/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tam đạo trà – Thưởng 1 chén trà và cảm ngộ nhân sinh

1537 09:52, 05/01/2022
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Tam đạo trà – Thưởng 1 chén trà và cảm ngộ nhân sinh
Ai đã từng nghe qua câu “ nhất khổ nhị cam tam hồi vị” thì sẽ dễ dàng cảm nhận được sự tinh túy trong tam đạo trà. Nhấp chén trà thứ nhất trọn vị đắng chát, chén thứ hai thấy ngọt và chén thứ ba khiến ta phải suy ngẫm về ý nghĩa cuộc đời.

Thưởng tam đạo trà phải cảm được ba dư vị ngọt của trà thì mới ngon và trọn vẹn. Phẩm được sự thanh khiết của vị ngọt nơi đầu lưỡi, vị ngọt thuần lan tỏa trong miệng và cuối cùng là tràn đầy vị ngọt dễ chịu ở cổ họng, khí mạch thông suốt, thư thái, khoáng đạt.

Trà mà ngọt, nghe có vẻ lạ tai nhưng những ai yêu được sự thanh khiết của trà, thưởng được những trải nghiệm của đời người mới trân quý từng giọt vị trà ngọt thơm của đất trời.

Tam đạo trà có nguồn gốc từ dân tộc Bạch, Vân Nam, Trung Quốc từ rất lâu đời. Theo thời gian tam đạo trà du hưởng rộng rãi đến đời sống văn hóa không những các dân tộc Trung hoa mà còn lan rộng ra thế giới. Bởi cái hay của tam đạo trà nằm ở sự cảnh ngộ sâu sắc về nhân sinh.

Theo tục, người Vân Nam dùng ba chén trà để cầu chúc cho hậu bối được thuận lợi, bình an và mỹ mãn trong cuộc sống. Thưởng được đầy đủ ba dư vị của tam đạo trà thì cũng ngộ ra đạo lý nhân sinh trong từng hương vị đó. cùng rót một chén trà và cảm nhận

Chén trà thứ 1

Chén thứ nhất là chén trà Đắng, vị đắng đầu lưỡi rồi lan nhanh ra toàn miệng đến cuống họng, người thưởng trà cảm đủ vị đắng của trà như vị đắng của đời người. Ý nói đời người nên trải qua khổ hạnh, đi từ cái gian nan mà nên, càng đi trong gian khó đôi chân càng đứng vững giữa dòng đời.

Chén trà thứ 2

Chén thứ hai là chén trà Ngọt thanh trung hòa dần vị đắng. Vị ngọt lan đến đâu, vị đắng mất dần đi đến đó, để lại là sự ngọt thuần nơi cuống họng. Ngụ ý như trải qua bao gian nan vất vả, cay đắng của đời người thì thành công, vị ngọt ngào của cuộc sống sẽ tới. Lại càng thêm hay, khi chén đắng bao nhiêu, cảm được chén ngọt lại trọn vị bấy nhiêu.

Chén trà thứ 3

Chén thứ ba là hồi vị, là chén trà có ngũ vị hội tụ đầy đủ ngọt chua cay đắng mặn, là chén trà suy ngẫm, khúc đoạn trầm tư về đời người. Cả một đời người muôn màu muôn vẻ, có lúc đắng cay có lúc ngọt bùi, hội tụ đầy đủ trong chén trà nhỏ bé. Những gian khổ, đau thương là bài học, là sự trải nghiệm để gặt hái được thành công. Một chén trà đầy cảm xúc và mang ý nghĩa sâu sắc.

Đến chén thứ ba này, phải dùng tâm cốt mà cảm nhận. Cảm được ngũ vị như thế nào là tùy vào sự trải nghiệm thực tế trong cuộc sống của mỗi người.

Cũng là một chén trà, cũng là một câu chuyện cuộc sống nhưng cách nhìn nhận mỗi người khác nhau, nên nếm trải mùi vị khách nhau. Mỗi lần nếm qua là mỗi vị cảm nhận được lại khác, người càng có nhiều trải nghiệm lại cảm được cái ngon của trà.

Nhân sinh trong một chén trà thiền

Nhân sinh trong một chén trà, thử một lần thưởng tam đạo trà, miệng từ từ cảm nhận, tâm từ từ thưởng thức, hồi niệm cái đã đi qua mà từ từ ngẫm nghĩ, từ từ chiêm nghiệm. Mọi gian nan, buồn khổ đều có thể chịu đựng được, đều có thể dung hòa được.

Quả thật không sai khi nói Tam đạo trà độc đáo và thanh tao nằm ở phẩm hạnh của người thưởng trà!

Uống Trà Thôi
Sưu Tầm
Tam đạo trà – Thưởng 1 chén trà và cảm ngộ nhân sinh
1 0 8,173 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Con người biết uống trà từ khi nào?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3190 09:09, 20/02/2024
0 0 2,978 0.0
Cho đến nay, trên thế giới vẫn chưa có kết luận nào khẳng định chính xác con người biết uống trà từ khi nào.

Cuối thế kỷ XIX, một số sách cho rằng, những nước chính sản xuất trà trên thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Tích Lan (CEY-LAN), “Nam Kỳ” và Indonesia. Cuối thế kỷ XIX, các thương cảng của Việt ...
9 thuật ngữ trên bàn trà, không hiểu thì thiệt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3188 13:24, 17/02/2024
1 0 3,067 0.0
“Trà” là một trong những nét đặc trưng của văn hóa, đồng thời nó cũng mang nhiều nội hàm phong phú. Người xưa thích đãi khách bằng trà, một tách trà tưởng chừng như đơn giản lại bao hàm rất nhiều tri thức: Châm trà, phẩm trà, thiêm trà đều được chú trọng. (Rót trà, ngửi trà và nếm trà)

Bạn phải biết ...
LỤC VŨ PHA TRÀ
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3185 22:58, 15/02/2024
1 0 2,997 10.0
Hoàng đế Đại Tông của nhà Đường là người đam mê và thường xuyên thưởng trà, trong cung có những người pha trà rất giỏi. Nghe đồn nhà sư Tích Công ở Cánh Lăng là người có “nội công rất thâm hậu” về môn thưởng trà, nhưng chỉ uống trà do đệ tử là Lục Vũ pha, tuyệt không uống trà do người khác pha, ...
Cổ nhân dạy “Trà tam tửu tứ”: Ẩn chứa nhiều ý vị sâu xa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3181 22:58, 12/02/2024
0 0 3,327 0.0
Trà vốn là thức uống dùng để thưởng thức nên phải chia thành 3 ngụm, một hớp, hai hớp và ba hớp. Khi ba chén lần lượt được cất lên, một mặt sẽ phản ánh được sự dung hòa của văn hóa trà, mặt khác cũng phản ánh tinh thần khiêm tốn và kính trọng người cao tuổi, các bậc hiền đức từ lâu đời.

Từ trước ...
Lược Sử Của Trà (P6): Trà Thời Nhà Nguyên
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3178 23:22, 08/02/2024
0 0 2,889 0.0
Vào thời nhà Nguyên, văn hóa trà không phát triển quá nổi bật nhưng lại có ý nghĩa kết nối giữa hai thời đại phát triển quan trọng của trà, đó là thời Tống của quá khứ và thời Minh trong tương lai. Vào cuối thời nhà Nguyên, đã có sự xuất hiện của trà lá rời, cũng như sự hoàn thiện của phương pháp sản ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!