/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Họa sĩ Lê Thiết Cương giữa tối giản và cực đoan

1508 11:02, 26/12/2021
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Họa sĩ Lê Thiết Cương giữa tối giản và cực đoan
Họa sĩ Lê Thiết Cương đánh dấu cột mốc bước vào tuổi ‘tri thiên mệnh’ bằng Triển lãm 40 cùng họa sĩ Hoàng Phương Vỹ tại Hà Nội từ 22/12/2021 đến 2/1/2022.

Họa sĩ Lê Thiết Cương sinh năm 1962 tại Hà Nội. Họa sĩ Lê Thiết Cương là con trai của nhà thơ – nhà biên kịch Lê Nguyên. Ở giới mỹ thuật Việt Nam đương đại, họa sĩ Lê Thiết Cương là một trong những nhân vật được giới sưu tầm tranh hứng thú nhất.

Hầu hết tranh của họa sĩ Lê Thiết Cương đều được đặt mua ngay tại xưởng vẽ. Cho nên, họa sĩ Lê Thiết Cương ít khi mở triển lãm cá nhân. Lần này họa sĩ Lê Thiết Cương với họa sĩ Hoàng Phượng Vỹ có chung Triển lãm 40, cũng chỉ nhằm mục đích giao lưu cùng bạn bè và đồng nghiệp.

Triển lãm 40, nghĩa là có cả thảy 40 tác phẩm được trưng bày. Mỗi người 20 bức tranh chất liệu bột màu. Triễn lãm 40 diễn ra từ ngày 22/12/2021 đến hết ngày 2/1/2022 tại Gallery Thăng Long, 41 Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Công chúng đã quen với tranh sơn dầu của họa sĩ Lê Thiết Cương, ít nhiều tìm thấy sự thú vị khi chứng kiến họa sĩ Lê Thiết Cương sáng tác bột màu trên vải màn, bồi giấy dó.

Phong cách tối giản là một nét độc đáo của họa sĩ Lê Thiết Cương. Theo tiết lộ của họa sĩ Lê Thiết Cương, sau khi xuất ngũ vào năm 1984 thì anh hay sang chơi với người hàng xóm là nhà thơ Đặng Đình Hưng (cha của Nghệ sĩ Nhân dân Đặng Thái Sơn) và được “khai nhãn”. Họa sĩ Lê Thiết Cương khẳng định: “Cụ Đặng Đình Hưng là người phát hiện ra hạt tối giản trong tôi, tặng tôi con đường tối giản để tôi đi về bến của mình”

Họa sĩ Lê Thiết Cương bày tỏ: “Nghệ sĩ và người tu hành phật giáo có một điểm chung: đi tu là trở về mình, nghệ sĩ là đi tìm mình. Nghệ thuật là thế. Khi bạn tìm ra được vân tay của mình, bạn có nghệ thuật. Bạn tìm thấy lòng mình là có nghệ thuật. Tất cả những bậc thầy về nghệ thuật trên thế giới, đều là những người tìm được vân tay của mình”.

Họa sĩ Lê Thiết Cương nhấn mạnh: “Thực ra là tôi gặp tối giản, chứ không thể quyết tâm là ngày mai tôi đi tìm chủ nghĩa tối giản. Gặp chủ nghĩa tối giản cũng là tôi gặp tôi".

Với nhiều người, họa sĩ Lê Thiết Cương hơi cực đoan, nhưng ông lại nghĩ: “Khó trong nghệ thuật không phải là nhược điểm. Tôi không chỉ khó với người khác, mà khó cả với chính mình. Phải đòi hỏi cao với chính mình mới làm nghệ thuật được”.

Được đánh giá là một họa sĩ nổi tiếng hàng đầu Việt Nam, họa sĩ Lê Thiết Cương suy tư: “Với người làm nghệ thuật, không có tên tuổi, cũng khổ. Nhưng mải miết chạy theo điều đó, cũng chết. Như tôi, nhờ có một chút tên tuổi, nên cũng gặp nhiều thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít nhục nhã vì tên tuổi”

Bên cạnh đam mê mỹ thuật, họa sĩ Lê Thiết Cương cũng rất quảng giao. Anh kết thân với khá nhiều nhà văn, nhà thơ, đạo diễn, nhạc sĩ... Họa sĩ Lê Thiết Cương bộc bạch: “Niềm vui lớn nhất của tôi là sự chia sẻ. Tôi luôn có những người bạn hiểu mình, cùng nhau chia sẻ về nghề nghiệp, những quan niệm sống. Khi môi trường sống bị ô nhiễm quá nhiều cả về vật chất và tinh thần như hiện nay, người nghệ sĩ rất dễ bị tổn thương”.

