/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Họa sĩ Lê Thiết Cương giữa tối giản và cực đoan

1508 11:02, 26/12/2021
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Họa sĩ Lê Thiết Cương giữa tối giản và cực đoan
Họa sĩ Lê Thiết Cương đánh dấu cột mốc bước vào tuổi ‘tri thiên mệnh’ bằng Triển lãm 40 cùng họa sĩ Hoàng Phương Vỹ tại Hà Nội từ 22/12/2021 đến 2/1/2022.

Họa sĩ Lê Thiết Cương sinh năm 1962 tại Hà Nội. Họa sĩ Lê Thiết Cương là con trai của nhà thơ – nhà biên kịch Lê Nguyên. Ở giới mỹ thuật Việt Nam đương đại, họa sĩ Lê Thiết Cương là một trong những nhân vật được giới sưu tầm tranh hứng thú nhất.

Hầu hết tranh của họa sĩ Lê Thiết Cương đều được đặt mua ngay tại xưởng vẽ. Cho nên, họa sĩ Lê Thiết Cương ít khi mở triển lãm cá nhân. Lần này họa sĩ Lê Thiết Cương với họa sĩ Hoàng Phượng Vỹ có chung Triển lãm 40, cũng chỉ nhằm mục đích giao lưu cùng bạn bè và đồng nghiệp.

Triển lãm 40, nghĩa là có cả thảy 40 tác phẩm được trưng bày. Mỗi người 20 bức tranh chất liệu bột màu. Triễn lãm 40 diễn ra từ ngày 22/12/2021 đến hết ngày 2/1/2022 tại Gallery Thăng Long, 41 Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Công chúng đã quen với tranh sơn dầu của họa sĩ Lê Thiết Cương, ít nhiều tìm thấy sự thú vị khi chứng kiến họa sĩ Lê Thiết Cương sáng tác bột màu trên vải màn, bồi giấy dó.

Phong cách tối giản là một nét độc đáo của họa sĩ Lê Thiết Cương. Theo tiết lộ của họa sĩ Lê Thiết Cương, sau khi xuất ngũ vào năm 1984 thì anh hay sang chơi với người hàng xóm là nhà thơ Đặng Đình Hưng (cha của Nghệ sĩ Nhân dân Đặng Thái Sơn) và được “khai nhãn”. Họa sĩ Lê Thiết Cương khẳng định: “Cụ Đặng Đình Hưng là người phát hiện ra hạt tối giản trong tôi, tặng tôi con đường tối giản để tôi đi về bến của mình”

Họa sĩ Lê Thiết Cương bày tỏ: “Nghệ sĩ và người tu hành phật giáo có một điểm chung: đi tu là trở về mình, nghệ sĩ là đi tìm mình. Nghệ thuật là thế. Khi bạn tìm ra được vân tay của mình, bạn có nghệ thuật. Bạn tìm thấy lòng mình là có nghệ thuật. Tất cả những bậc thầy về nghệ thuật trên thế giới, đều là những người tìm được vân tay của mình”.

Họa sĩ Lê Thiết Cương nhấn mạnh: “Thực ra là tôi gặp tối giản, chứ không thể quyết tâm là ngày mai tôi đi tìm chủ nghĩa tối giản. Gặp chủ nghĩa tối giản cũng là tôi gặp tôi".

Với nhiều người, họa sĩ Lê Thiết Cương hơi cực đoan, nhưng ông lại nghĩ: “Khó trong nghệ thuật không phải là nhược điểm. Tôi không chỉ khó với người khác, mà khó cả với chính mình. Phải đòi hỏi cao với chính mình mới làm nghệ thuật được”.

Được đánh giá là một họa sĩ nổi tiếng hàng đầu Việt Nam, họa sĩ Lê Thiết Cương suy tư: “Với người làm nghệ thuật, không có tên tuổi, cũng khổ. Nhưng mải miết chạy theo điều đó, cũng chết. Như tôi, nhờ có một chút tên tuổi, nên cũng gặp nhiều thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít nhục nhã vì tên tuổi”

Bên cạnh đam mê mỹ thuật, họa sĩ Lê Thiết Cương cũng rất quảng giao. Anh kết thân với khá nhiều nhà văn, nhà thơ, đạo diễn, nhạc sĩ... Họa sĩ Lê Thiết Cương bộc bạch: “Niềm vui lớn nhất của tôi là sự chia sẻ. Tôi luôn có những người bạn hiểu mình, cùng nhau chia sẻ về nghề nghiệp, những quan niệm sống. Khi môi trường sống bị ô nhiễm quá nhiều cả về vật chất và tinh thần như hiện nay, người nghệ sĩ rất dễ bị tổn thương”.

