/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

“NGƯỜI VIẾT QUỐC CA” VẼ TRANH CHÂN DUNG “NGƯỜI VẼ QUỐC KỲ”

1572 08:37, 29/01/2022
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

“NGƯỜI VIẾT QUỐC CA” VẼ TRANH CHÂN DUNG “NGƯỜI VẼ QUỐC KỲ”Bức tranh gốc Văn Cao vẽ chân dung Nhà cách mạng Nguyễn Hữu Tiến
Một lần, rất tình cờ tôi được anh Ngô Quỳnh Dũng, con trai họa sĩ Ngô Mạnh Quỳnh tặng cho cuốn sách “Văn nghệ và kháng chiến qua ống kính Trần Văn Lưu” do tác giả Nguyễn Huy Thắng và Trần Chính Nghĩa (con trai ông Trần Văn Lưu), NXB Kim Đồng, xuất bản năm 2018. Sách tập hợp nhiều ảnh tư liệu quý về hoạt động văn hóa Việt Nam thời kháng chiến.

Khi xem một bức tranh (ảnh đen trắng) tôi chú ý tới một bức tranh lạ với lời chú thích: “Một tháng sau khi Đảng Lao động Việt Nam chính thức ra mắt quốc dân, lãnh đạo công cuộc kháng chiến kiến quốc, báo Nhân dân ra số đầu tiên vào ngày 11.3.1951. Nhà Nhiếp ảnh Trần Văn Lưu đã chụp lại bức tranh cảm động này, cổ động cho việc đọc báo Nhân dân”. Đây là lời chú thích cho bức tranh,…nhưng không thấy in tên tác giả bức tranh. Lúc ấy, tôi đưa anh Quang Việt cùng xem, anh sửng sốt và nói: “Đây rất có thể là bức tranh hiện đang thất lạc của Văn Cao”. Hai anh em cùng soi rất kỹ thì mới phát hiện ra “tranh có chữ ký Văn Cao” thật và ký rất mờ. Hóa ra phải nắm được lịch sử mới phát hiện ra và tìm được chữ ký ấy.

Điều thú vị đây chính là bức tranh “Đọc báo Nhân dân số đầu tiên” của Văn Cao, đã tham gia Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc lần thứ 3, khai mạc ngày 19 tháng 12 năm 1951, triển lãm mà Bác Hồ gửi thư cho các họa sĩ cả nước.

Đã bao năm qua, có lẽ cũng không có nhiều người được xem bức tranh này dù chỉ là qua ảnh. Trong một số sách viết về lịch sử Mỹ thuật Việt Nam có nhắc đến bức tranh này. Chẳng hạn trong cuốn “Trần Văn Cẩn” (tác giả Triều Dương), NXB Văn hóa xuất bản 1984 có viết ở trang 38 về cuộc Triển lãm nói trên: “Văn Cao tả một gia đình đọc báo Nhân dân bằng sơn dầu”. Vậy, đây chắc chắn là bức tranh sơn dầu đầu tiên ấy của Văn Cao rồi.

Ngay lúc ấy, tôi có gửi ảnh bức tranh cho một người bạn, đang công tác trong ngành điện lực, có quen biết với bạn đang công tác tại báo Nhân dân. Một lúc sau có ngay phản hồi “đây đúng là bức tranh ‘Đọc báo Nhân dân số đầu tiên’ của Văn Cao”, hiện Nhà truyền thống của báo Nhân dân cũng đang trưng bày ảnh chụp đen trắng bức tranh này.

Vậy, bây giờ bức tranh đang ở nơi nào? Chúng tôi chưa có câu trả lời!?

Còn câu chuyện chính tôi muốn kể với bạn đọc về số phận khá bi thảm đã xảy ra với một bức tranh khác của Văn Cao. Bức tranh vẽ chân dung nhà cách mạng Nguyễn Hữu Tiến mà tôi trực tiếp biết và vô cùng tiếc nuối. Bởi bức tranh này có ý nghĩa đặc biệt với lịch sử cách mạng Việt Nam, “người viết quốc ca – Văn Cao, vẽ người vẽ quốc kỳ – Nguyễn Hữu Tiến”.

