/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

5 kiệt tác hội họa ra đời trong dịch bệnh

1538 09:25, 06/01/2022
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

5 kiệt tác hội họa ra đời trong dịch bệnhTác phẩm Pieta (1488-1576)
Edvard Munch khắc họa bản thân tiều tụy khi mắc cúm Tây Ban Nha, trong khi Titian và Gustav Klimt bỏ dở bức tranh cuối cùng vĩnh viễn.

1. Tác phẩm Pieta (1488-1576)

Tác phẩm Pieta của họa sĩ Titian (1488-1576) đang được trưng bày tại Gallerie dell'Accademia, phòng trưng bày về nghệ thuật trước thế kỷ 19 ở Venice, miền bắc Italy. Họa sĩ Titian (hay Tiziano Vecelli) người Italy, được coi là nhân vật quan trọng nhất của trường phái Venice thế kỷ 16. Ông qua đời vì bệnh dịch hạch trước khi kịp hoàn thành bức tranh Pieta. Phần việc còn lại được thực hiện bởi họa sĩ Giacomo Palma Jr.

Bức tranh mô tả cảnh Chúa Jesus qua đời trong vòng tay của Đức mẹ Maria. Biểu cảm của các nhân vật và không gian, ánh sáng trong bức tranh được bình luận “đầy u ám, đau khổ và kịch tính”.

Cái chết Đen là tên gọi của bệnh dịch hạch ở châu Á và châu Âu từ thế kỷ 14 tới thế kỷ 18. Dịch bùng phát tới hơn 100 lần tại châu Âu trong giai đoạn này. Đây là một trong những đại dịch khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. Giới khoa học cho rằng nó giết chết 75 triệu người trên thế giới, trong đó từ 25 tới 50 triệu người châu Âu.

Ngoài Pieta, tác phẩm nổi tiếng nhất của họa sĩ Titian là bức tranh Assumption Of The Virgin (1516-18), hiện trưng bày trong nhà thờ Frari (Venice, Italy).

2. Bức “Chân dung tự họa sau khi bị cúm Tây Ban Nha” (1919)

Bức “Chân dung tự họa sau khi bị cúm Tây Ban Nha” (1919) của Edvard Munch (1863-1944) ra đời thể hiện hình ảnh người họa sĩ hốc hác vì nhiễm bệnh, trong trang phục áo choàng và khăn.

Theo các phân tích, nhân vật cho thấy tình trạng yếu đuối của ông. Vị trí ngồi trực diện, không gian hẹp cùng tông màu vàng, cam chủ đạo khiến người xem cảm thấy bồn chồn. Bức tranh thuộc bộ sưu tập của Phòng trưng bày quốc gia Na Uy.

Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 do một trong những mầm bệnh nguy hiểm nhất thế kỷ 20 gây ra. 1/3 dân số toàn cầu khi ấy nhiễm virus cúm, 20 triệu đến 50 triệu người tử vong, trong đó có số lượng lớn lính tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất.

Họa sĩ người Na Uy sống sót qua đại dịch. Ông là tác giả của bức The Scream (1893), một trong những biểu tượng của trường phái biểu hiện – trào lưu nghệ thuật ở châu Âu những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

3. Bức tranh Công tước Lorraine

Holbein the Younger (1498-1543) người Đức, nổi tiếng với sự chính xác và chân thực của những bức chân dung, từng là họa sĩ cho vua Henry III của Anh ở tuổi 30. Bức tranh Công tước Lorraine (ảnh) hiện thuộc sở hữu của Bảo tàng Nhà nước Berlin là một trong những tác phẩm cuối đời của họa sĩ. Lý do qua đời của Younger đến nay vẫn gây tranh cãi giữa dịch hạch và nhiễm trùng.

4. Bức tranh sơn dầu Madonna Of The Rosary (1624)

Anthony van Dyck (1599-1641) đã từng bỏ dở việc hoàn thành bức tranh sơn dầu Madonna Of The Rosary (1624) khi phải rời khỏi Palermo (nam Italy) vì bệnh dịch hạch bùng phát. Ông nổi tiếng bởi các bức tranh chân dung quý tộc châu Âu, tôn giáo và thần thoại. Tác phẩm đã được hoàn thiện sau khi tác giả tới Genova (bắc Italy), nơi ông dành phần lớn thời gian làm việc giữa những năm 1620. Bức tranh được đánh giá là tác phẩm nghệ thuật quý giá nhất trong nhà nguyện Oratorio del Rosario di San Domenico ở Palermo.