Hoạ sĩ Trần Huy Hoan nói về đồng nghiệp: “Lê Thiết Cương là một người rất thẳng thắn, thẳng tới mức độ... khó chịu. Có lẽ tính cách đó ảnh hưởng đến tác phẩm. Anh là người rất cực đoan trong việc thể hiện chủ kiến, nhưng biết áp đặt sự cực đoan của mình lên người khác một cách dễ chịu, tôi nghĩ điều đó cần cho người sáng tác. Nghệ thuật của anh trước hết là sự chân thực"

Nhà phê bình Phan Cẩm Thượng nhận định: “Sớm tạo ra một bút pháp riêng dù có vẻ rất đơn giản và "nghèo", việc vẽ của Lê Thiết Cương được quán triệt bởi cách dùng không gian phẳng, màu nguyên, vẽ nét có tính đồ hoạ. Lê Thiết Cương tinh giản hoá phương tiện cốt thể hiện ý đồ. Vì thế mọi hình ảnh được chắt lọc tới mức hình bóng và ý ký hiệu”.

Uống Trà Thôi
Theo nongnghiep.vn
Họa sĩ Lê Thiết Cương giữa tối giản và cực đoan
Họa sĩ Lê Thiết Cương giữa tối giản và cực đoan
Họa sĩ Lê Thiết Cương giữa tối giản và cực đoan
Họa sĩ Lê Thiết Cương giữa tối giản và cực đoan
Họa sĩ Lê Thiết Cương giữa tối giản và cực đoan
Họa sĩ Lê Thiết Cương giữa tối giản và cực đoan
Họa sĩ Lê Thiết Cương giữa tối giản và cực đoan
Họa sĩ Lê Thiết Cương giữa tối giản và cực đoanHọa sĩ Lê Thiết Cương
0 0 4,686 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Kinh thành nhà Thanh dưới thời Càn Long
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3211 09:38, 07/03/2024
0 0 1,455 0.0
Tranh của họa sĩ cung đình ghi lại cảnh Càn Long thỉnh an mẫu hậu, đại thần vào cung, phố mua sắm.

Bức "Kinh sư sinh xuân thi ý" (Ý thơ ở kinh thành khi xuân tới) của Từ Dương hiện được triển lãm tại Bảo tàng Cố Cung, Bắc Kinh. Tranh lụa hoàn thành mùa xuân năm 1767, chiều dọc 256 cm, chiều ngang 233 cm. Theo DPM, tác ...
Tranh Kim Hoàng – sự hồi sinh một dòng tranh dân gian
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3206 08:56, 04/03/2024
0 0 1,471 0.0
Tranh dân gian miền Bắc, nếu thiếu đi tranh Kim Hoàng, sẽ thiếu đi một nốt nhạc hay trong bản nhạc, cũng thiếu đi một vị lạ trong ngũ vị, và thiếu đi một màu độc đáo trong phổ màu.

Làng Kim Hoàng (Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội) từng là một làng quê nổi tiếng với nghề làm tranh, nhưng không may trong một trận lụt ...
Lý giải dòng chữ kỳ quặc trong bức tranh ‘Tiếng thét’ nổi tiếng toàn cầu
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3203 09:44, 29/02/2024
0 0 1,411 0.0
Ở góc trên bên trái của bức tranh ‘Tiếng thét’ do Edvard Munch sáng tác là dòng chữ “Chỉ có thể do một kẻ điên vẽ!”.

Bức tranh Tiếng thét năm 1893 của Edvard Munch đã có tác động lớn đến văn hóa đại chúng, từng gợi cảm hứng cho các bộ phim như Ở nhà một mình hay Tiếng thét.

Đây vẫn là một trong những ...
Thanh minh thượng hà đồ - Bức tranh được mệnh danh Mona Lisa của Trung Quốc
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3200 08:25, 26/02/2024
1 0 1,332 0.0
Bức tranh "Thanh minh thượng hà đồ" cổ xưa dài hơn 5 mét là một trong những báu vật quý giá nhất của Trung Quốc.

Theo Ancient Origins, bức tranh "Thanh minh thượng hà đồ" hay "tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết Thanh minh" là một trong những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất của Trung Quốc, vào thế kỷ thứ 12. Nó mô tả ...
Tình bạn đằng sau bức chân dung cậu bé của Van Gogh
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3199 07:52, 26/02/2024
0 0 1,599 0.0
Đằng sau "Chân dung Camille Roulin" (1888) là tình bạn đẹp giữa Van Gogh và nhân viên đưa thư Joseph Roulin - người giúp họa sĩ những năm cuối đời.

Artnet đưa tin hôm 17/2, cây bút Samuel Reily của tạp chí nghệ thuật quốc tế Apollo trò chuyện với giám tuyển nghệ thuật bảo tàng Van Gogh (Hà Lan), Nienke Bakker, về bức tranh ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!