người đã bỏ súng xuống, chạy ra khỏi chiến hào, hát những bài hát về Giáng sinh bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức (Ảnh cắt từ video)
Câu chuyện ngừng bắn đêm Giáng sinh trong Đệ Nhất và Đệ Nhị Thế chiến sẽ khiến chúng ta dừng lại và tự hỏi, trên đời này, liệu cái gì mới thật sự là quan trọng, là lẽ sống mà con người nên theo đuổi.

1. Hưu chiến đêm Giáng sinh trong chiến tranh thế giới thứ nhất

Mùa đông đầu tiên trong Đệ nhất Thế chiến, từ đêm Vọng lễ Giáng sinh, xuất hiện hiện tượng hưu chiến không chính thức do binh lính tự phát (là một loạt những cuộc ngừng bắn không chính thức xảy ra dọc theo Mặt trận phía Tây trong dịp Giáng sinh năm 1914). Theo Wikipedia, trên chiến trường Đức – Anh và Đức – Pháp, có khoảng 100 ngàn binh lính chống lại chỉ thị của cấp trên một cách tự phát, trong đêm Vọng lễ Giáng sinh và ngày hôm sau, ngừng bắn mang tính tự phát diễn ra, Giáng sinh năm 1915 và lễ Phục sinh năm 1916 ở chiến trường phía Đông cũng đều xuất hiện hiện tượng ngưng bắn tương tự.

Theo những gì được ghi chép về trường hợp hưu chiến đầu tiên trong Giáng sinh, đó là ngày 24/12/1914, quân Đức bắt đầu trang trí lại chiến hào ở khu Ypres (Bỉ). Sau đó, vào đêm Giáng sinh, tại rất nhiều khu vực đang xảy ra giao chiến, binh lính hai bên đều bỏ súng xuống, chạy ra khỏi chiến hào, hát những bài hát mừng Giáng sinh bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức, họ dần dần đi đến khu vực chiến hào không có người. Khi binh lính hai bên gặp mặt nhau, các binh lính trao đổi những món quà nhỏ như thuốc là, rượu hoặc thực phẩm. Sau đó cũng có linh mục ở khu vực chiến tranh dẫn dắt hai bên cùng dùng tiếng Anh và tiếng Đức làm lễ chung. Khi trời sáng, trong ngày lễ Giáng sinh, ở khu vực không có người, binh lính hai nước Anh và Đức nhân cơ hội dừng bắn, đem những đồng bào bất hạnh đi an táng.

Trong năm 1915, suốt một đêm ngừng bắn tự phát và tiếng ca hát mừng Giáng sinh vang khắp chiến hào, một đề nghị từ phía Đức được đưa ra, và một quả bóng không biết đến từ đâu, giúp hai bên giao chiến Đức – Anh sau ngày lễ Giáng sinh tổ chức một trận thi đấu bóng hữu nghị có đến trăm người cùng tham dự.

Còn về vấn đề hưu chiến giữa Pháp và Đức, việc bất ngờ này đã giúp ra đời hệ thống khách sạn thanh niên hiện đang phổ biến toàn thế giới. Theo Wikipedia, quân nhân người Đức Richard Schirrmann đã viết về sự kiện xảy ra tháng 12/1915: “Khi tiếng chuông Giáng sinh vang lên từ ngôi làng hậu phương của chiến tuyến ở vùng núi Vosges, …. một việc khó tin cũng xảy ra. Quân đội Pháp và Đức cùng đạt được hòa bình một cách tự phát đồng thời dừng chiến đấu. Họ vượt qua những chiến hào bỏ hoang để đến thăm hỏi nhau, sau đó dùng rượu vang, rượu Cognac, rượu Brandy và thuốc lá để đổi bánh mỳ đen, bánh qui và giăm bông của vùng Westphalia. Bởi cuộc trao đổi này đúng với ý của họ, nên sau đó, dù kết thúc lễ Giáng sinh nhưng họ vẫn là bạn tốt của nhau.”

Sự việc này vẫn luôn khiến cho Richard Schirrmann phải suy nghĩ, phải chăng có thể để những người trẻ tuổi có tư tưởng ở tất cả các nước có thể có nơi gặp mặt làm quen nhau, vậy là sau chiến tranh năm 1919, ông đã sáng lập ra Hiệp hội khách sạn thanh niên Đức (German youth hostel association), đây là khởi đầu của tổ chức khách sạn thanh niên trên thế giới.

