/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Giải mã các bức tranh dân gian Đám cưới chuột

1547 09:08, 11/01/2022
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Giải mã các bức tranh dân gian Đám cưới chuộtĐám cưới chuột Hàng Trống
Trong các dòng tranh dân gian Việt Nam, bức tranh Đám cưới chuột là một đề tài thú vị được dân gian ưa chuộng. Không chỉ có hình thức tạo hình khá đặc biệt mà còn nội dung của các tác phẩm này cũng gây nhiều tranh cãi. Liệu ngoài ý nghĩa châm biếm đả kích mang đến từ nội dung câu chuyện, thì cái tưng bừng rộn rã, cái hóm hỉnh vui tươi của lũ chuột trong tranh ấy còn đem đến những thông điệp gì khác của cha ông gửi thế hệ mai sau?

Trong kho tàng tranh dân gian Việt Nam, tranh Đám cưới chuột nổi tiếng nhất là tranh dân gian Đông Hồ. Tuy nhiên đề tài này không chỉ có mỗi Đông Hồ khắc in, mà nó được cả các nghệ nhân Hàng Trống sáng tác. Và, cũng không chỉ có một mẫu hình, mà có đến ít nhất 6 phiên bản khác nhau.

Theo nhiều học giả nghiên cứu về tranh dân gian cho rằng, Đám cưới chuột của Đông Hồ vốn là tác phẩm được rập khuôn từ mẫu hình tranh Niên Họa Trung Hoa. Ở tranh Niên Họa Đám cưới chuột cũng không chỉ có một bức duy nhất mà có hàng trăm mẫu hình từ tranh khắc, tranh tô màu, tranh vẽ tay đến tranh trổ giấy. Các bức tranh này gắn liền với phong tục năm mới của người Hoa. Chúng minh họa cho câu chuyện “chuột già gả con gái cho mèo”, hoặc “lão chuột lấy vợ”. Khi cả đoàn họ hàng nhà chuột thổi kèn đánh trống, rước dâu đến cửa nhà mèo, thì bị mèo đớp một miếng nuốt sạch cả bọn vào bụng. Có những bức tranh mô tả cảnh mèo chén sạch đàn chuột tan hoang ngay trong đám cưới, hoặc bọn cống lễ tán loạn vì mèo. Tuy vậy cũng có những bức tranh trổ giấy mô tả đàn chuột rước dâu xênh xang, không có con mèo hay cảnh cống lễ.

Trong tranh Đông Hồ/Hàng Trống Đám cưới chuột dường như được diễn ra tưng bừng. Cảnh trên là bốn con chuột đang điếu đóm con mèo những sản vật như chim, cá; cảnh dưới cô dâu ngồi kiệu, chú rể cưỡi ngựa cờ quạt tưng bừng. Trong 6 phiên bản tranh Đám cưới chuột kể trên, cùng dạng thức bố cục hàng trên hàng dưới, có thể thành 2 loại chủ đề chính. Chủ đề thứ nhất là một đám cưới thông thường với tân lang, tân nương. Chủ đề thứ hai là đám cưới chuột diễn ra cùng với lễ vinh qui tức nội dung câu chuyện còn được lồng gắn thêm câu chuyện đỗ trạng nguyên chuột võng lọng về làng. Như vậy nội dung các bức tranh đã ít nhiều khác với tranh Niên Họa. Theo luận giải của các nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng, ẩn ý của các bức tranh chuột biếu quà cho mèo để lấy vợ, hay vinh qui mang đầy tính châm biếm xã hội. Mèo đại diện cho thế lực cường hào ác bá ở nông thôn, còn chuột là dân nghèo bị áp bức, bóc lột. Các bức tranh tuy mô tả quang cảnh đám cưới vui nhộn nhưng thực tế là sự phê phán thói đời và tầng lớp phong kiến xưa.

Tuy nhiên, nếu ngẫm sâu hơn và tách bạch ngữ nghĩa hiện đại mà người đời sau áp đặt lên bức tranh về tầng lớp quan lại tham ô nhũng nhiễu, thì ta có thể thấy hiện ra một câu chuyện khác. Một câu chuyện rất Tết. Đó câu chuyện về sự no đủ, về sự đầm ấm hạnh phúc. Con mèo no đủ với cống lễ là cá, là chim và biết đâu lại là chính con chuột mang đồ đến biếu. Còn đám cưới tưng bừng phía dưới lại cho thấy sự hạnh phúc tràn trề. Về chi tiết các nhân vật có lẽ không thể bỏ qua hai anh chàng chuột thổi kèn, nếu tinh ý một chút ta sẽ nhận ra đó là những chiếc kèn đám ma. Vậy cống lễ ở đây cũng chính là cống lễ/ hiến thân.