Anthony van Dyck là một trong những họa sĩ quan trọng nhất thế kỷ 17 theo phong cách Flemish Baroque - một chủ nghĩa nghệ thuật ở vùng nam Hà Lan ngày nay.

5. Bức tranh Adele Bloch-Bauer I

Bức tranh Adele Bloch-Bauer I từng được bán với giá 135 triệu USD năm 2006 của họa sĩ Gustav Klimt (1862 – 1918), sử dụng chất liệu sơn dầu, vàng và bạc. Ông là một trong những họa sĩ biểu tượng của Áo, qua đời vì cúm Tây Ban Nha. Chủ đề chính của Gustav Klimt là cơ thể phụ nữ và tình yêu đôi lứa. Bức tranh cuối đời của ông mang tên Adam and Eva (1917) trên chất liệu sơn dầu bị bỏ dở vĩnh viễn, với nhân vật chính là người phụ nữ tóc vàng khỏa thân che đi người đàn ông với cơ thể lực lưỡng hiện ra một phần phía sau.

Uống Trà Thôi
Theo vnexpress.net
5 kiệt tác hội họa ra đời trong dịch bệnhBức “Chân dung tự họa sau khi bị cúm Tây Ban Nha” (1919)
5 kiệt tác hội họa ra đời trong dịch bệnhBức tranh Công tước Lorraine
5 kiệt tác hội họa ra đời trong dịch bệnhBức tranh sơn dầu Madonna Of The Rosary (1624)
5 kiệt tác hội họa ra đời trong dịch bệnhBức tranh Adele Bloch-Bauer I
0 0 7,419 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Lịch sử mỹ thuật qua các thời kỳ: Khi con người tự mình vẽ nên lịch sử thế giới (Phần 1)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2681 09:19, 09/06/2023
0 0 4,775 0.0
Từ trong lòng đất, trong bảo tàng, hay trên vách đá… đều ẩn tàng dấu tích, bí mật hay những kỳ diệu mà nhân loại đã tác tạo. Con người đã được Thần trao cho cây bút để tự vẽ nên lịch sử hào hùng của mình: những thành tựu và con đường họ trải qua đều hiện lên ở đó, trong sự nâng niu mà Thần hữu ...
Thưởng thức hội họa: Nghệ thuật vẽ tranh hoa và chim cao siêu của xứ Thần Châu xưa
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2672 08:52, 06/06/2023
0 0 4,024 0.0
Tranh vẽ hoa và chim ở Trung Quốc cổ đại quả là một khoảng sáng trong dòng chảy rộng dài của nền văn hoá và triết học truyền thống Trung Hoa. Từ triều đại nhà Tống đến triều đại nhà Thanh, loại tranh này là một chủ đề ưa thích của nghệ thuật cổ truyền Trung Hoa và làm nổi bật giá trị của việc coi trọng ...
Chiêm ngưỡng tác phẩm hội họa thời kì Phục hưng: Điều gì con người có thể mang theo được khi rời thế gian?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2662 08:48, 02/06/2023
0 0 4,415 0.0
Hieronymus Bosch (sinh khoảng 1450 – 9/8/1516) là một họa sĩ giai đoạn Hà Lan sớm. Tác phẩm của ông được biết đến với hình ảnh tuyệt vời, cảnh quan chi tiết, minh họa những ý nghĩa đạo đức và các châm ngôn một cách vô cùng sâu sắc. Bức họa “Thần Chết và kẻ bủn xỉn” qua 500 năm vẫn giúp chúng ta thấy rõ ...
Tranh vẽ cây và đá giá 59 triệu USD của Tô Đông Pha
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2656 08:14, 30/05/2023
0 0 3,729 0.0
"Mộc thạch" là tranh duy nhất của văn hào thời Tống Tô Đông Pha thuộc sở hữu tư nhân, giá 59 triệu USD.

Theo The Value, tác phẩm được nhiều nhà sưu tầm khao khát vì là chân tích của Tô Đông Pha (1037-1101) - nhân vật lịch sử được hâm mộ bậc nhất ở Trung Quốc. Tài năng của ông thể hiện ở nhiều mặt như văn ...
Tranh vẽ hồng hạc giá 43 triệu USD
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2638 08:43, 22/05/2023
0 0 6,007 0.0
"Les Flamants" (Chim hồng hạc) của họa sĩ Henri Rousseau bán giá 43,5 triệu USD (1,02 nghìn tỷ đồng).

Mức giá cao hơn hai lần dự đoán của giới chuyên môn, được ấn định sau 18 lần nâng giá, trong phiên 20th Century Evening Sale của Christie's New York hôm 11/5. Người mua là nhà sưu tập giấu tên qua điện thoại. Đây cũng là kỷ ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!