/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Chuyện về Lục Vũ được người đời suy tôn lên là “Trà thánh”

1579 08:15, 05/02/2022
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Chuyện về Lục Vũ được người đời suy tôn lên là “Trà thánh”Tượng Lục Vũ tại Tây An, Trung Quốc.
Lục Vũ (733 - 804) là người dành cả cuộc đời cho trà và rất tinh thông về trà, ông trở nên nổi tiếng với tác phẩm “Trà Kinh”, tóm tắt những kiến ​​thức đầu tiên trên thế giới về trà. Được người đời tôn là Trà Tiên, Trà Thánh, Trà Thần. Cuộc đời của ông mang nhiều tính truyền kỳ, nên truyền thuyết về ông trong dân gian rất nhiều.

Lục Vũ sinh ra tại Cánh Lăng, Phức Châu thời nhà Đường (nay là thành phố Thiên Môn, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc). Ông có tên tự là Hồng Tiệm, xưng Tang Trữ Ông, tên khác là Cánh Lăng Tử, Đông Cương Tử, Trà Sơn Ngự Sử. Ông còn có tên khác là Tật, hiệu Quý Tì.

Ông là người có tính khôi hài, đã từng có thời là diễn viên hề. Ông không thích làm quan, chỉ thích đóng cửa đọc sách. Ông có quan hệ thân thiết với các nhà thơ: Kiểu Nhiên, Mạnh Giao; nhà thư pháp Nhan Chân Khanh, nhà thơ nữ Lý Quý Lan cũng là bạn thân thiết của ông. Ông là người có tài thơ văn, nhưng thơ văn của ông còn lưu truyền lại không nhiều. Cuộc đời ông có nhiều chuyện mang tính truyền kỳ, nên truyền thuyết về ông trong dân gian rất nhiều.

Những câu chuyện về trà

Hòa thượng Tích Công rất thích uống trà. Ngay từ khi còn nhỏ Lục Vũ đã biết pha trà cho hòa thượng, dần dần cũng biết cách thưởng thức trà. Ông không những biết uống trà, pha trà, mà còn biết để ý học hỏi những người xung quanh cách sản xuất trà và kinh nghiệm về uống trà. Do chăm chỉ nghiên cứu Nho học và ngày càng lạnh nhạt với Phật học, vì vậy thường bị đánh đòn nên ông đã trốn đi khỏi chùa. Tích Công hòa thượng rất sành uống trà, nếu không phải trà do Lục Vũ pha thì không uống.

Từ khi Lục Vũ bỏ đi, uống trà do người khác pha, hòa thượng đều thấy nhạt nhẽo vô vị, đành từ bỏ thú vui uống trà. Sau khi Đại Tông hoàng đế nghe được câu chuyện đó, bèn triệu hòa thượng Tích Công vào cung, ra lệnh người trong cung pha trà cho ông uống, để thử khẩu vị của hòa thượng. Khi nhấp một ngụm trà, hòa thượng đã chau mày nhăn mặt không uống nữa. Thấy vậy, hoàng đế cho ngườ đi khắp nơi tìm bằng được Lục Vũ, bí mật triệu vào cung, ra lệnh pha trà. Tích Công hòa thượng sau khi uống thử, luôn miệng ca ngợi và cao hứng nói rằng: Đây đúng là trà do Lục Vũ pha

Trong Loạn An Sử, Lục Vũ về Hán Thủy, vượt Trường Giang ẩn cư ở Chiết Giang lánh nạn. Ông vào ở trong chùa Diêu Khê (nay là Ngô Hưng), tự xưng là Tang Trữ Ông, bắt đầu viết Trà Kinh. Trong thời gian này ông đi khảo sát thực tế ở Chiết Giang, Giang Tô, Giang Tây, Hồ Nam... Một lần trên đường đi ông gặp Lý Quý Khanh (là người đang trên đường đi nhận chức Thứ Sử Hồ Châu), rất ngưỡng mộ sự hiểu biết về trà của Lục Vũ. Một hôm thuyền đi qua Dương Tử (nay là Nghi Trưng Giang Tô), Lý Quý Khanh lệnh cho binh sĩ đi Nam Nhũ lấy nước để pha trà.

Vốn là chất nước ở Nam Nhũ (một trong 3 dòng chảy của Trường Giang) có vị rất trong mát nổi tiếng là pha trà tốt. Khi binh sĩ mang nước quay về, chuẩn bị pha trà thì Lục Vũ lắc đầu nói: Đây không phải là nước Nam Nhũ, đây có lẽ là nước sông ven bờ. Khi Lý Quý Khanh hỏi người đi lấy nước. Binh sĩ vô cùng kinh ngạc không dám nói dối, vội nói thật: Tôi đã đến Nam Nhũ lấy đầy một bình, nhưng khi quay về, do sóng lớn, nước trong bình đổ mất một nửa, sợ bị trách mắng, bèn lấy nước ở ven sông đổ vào cho đầy. Những người có mặt ở đó đều thán phục tài phân biệt nước của Lục Vũ.