Phải chăng thâm ý của người xưa từ bức tranh này không đơn giản là bàn về chuyện đời, mà thông qua hình ảnh mấy con chuột và con mèo họ muốn gửi gắm thông điệp về sự sinh diệt, tiêu trưởng của vũ trụ; về cái lẽ thường hằng của nhân sinh. Mèo ăn thịt chuột và đồ cống lễ là sự tiêu; Chuột đám cưới là sự trưởng. Ngoài ra, câu chuyện mèo chuột thì muôn đời vẫn thế, nên ở đây còn có thêm ngữ nghĩa về sự cộng sinh. Tất cả điều này, nếu nhìn tranh trên góc độ tranh châm biếm kể trên ta sẽ không bao giờ nhận thấy. Tương tự như vậy, nếu đám cưới chuột chỉ là một bức tranh châm biếm thì vào thời khắc quan trọng nhất của một năm, khởi đầu cho vạn sự, người Việt sẽ không quá ưa chuộng để đề cao. Họ ngưỡng vọng những giá trị khác mà con giáp này của năm đem lại. Ngoài ngữ nghĩa về sự no đủ, hạnh phúc, thì đám cưới chuột còn nhấn mạnh đến biểu tượng đông con nhiều cháu từ đặc tính của loài sinh đàn đẻ lũ này. Đám cưới cũng là thời khắc khởi đầu cho câu chuyện con đàn cháu đống.

Về thủ pháp tạo hình, bức tranh được chia làm 2 cảnh trên – dưới, nhưng dường như với cách bố cục các nhân vật đã mở ra một không gian rộng hơn nhiều so với những cái ta quan sát được. Hàng dưới, hai con chuột đi sau kiệu cô dâu đang ngoái lại, hành động này gợi ý rằng cái đám rước còn dài nữa vượt ra ngoài khổ tranh. Hàng trên, con chuột cuối vắt chiếc đuôi vào mép tranh cũng có ngữ nghĩa như vậy.

Ngoài ra, nội dung các chữ hán, nôm ghi chú trên các bức tranh cũng thêm thắt cho câu chuyện này những ý nghĩa thú vị. Tiêu biểu cho bức tranh Đám cưới chuột của Hàng Trống, một bức có ghi: “Thử bối nghinh ngư chí chí chí/ Miêu nhi thủ lễ mưu mưu mưu” có nghĩa chuột già dâng cá chí chí chí/ Mèo con nhận lễ mưu mưu mưu. Từ mưu và từ chí ở đây vừa là sự minh họa cho tiếng mèo và tiếng chuột, nhưng đồng thời còn ngụ ý về sự mưu trí của lão chuột với mèo con. Hay ở bức chuột vinh qui khác, chữ đề trước con mèo: “mèo già hóa cáo” ý rằng lũ chuột hãy coi chừng. Dẫu có khá nhiều tứ nghĩa khác nhau từ các bức tranh mèo – chuột này, nhưng rõ ràng đám cưới vẫn diễn ra rất linh đình, vui vẻ. Mèo vui, mà chuột cũng vui.

So sánh một số bức tranh chuột có hình thức khá tương đồng giữa Niên Họa Trung Quốc và tranh Đông Hồ Việt Nam, ta còn nhận ra khá nhiều sự khác biệt. Trong tranh Niên Họa, Đám cưới chuột như thể luôn mô tả cái nhịp điệu vội vã, đến sắp náo loạn của lũ chuột. Hàng trên, các con chuột mang cống lễ đến, dẫu thổi kèn thổi sáo tưng bừng, nhưng chúng lại được miêu tả quay lưng hẳn về phía con mèo ở tư thế bỏ chạy. Một vài con vội vàng ngã quay lơ. Hàng dưới, chuột chú rể cầm quạt tưởng như thư thái, nhưng chiếc cổ lại ngoái lại phía sau với tâm trạng đầy lo âu, hối giục bọn chuột rước dâu. Tất cả như đang cắm đầu về phía trước để bước mau mau. Trong khi đó cái Đám cưới chuột của tranh dân gian Đông Hồ lại nhẩn nha, ung dung, í ới rộn ràng. Chú rể đàng hoàng cưỡi trên con ngựa thả bộ từng bước, lọng rước xênh sang. Nếu tranh Niên Họa Trung Quốc chú trọng đến ý nghĩa trừ tịch của đêm giao thừa từ câu chuyện chuột gả con, mèo chén sạch cả đàn, tức tiêu trừ đi cái sự nhiễu nhương hoành hành của bọn chuột bọ để bước sang năm mới đón những điều tốt lành. Tranh của người Việt lại mang tính nhân văn hơn. Người Việt dùng hình tượng con chuột để biểu trưng cho năm mới tốt lành, sung túc, gửi gắm ở đó những triết lý về sự thường hằng, về đời sống nhân sinh. Hình tượng con chuột trong tranh dân gian là sự ký thác những tầng lớp ngữ nghĩa sinh động vừa nhẹ nhàng vừa sâu lắng, trao gửi những ước vọng của người Việt vào thời khắc chuyển giao đầy ý nghĩa.