Hoạ sĩ Trần Huy Hoan nói về đồng nghiệp: “Lê Thiết Cương là một người rất thẳng thắn, thẳng tới mức độ... khó chịu. Có lẽ tính cách đó ảnh hưởng đến tác phẩm. Anh là người rất cực đoan trong việc thể hiện chủ kiến, nhưng biết áp đặt sự cực đoan của mình lên người khác một cách dễ chịu, tôi nghĩ điều đó cần cho người sáng tác. Nghệ thuật của anh trước hết là sự chân thực"

Nhà phê bình Phan Cẩm Thượng nhận định: “Sớm tạo ra một bút pháp riêng dù có vẻ rất đơn giản và "nghèo", việc vẽ của Lê Thiết Cương được quán triệt bởi cách dùng không gian phẳng, màu nguyên, vẽ nét có tính đồ hoạ. Lê Thiết Cương tinh giản hoá phương tiện cốt thể hiện ý đồ. Vì thế mọi hình ảnh được chắt lọc tới mức hình bóng và ý ký hiệu”.

Uống Trà Thôi
Theo nongnghiep.vn
Họa sĩ Lê Thiết Cương giữa tối giản và cực đoan
Họa sĩ Lê Thiết Cương giữa tối giản và cực đoan
Họa sĩ Lê Thiết Cương giữa tối giản và cực đoan
Họa sĩ Lê Thiết Cương giữa tối giản và cực đoan
Họa sĩ Lê Thiết Cương giữa tối giản và cực đoan
Họa sĩ Lê Thiết Cương giữa tối giản và cực đoan
Họa sĩ Lê Thiết Cương giữa tối giản và cực đoan
Họa sĩ Lê Thiết Cương giữa tối giản và cực đoanHọa sĩ Lê Thiết Cương
0 0 6,194 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Dự kiến mức đấu giá tranh của “thánh nữ hội họa” Frida Kahlo
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1205 11:29, 26/09/2021
0 0 6,023 0.0
Ngày 22/9, nhà đấu giá Sotheby's thông báo sẽ bán đấu giá một bức chân dung tự họa của nữ danh họa người Mexico Frida Kahlo tại New York với mức giá dự kiến trên 30 triệu USD, qua đó phá kỷ lục 8 triệu USD được trả cho một tác phẩm khác của bà vào năm 2016.

Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, tác phẩm “Diego và tôi” ...
Những bức tranh làm thay đổi lịch sử mỹ thuật Việt Nam
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1186 11:25, 23/09/2021
0 0 6,687 0.0
Thế hệ họa sĩ đầu tiên cùng những tìm tòi sáng tạo đã vượt lên cùng những tác phẩm bất hủ ghi nhận những dấu ấn không thể phai mờ bằng những tác phẩm để đời.

Năm 1925, trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thành lập đã góp phần khai sinh ra nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam đầy riêng biệt và đặc ...
Chất liệu Sơn mài là gì? Tại sao tranh sơn mài lại đắt như thế?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1151 16:01, 17/09/2021
11 0 9,021 0.0
Sơn mài được coi là một trong các chất liệu hội họa ở Việt Nam. Nó là sự tìm tòi và phát triển kỹ thuật của nghề sơn (nghề sơn ta) thủ công truyền thống của Việt Nam thành kỹ thuật sơn mài. Có bao giờ bạn tự hỏi sơn mài thật sự là gì? Một bức tranh sơn mài được tạo ra như thế nào?

Sau đây là phóng ...
Hai mẩu giấy nhỏ nhất và... đắt nhất thế giới
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1086 10:52, 12/09/2021
1 0 8,049 0.0
Đây là hai mẩu giấy nhỏ, thoạt nhìn qua thấy cũng khá... bình thường, nhưng lại được giới sưu tầm săn lùng và thường được gọi là những "mẩu giấy đắt nhất thế giới".

- Bức phác họa nhỏ xíu có mức giá tương đương 282 tỷ đồng

Bức phác họa hình đầu gấu có kích thước 7cm x 7cm, do danh họa Leonardo ...
Dòng tranh cung đình trước nguy cơ bị lãng quên
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1068 09:54, 08/09/2021
1 0 7,832 0.0
Tranh gương cung đình Huế do triều đình nhà Nguyễn để lại, được trang trí tại nhiều công trình di tích thuộc hệ thống Quần thể di tích Cố đô Huế. Đây được xem là một dạng di sản khá đặc biệt, vừa có tính vật thể vừa mang tính phi vật thể. Tuy nhiên, hiện nhiều bức tranh bị hư hại, xuống cấp trầm trọng, ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!