Bức tranh chân dung Nhà cách mạng Nguyễn Hữu Tiến thoạt tiên được treo tại Nhà tưởng niệm Nguyễn Hữu Tiến tại xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Hồi ấy, Ủy ban Nhân dân xã cũng ngay liền kề bên cạnh. Khoảng những năm 2010, hồi ấy tôi, Nhà Phê bình Mỹ thuật Quang Việt – Trưởng ban Biên tập Nhà xuất bản Mỹ thuật cùng bố ruột của tôi về Ủy ban nhân dân xã Yên Bắc, Duy Tiên, Hà Nam làm công tác điều tra lý lịch vào Đảng cho tôi. Lúc trên xe đi về Hà Nội, anh Quang Việt có nói, ở Ủy ban Nhân dân xã có treo bức sơn dầu chân dung Nhà cách mạng Nguyễn Hữu Tiến do nhạc sĩ Văn Cao vẽ đấy. Nhưng hồi ấy tôi cũng chỉ thoáng nhìn bức tranh không để ý nhiều lắm; gật gù rồi quên đi mất chuyện này.

Năm 2016, khi đã tiếp xúc khá nhiều trong thế giới hội họa, biết giá trị chân bản của các bức tranh quý, tôi có ý thức đi tìm tư liệu về những bức tranh là tiêu điểm lịch sử. Trong một buổi nói chuyện với anh Quang Việt, câu chuyện đưa đẩy lại nhắc đến bức tranh ấy của Văn Cao. Một sự phấn khích muốn được ngắm lại thật kỹ bức tranh quý hiếm ấy đã khiến tôi trong ngày hôm sau, xuống ngay Hà Nam. Lúc ấy, Nhà Lưu niệm cũ cạnh Ủy ban đã được rời về địa điểm mới trên mảnh đất cũ của gia đình. Nhà trong ngõ quanh co cũng khá khó tìm. May được một người quen dẫn đường nên sau một hồi thì cũng đã tìm được tới nơi. Nhà Lưu niệm rất to, đẹp, sân thoáng, rộng, có một số cây cảnh của các lãnh đạo ở Trung Ương trồng kỷ niệm. Tiếp chúng tôi là cháu ngoại của Nhà Cách mạng Nguyễn Hữu Tiến. Bên trong nhà tưởng niệm, bên tay trái, trên tường treo bức tranh chân dung Nguyễn Hữu Tiến. Tôi dụi mắt mấy lần nhưng vẫn không thể tin được bởi trước mắt tôi là một bức tranh khác.

Trước khi về Hà Nam một ngày, tôi có lục lọi kiếm tìm trên mạng và đã tìm thấy ảnh chụp bức tranh vẽ chân dung Nguyễn Hữu Tiến của Văn Cao. Lúc ấy, tôi đưa anh Quang Việt xem và anh xác nhận, đúng rồi, đúng bức tranh ấy đây rồi, nhìn qua một cái nhận ra ngay tranh ông.

Vậy, bây giờ bức tranh gốc ấy đâu? Sau một hồi trà nước, chuyện trò với người cháu ngoại – hiện có trách nhiệm quản lý Nhà tưởng niệm thì anh rụt rè cho biết, tranh đã được cơ quan chức năng đem đi phục chế vì tranh xuống cấp (bong, tróc), sau một thời gian thì đưa lại cho nhà tưởng niệm bức tranh mới này…
Vậy, sự thật nằm ở đâu, cơ quan chức năng đem đi phục chế hay còn gì uẩn khúc từ chính những người trong gia đình. Người cháu ngoại sau một hồi ngại ngần cũng cho chúng tôi biết tên của họa sĩ sống ở Hà Nam, đang làm việc cho Sở Văn hóa thông tin tỉnh Hà Nam, là người trực tiếp mang tranh gốc đi sau một thời gian thì chuyển bức tranh mới này về…

Thôi, câu chuyện đến đây khó mà tiếp tục được nữa. Bởi nếu có gặp hỏi thăm người họa sĩ kia thì chắc chắn khó thu được kết quả gì. Bức tranh này quá hiếm, quá quý, quá ý nghĩa với lịch sử cách mạng Việt Nam. Giá trị của bức tranh đã vượt quá giá trị thông thường về thương mại…
Tôi bùi ngùi lên xe quay về Hà Nội.

Bẵng đi sau đó, khoảng năm 2019, trong một lần tình cờ nói chuyện với một Nhà sưu tập – người đang sở hữu nhiều tranh quý ở Hà Nội thì anh có nói: “Bức tranh gốc mà Văn Cao vẽ Nguyễn Hữu Tiến (bằng cách nào đó đã bị ai lấy đi) và được một tay nghiệp dư nào đó phục chế (rồi chào bán) trở thành một bức tranh “không thể chấp nhận được”. Và nhà sưu tập nói thêm với giọng hết sức tức giận: “Bọn này có tội với cách mạng, với nhân dân vì đã phá hỏng lịch sử một cách ngu xuẩn bởi lòng tham”.