Uống Trà Thôi
Theo tạp chí mỹ thuật
Giải mã các bức tranh dân gian Đám cưới chuộtBản in khắc tranh dân gian Đông Hồ
Giải mã các bức tranh dân gian Đám cưới chuộtĐám cưới chuột – tranh dân gian Đông Hồ
Giải mã các bức tranh dân gian Đám cưới chuộtĐám cưới chuột – tranh dân gian Hàng Trống
Giải mã các bức tranh dân gian Đám cưới chuộtĐám cưới chuột Trung Quốc
Giải mã các bức tranh dân gian Đám cưới chuộtChuột vinh quy
Giải mã các bức tranh dân gian Đám cưới chuộtChuột vinh quy
0 0 7,476 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3643 17:00, 11/01/2025
0 0 888 0.0
“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng) hay “Viên hầu thủ nguyệt” (khỉ vượn vớt trăng) là một ngạn ngữ của Trung Quốc tỷ dụ cho sự ngu muội vô tri hoặc nhằm ám chỉ việc hao tổn tâm sức cho những mục tiêu hư vọng. Câu ngạn ngữ này có nguồn gốc từ Phật giáo, trong luật Ma Ha Tăng Kỳ quyển 7 đức ...
Tác phẩm Phong thu (được mùa) của danh hoạ Ngô Quán Trung
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3642 17:00, 10/01/2025
0 0 523 0.0
Tối ngày 12/6 tác phẩm Phong thu (được mùa) của danh hoạ Ngô Quán Trung được bán với giá 78 triệu 200 ngàn nhân dân tệ ( ~ 256,2 tỷ Vnđ) tại nhà đấu giá Gia Đức, Bắc kinh.Phong thu 丰收 (Được mùa)146 - 364 cmMực và màu trên giấy.Sưu tập tư nhân
MORI SOSETSU
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3641 19:00, 09/01/2025
0 0 1,154 0.0
MORI SOSETSUBa con khỉ: không thấy, không nghe, không nói.Năm sáng tác: khoảng 1820.Chất liệu: mực và màu trên lụaBảo tàng nghệ thuật Indianapolis, Hoa Kỳ._______________________Hình tượng ba con khỉ bịt tai, bịt mắt, bịt mồm bắt nguồn từ câu tục ngữ Nhật: mizaru, kikazaru, iwazaru, có nghĩa là "không thấy, không nghe, không ...
Konoshima Ōkoku 木島桜谷 (1877–1938)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3640 11:42, 08/01/2025
0 0 747 0.0
Konoshima Ōkoku 木島桜谷 (1877–1938) là một trong những bậc thầy hàng đầu của hội họa Nhật Bản hiện đại. Trong những năm gần đây, sự nổi tiếng của Ōkoku đã vượt ra ngoài phạm vi của những người hâm mộ hội họa truyền thống Nhật Bản, đặc biệt là đối với các sáng tác về đề tài động vật của ông.Sinh ...
Phép vẽ theo trí nhớ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3629 09:49, 02/01/2025
1 0 563 0.0
Môn học vẽ Dessin (Hình họa) là môn học có vị trí quan trọng đặc biệt. Môn vẽ Dessin có trong các chương trình giáo dục tiểu học, trung học và cao đẳng. Đây cũng là môn thi bắt buộc của các trường mỹ thuật, kỹ nghệ ở Đông Dương. Thậm chí Trường Vẽ Gia Định (The École de Dessin Gia Định) thành lập năm 1913, ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!