/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

4 lưu ý quan trọng trong nghi thức rót trà mời khách

1549 09:31, 12/01/2022
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

4 lưu ý quan trọng trong nghi thức rót trà mời khách
Trong cuộc sống, chúng ta dễ dàng thấy ai đó rót trà cho mình hoặc bản thân chúng ta rót trà mời khách. Tưởng chừng việc bưng trà rót nước rất đơn giản, nhưng kì thực bên trong chứa đựng sự tinh tế và hiểu biết. Trong bài viết này chúng tôi đề cập đến 4 lưu ý quan trọng trong nghi thức rót trà.

- Lưu ý thứ nhất: Bạn cần phải làm sạch bộ ấm trà.

1. Bạn cần chuẩn bị một bộ ấm trà sạch sẽ trước khi rót trà mời khách là điều cơ bản nhất. Khi khách vào nhà, hãy mời khách an tọa sau đó mới chuẩn bị trà.

2. Hãy đảm bảo một lần nữa bộ ấm trà phải được rửa sạch sẽ, những bộ ấm trà để lâu ngày bám bụi phải được lau chùi sạch sẽ và cẩn thận.

3. Trước khi pha trà bạn nên chần bộ ấm chén trà qua nước sôi thể hiện sự chú trọng vệ sinh của bản thân và sự tôn trọng, phép lịch sự đối với khách mời trà.

4. Hãy cẩn thận đặt ấm chén đã chần qua trên bộ tấm lót đệm, tránh việc làm bỏng tay do phần nước dư thừa.

- Lưu ý thứ hai: Sự thích hợp về lượng của Trà

1. Lượng trà bạn dùng không nên quá nhiều và không nên quá ít, nếu quá nhiều trà vị sẽ đậm và nếu quá ít trà vị sẽ nhạt.

2. Hoặc theo yêu cầu của khách thưởng trà, nên tôn trọng, lượng trà tùy sở thích của họ.

3. Khi rót trà, không nên rót quá ít, nếu chỉ ngập đáy cốc mà mời khách thì được hiểu như sự không thành tâm mời trà.

4. Dù là chén trà nhỏ hay chén trà lớn, khi rót trà cũng không nên rót quá đầy. Trà rót đầy là biểu hiện thiếu tinh tế, điều này được hiểu theo câu nói “ trà đầy tiễn khách” . Người xưa có câu “bảy phần trà ba phần tình” ý nói về lượng trà ước chừng trong rót trà mời khách.

- Lưu ý thứ ba: Phương thức phục vụ Trà

1. Theo phong tục truyền thống, mời trà là mời khách bằng cả hai tay để thể hiện sự tôn trọng với trà với người.

2. Đối với chén trà có quai, một tay cầm quai chén, một tay kia đỡ chén.

3. Đối với chén trà không quai, sau khi rót trà xong, cầm chén bằng hai tay mời khách dùng trà.

- Lưu ý thứ tư: Thứ tự thêm trà

1. Nếu bạn cần thêm trà vào chén, hãy làm theo quy tắc trưởng lão trước hậu bối sau theo trình tự.

2. Người rót trà cũng có thể thêm trà cho khách trước mình để
thể hiện sự quý mến.

3. Trong một cuộc hàn thuyên, khi bạn không biết nói gì hãy thêm trà để giảm bớt không khí trầm lặng.

4. Hãy luôn lịch sự thêm trà cho mình vào thứ tự cuối cùng sau mỗi lần thêm trà cho khách.

Với 4 lưu ý quan trọng trong mời trà là một trong các yếu tố trong nghi thức thưởng trà, bạn nên cẩn thận để có phép lịch sự với khách , người khách được mời dùng trà cũng sẽ cảm thấy bạn là người tinh tế , người am hiểu trà.

Mời trà quan trọng nhất vẫn là cái tâm , cái tâm của người mời trà quyết định rất nhiều tới buổi trà của bạn , thật tâm muốn mời một người một tách trà ngon như vậy là bạn đã biết nên làm thế nào để có thể thưởng thức được cái vị ngon của trà một cách trọn vẹn.

Uống Trà Thôi
Sưu tầm Internet
0 0 10,046 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Lược Sử Của Trà (P5): Trà Thời Nhà Tống – Điểm Trà Pháp
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3167 21:13, 02/02/2024
0 0 4,336 0.0
Dưới thời nhà Tống, Thiền tông trở thành tông phái Phật giáo lớn nhất và có mối quan hệ sâu rộng với chính quyền. Đạo giáo cũng trở thành tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn, đặc biệt đối với tầng lớp tu sĩ muốn tu tiên để cầu trường sinh. Cả hai tôn giáo này đều coi trọng trà, vì thế vai trò và tầm quan ...
Lý do không nên uống trà khi đói bụng
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3164 18:54, 31/01/2024
0 0 4,479 0.0
Trà có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng uống khi đói dễ gây kích ứng dạ dày, đau đầu, cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng.

Tất cả chúng ta đều biết đồ uống ấm vào buổi sáng có thể có lợi cho quá trình trao đổi chất và hệ tiêu hóa. Nhưng điều đó có đúng với tất cả các loại đồ uống không? ...
Lược Sử Của Trà (P4): Trà Thời Nhà Đường – Tiên Trà Pháp
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3157 21:30, 28/01/2024
0 0 4,400 0.0
Thời Đường được coi là thời đại mà lần đầu tiên văn hóa trà được chính thức ghi nhận, cùng với sự ra đời của “Trà Kinh” của Lục Vũ. Từ “Trà Kinh”, trà cũng mới được thống nhất gọi là “trà” (“茶”, chá), sau nhiều tên gọi khác nhau trước đó như “đồ” (“荼”, tú), “mính” (“茗”, ...
Bạch trà Shan tuyết Hà Giang - Niềm tự hào của Việt Nam
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3152 09:27, 25/01/2024
0 0 3,590 0.0
Sự xuất hiện của Bạch trà Shan tuyết Hà Giang trong tiệc trà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã góp phần giới thiệu đến bạn bè quốc tế về nét đẹp văn hóa trà của Việt Nam, đồng thời khẳng định vị thế của Bạch trà Shan tuyết Hà Giang trên bản đồ ...
Lược Sử Của Trà (P3): Trà Trước Thời Nhà Đường – Chử Trà Pháp
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3149 08:55, 23/01/2024
0 0 3,625 0.0
Vào thời kỳ đầu của lịch sử uống trà, người cổ đại có thể đã nhai lá chè tươi trực tiếp như một cách giải khát. Sau đó thì họ chuyển sang nấu lá chè tươi với nước và gia vị như món canh, tiếp theo là học cách phơi khô lá chè để dùng dần. Thời kỳ này, các loại cây chè hoang dã được khai thác, đến ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!