Có rất nhiều câu chuyện cảm động nơi tiền tuyến, một bức thư gửi gia đình của một quân nhân người Anh được bán đấu giá năm 2006, trong bức thư 10 trang này đã miêu tả về tình hình năm 1914: “Người mẹ thân mến của con, đây là lễ Giáng sinh mà con đã trải qua và có thể cũng là lễ Giáng sinh trong tương lai, một lễ Giáng sinh khó quên nhất. …. Binh lính Đức bắt đầu đặt đầy những đèn đuốc cạnh chiến hào của họ và đến chỗ chúng con, chúc chúng con Giáng sinh vui vẻ, …. chỗ chúng con cũng có nhiều người chạy qua bên chiến tuyến của họ để thăm hỏi họ. …. gửi những lời chúc hòa ái nhất đến tất cả mọi người.”

Một binh lính tham chiến khác cũng nhớ lại: “Tôi nhìn thấy một tay súng của chúng tôi cũng được coi là thợ làm tóc nghiệp dư, cắt tóc cho người Đức mà hợp với anh; khi cây kéo đang đưa đi đưa lại phía sau gáy, người Đức này rất kiên nhẫn quỳ dưới đất để cho anh ta cắt tóc.”

2. Đêm hưu chiến trong lễ Giáng sinh trong Đệ nhị Thế chiến

Đây được coi là khúc nhạc đệm nhỏ trong Đệ nhị Thế chiến, xảy ra vào đêm Giáng sinh năm 1944.

Khu vực rừng rậm Ardenne nước Đức nằm sát biên giới với nước Bỉ có một ngôi nhà nhỏ bằng gỗ, trong đó có một gia đình sinh sống, hai mẹ con vì để tránh sự oanh tạc của quân liên minh nên mới lánh đến đây.

Lúc này, đột nhiên vang lên tiếng gõ cửa, người mẹ hốt hoảng thổi tắt nến, rồi mở cửa. Đứng bên ngoài là binh lính đầu đội mũ sắt, phía sau còn có một người đang nằm dưới đất, máu chảy nhuộm đỏ cả tuyết trắng. Trong đó một người nói thứ tiếng mà nghe không hiểu, người mẹ nhanh chóng hiểu được họ là lính Mỹ – kẻ địch của quân Đức.

Binh lính Mỹ không hiểu tiếng Đức, hai mẹ con lại không hiểu tiếng Anh, may là hai bên đều có thể nói được vài câu tiếng Pháp, người mẹ nhìn thấy binh lính Mỹ bị thương nặng rồi cũng động lòng trắc ẩn.

Hai người lính Mỹ này, một người tên Jem, một người tên Robin, còn người bị thương tên Harley. Họ cùng đồng đội ly tán, đi trong rừng rậm mất 3 ngày, vừa đói vừa rét, không biết đi đường nào.

Người mẹ dặn con: “Đi lấy herman đến, và lấy thêm 6 củ khoai tây.” Herman là chỉ con gà trống duy nhất được giữ lại, vốn để đợi người cha làm nhân viên chữa cháy quay về sẽ làm để cả gia đình cùng ăn.

Khi đang bày đồ ăn lên bàn ăn, lại có người gõ cửa, lần này, bên ngoài cửa là 4 người lính Đức.

Người con sợ đến nỗi không nhúc nhích, bởi vì chứa chấp quân địch sẽ bị khép vào tội phản quốc. Người mẹ dù cũng sợ hãi, nhưng vẫn trấn tĩnh bước lên trước và nói: “Giáng sinh vui vẻ!”

“Chúng tôi không tìm thấy quân đội của mình, có thể nghỉ ngơi ở đây một lát không ?”, người hạ sĩ dẫn đầu hỏi.

“Đương nhiên được”, người mẹ nói, “còn có thể thưởng thức một bữa cơm nóng hổi nữa. Tuy nhiên trong đây còn có 3 vị khách nữa, các anh có lẽ sẽ không coi họ là bạn bè. Chúng ta phải đón đêm Giáng sinh, không được phép nổ súng ở đây”.

“Là lính Mỹ ư ?”

“Nghe đây”, người mẹ nói một cách nghiêm nghị, “ Này các anh, còn có mấy người bên trong nữa, đều có thể làm con của tôi. Tối nay, hãy để chúng ta quên chuyện chiến tranh này đi nhé”.

Bốn người lính Mỹ ngây người ra. Người mẹ vỗ vỗ tay nói: “Những gì cần nói đã nói đủ rồi, mời vào, hãy vứt súng vào chỗ đống củi ở góc nhà, chúng ta cần ăn tối!”.