Nhà sưu tập không nói tên người chào bán bức tranh và hiện anh cũng không nắm rõ bức tranh “Chân dung Nhà cách mạng Nguyễn Hữu Tiến” do nhạc sĩ Văn Cao vẽ “có một không hai” trong lịch sử hội họa Việt Nam cũng như thế giới “Người viết quốc ca – vẽ người vẽ quốc kỳ” hiện đang ở nơi nào?
Hai câu trả lời về sô phận cho hai bức tranh vô cùng quý hiếm của lịch sử Cách mạng Việt Nam còn bỏ ngỏ…
Hà Nội tháng 9/2020

Uống Trà Thôi
Theo tạp chí mỹ thuật
“NGƯỜI VIẾT QUỐC CA” VẼ TRANH CHÂN DUNG “NGƯỜI VẼ QUỐC KỲ”Nhạc sĩ Văn Cao đang trầm ngâm suy tư, phía xa xa trên tường treo bức Leo cột mỡ
“NGƯỜI VIẾT QUỐC CA” VẼ TRANH CHÂN DUNG “NGƯỜI VẼ QUỐC KỲ”Chân dung Nhà cách mạng Nguyễn Hữu Tiến (1901-1941)
“NGƯỜI VIẾT QUỐC CA” VẼ TRANH CHÂN DUNG “NGƯỜI VẼ QUỐC KỲ”Bức tranh hiện nay đang được trưng bày tại Nhà tưởng niệm Nhà Cách mạng Nguyễn Hữu Tiến tại Duy Tiên, Hà Nam.
“NGƯỜI VIẾT QUỐC CA” VẼ TRANH CHÂN DUNG “NGƯỜI VẼ QUỐC KỲ”Bức tranh “Đọc báo Nhân dân số đầu tiên” của Văn Cao. Ảnh: Trần Văn Lưu
0 0 6,923 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Cơn đau kéo dài 20 năm đằng sau những kiệt tác của Renoir
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2848 08:56, 07/09/2023
0 0 4,858 0.0
Căn bệnh viêm khớp dạng thấp khiến họa sĩ người Pháp phải nhờ người đặt bút vào tay, vẽ trong đau đớn và cử động khó khăn.

Họa sĩ Pierre-Auguste Renoir nổi tiếng với các tác phẩm có vẻ đẹp thuần khiết, nét vẽ nhẹ nhàng. Đằng sau những bức tranh đó là nỗi đau kéo dài triền miên mỗi khi cầm bút vẽ ...
LẠC KHOẢN TRONG HỘI HỌA
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2844 09:40, 05/09/2023
1 0 5,467 0.0
Một bức thư pháp được coi là hoàn chỉnh phải hội đủ các yếu tố: Chính văn (phần chính của nội dung cần thể hiện) đề khoản và ấn chương. Những chữ ngoài phần chính văn gọi chung là “Khoản”. Đề khoản còn có khi gọi là Lạc Khoản. Đề khoản chiếm một vị trí tương đối trọng yếu trong một tác phẩm ...
Cựu cầu thủ bóng đá gây ra vụ trộm tranh chấn động lịch sử
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2841 21:43, 01/09/2023
0 0 3,129 0.0
Cựu cầu thủ bóng đá chỉ mất 50 giây để đánh cắp một trong những bức tranh nổi tiếng nhất thế giới và để lại lời trêu chọc “cảm ơn vì an ninh kém” tại vị trí cũ.
Enger đã lo lắng và sợ hãi: “Cả đêm trước khi xảy ra vụ trộm, tôi cảm thấy có gì đó bên trong mình nói đừng làm thế, đừng làm thế”. ...
Họa sĩ bị trộm nhiều tranh nhất thế giới
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2831 09:13, 29/08/2023
0 0 3,106 0.0
Tổng số tranh của Picasso bị đánh cắp hơn 1.000 bức, nhiều tác phẩm vẫn chưa được tìm thấy.

Pablo Picasso nổi tiếng với câu nói "Những nghệ sĩ giỏi vay mượn, những nghệ sĩ vĩ đại ăn cắp" ẩn ý về sự trùng hợp giữa các tác phẩm nghệ thuật. Ngoài đời thực, theo Art Loss Register, ông là họa sĩ bị trộm tranh ...
6 kiệt tác để đời của họa sĩ Tây Ban Nha lừng danh Francisco Goya
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2826 09:49, 25/08/2023
0 0 3,550 0.0
Ngày nay, Francisco Goya được biết đến là một trong những cây cọ có tầm ảnh hưởng lớn nhất của hội họa thế giới. Tên tuổi của ông gắn liền với chủ nghĩa Lãng mạn, một trào lưu nghệ thuật xuất hiện khoảng cuối thế kỷ 18. Goya được mệnh danh là một “Old Master” (thuật ngữ dùng để chỉ những họa ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!