Binh lính Đức hốt hoảng, nghe lời và bỏ toàn bộ vũ khí xuống, binh lính Mỹ cũng làm theo.

Binh lính Đức và Mỹ đều ngồi với vẻ căng thẳng, biểu hiện vô cùng bối rối. Người mẹ với vẻ mặt tự nhiên nói: “Lần này, herman không đủ để chia cho mọi người rồi, mau đi lấy thêm khoai tây và yến mạch đem đến, các con đã đói lắm rồi.”

Khi người con từ nhà kho đi lên, thì thấy binh lính Đức đang kiểm tra vết thương của Harley, kẻ thù không đội trời chung dường như đã trở thành người nhà của nhau. Hưu chiến đặc biệt này kéo dài đến sáng ngày hôm sau. Hai mẹ con dùng gậy tre và khăn trải bàn chế thành một cái cáng cứu thương, họ đặt Harley nằm lên, rồi đưa khách ra ngoài cửa. Hạ sĩ người Đức chỉ vào bản đồ hướng dẫn cho binh lính Mỹ làm thế nào để đi đến phòng tuyến của quân mình. Sau đó, họ bắt tay nhau và chào tạm biệt. Người mẹ cảm động nói: “Các con, mong một ngày các con đều có thể trở về được với gia đình mình. Xin thượng đế bảo vệ các con!”

Binh lính Đức và Mỹ đi theo hai hướng khác nhau, bóng dáng của họ dần dần đi mất trong rừng rậm mênh mông.

Uống Trà Thôi
Theo trithucvn
0 0 12,972 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Đào xới tìm lỗi của người khác, giống như đem rác thải về cất trữ trong nhà.
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3568 13:00, 14/11/2024
0 0 857 2.0
Kỳ thực, cuộc đời này ngắn ngủi lắm, con người chẳng thể quyết định được mình sống bao lâu và khi chết sẽ lên chốn Thiên Đình hay về nơi đọa đày, giữ cho tâm trong suốt để nhìn cuộc sống minh bạch hơn, sạch sẽ hơn. Mời các bạn đọc câu chuyện sau đây cũng đáng ngẫm nghĩ lắm đấy. ...Câu chuyện kể ...
Con chó trung thành
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3567 13:00, 13/11/2024
0 0 804 0.0
Hồi tôi mới độ 15 tuổi, bố tôi mang về một con chó đực. Con chó có bộ lông trắng, đôi mắt màu nâu đen rất đẹp. Năm đó mất mùa đói kém, gia đình tôi phải thường xuyên ăn độn khoai sắn. Lạ lùng thay, con chó này cứ lớn phổng phao, mượt mà. Nó phải nặng đến 15kg. Cũng như nhiều gia đình khác, những con ...
Ba câu hỏi của  nhà văn hào Leo Tolstoy
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3565 09:00, 12/11/2024
0 0 978 0.0
Ðó là chuyện ba câu hỏi khó của một nhà vua, do nhà văn hào Leo Tolstoy kể lại.Nhà vua ấy, Tolstoy không biết tên. Một hôm đức Vua nghĩ rằng, giá mà vua trả lời được ba câu hỏi ấy thì vua sẽ không bao giờ bị thất bại trong bất cứ công việc nào. Ba câu hỏi ấy là:Làm sao để biết được thời gian nào là thời ...
TIỀN VÀ CHIẾC KHĂN
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3564 10:11, 11/11/2024
0 0 997 0.0
Giá trị về đồng tiền cũng như giá trị về con người sẽ không bao giờ mất.Nhưng giá trị về nhân cách, có ai lại muốn trở thành cái giẻ rách hay không?Tờ tiền mới rơi ra đường – mọi người tranh nhau nhặt.Tờ tiền cũ rơi ra đường - mọi người cũng tranh nhau nhặt. Tờ tiền nhàu nát, cũ kỹ, rách rưới ...
TAM BÀNH, LỤC TẶC
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3560 19:00, 09/11/2024
0 0 984 0.0
"Đừng nỗi cơn "tam bành lục tặc " ở đây, mọi người đang nhìn kìa, xin đi chị.", câu này có vẻ muốn ngăn chận một cơn nóng giận có vẻ nỗi điên của một bà nào đó. Nhưng tại sao lại kêu là "tam bành lục tặc". Bạn biết không ?Tôi chọn một cách giải thích ngắn nhất để các bạn không cần suy nghĩ dông dài;TAM ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!