Hai vợ chồng Lư Đồng, ở trấn Ô, huyện Đằng Hương, Chiết Giang mở một quán trà, nhưng việc làm ăn không phát đạt, cuộc sống khó khăn. Lư Đồng nghe nói chè ở Thái Hồ có thể cho phép người đến hái, bèn đến Thái Hồ, anh ta mới phát hiện ra rằng, từ trước đến giờ chỉ biết bán chè đã chế biến, mà chưa biết cây chè, lá chè ra sao cả. Anh ta đành lanh quanh ở đó, mong có người đi qua để hỏi.

Bỗng nhiên, Lư Đồng phát hiện có một ông lão nằm hôn mê trên bãi cỏ ven đường, anh ta liền đến đỡ ông lão dậy, tay day huyệt nhân trung, gọi lớn: Cụ ơi! Cụ ơi. Ông lão từ từ tỉnh dậy, nhìn Lư Đồng gật đầu, rồi chỉ tay vào chiếc giỏ để cạnh người. Lư Đồng đoán được ý của ông, liền lấy ở trong giỏ ra nhai mớm cho ông lão. Ông lão dần lấy lại sức, hóa ra đó chính là Lục Vũ. Ông lên núi hái chè, thử nhấm các loại chè khác nhau để phân biệt vị, nhưng không may hái nhầm phải loại lá độc, vì vậy bị ngã ra bất tỉnh. May kịp thời ăn được lá chè giải độc, nên lại được an toàn.

Biết Lư Đồng cũng đến hái chè, hai người kết thành tri kỷ, rồi Lục Vũ giảng giải kiến thức về trà cho Lư Đồng. Sau đó Lư Đồng mang chè ra pha để bán. Khách hành sau khi uống loại trà mới này, đều cảm thấy sảng khoái. Tin đồn lan đi, khách hàng lũ lượt kéo nhau đến thưởng thức loại trà kỳ diệu của quán Lư Đồng. Từ đó quán làm ăn rất phát đạt.

Đổi ngựa lấy Trà Kinh

Tương truyền người Hồi Hột ở phương Bắc có giống ngựa quý. Hàng năm họ đều cử người đến Đường triều đổi ngựa lấy trà. Năm đó, sứ thần Hồi Hột nói với sứ giả nhà Đường rằng: Năm nay chúng tôi mang ngàn con ngựa tốt đến để đổi một cuốn sách, tên là Trà Kinh. Sứ thần nhà Đường đang đêm phải quay về kinh, tấu lên hoàng đế. Hoàng đế nhà Đường triệu tập các học sĩ vào, tìm cuốn sách này, nhưng tìm khắp các kho sách của hoàng cung mà cũng không tìm thấy, Thái sư tâu rằng: Mười mấy năm trước đây, nghe nói có một người tên là Lục Vũ, rất giỏi về trà, có lẽ Trà Kinh là tác phẩm của ông ta.

Nay, cho người về vùng Giang Nam, nơi Lục Vũ sống, mới có thể tìm được. Hoàng đế lập tức cho người đến Hồ Châu. Nhưng khi đến đó thì Phương trượng trong chùa nói rằng, nghe nói, cuốn sách đó đã được đưa về quê hương của Trà Thánh ở Cảnh Lăng rồi. Sứ giả triều đình vội về Cảnh Lăng, đến hỏi thăm ở chùa Tây Tháp. Hòa thượng ở chùa Tây Tháp nói: Trà thần đã mang sách về Hồ Châu rồi. Nghe vậy quan viên sứ giả của triều đình đều cảm thấy thất vọng và chán nản. Đang định quay về triều thì bỗng có một thư sinh đến chặn đầu ngựa lại nói rằng:Tôi là người Cảnh Lăng, đến dâng của quý lên triều đình. Nói song dâng lên 3 quyển Trà kinh. Người đó là nhà thơ Bì Nhật Hưu.

Sứ giả về triều, giao sách quý. Từ đó về sau, Trà kinh trở thành cuốn sách quý lưu truyền ở phía tây bắc Trung Quốc, sau truyền đến Trung Á, Tây Á và nhiều nước ở châu Âu. Ngoài 10 chương của Trà Kinh, Lục Vũ còn tổng kết lần đầu tiên trên thế giới cách uống trà trong cuốn Trà Kinh thành cửu đạo trà, làm cơ sở cho cách uống trà ngày nay, bao gồm 9 chữ: phẩm, ôn, đầu, trúng, mân, phục, chân, kính, ẩm.

Cuốn Trà Kinh là cuốn sách Bách khoa toàn thư về chè lâu đời nhất từ đời Nhà Đường và có ảnh hưởng sâu xa, rộng lớn đến các đời sau này. Hiện nay, tại quê hương Lục Vũ, nhân dân đã xây dựng một nhà bảo tàng kỷ niệm Lục Vũ, để ghi nhớ đến người đã có cống hiến lớn cho văn hoá và lịch sử chè Trung Quốc. Ngoài ra còn dựng một tượng đồng Lục Vũ đang ngồi uống một chén chè tại quê hương Thiên Môn của ông.

Uống Trà Thôi
Sưu tầm Internet
Chuyện về Lục Vũ được người đời suy tôn lên là “Trà thánh”Trà kinh đã được dịch ra tiếng Việt, bản dịch của Trần Quang Đức, Nhà xuất bản Văn học, 2008.
0 0 9,252 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Trà và mứt – Sự kết hợp tuyệt vời cho ngày xuân trọn vẹn
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3654 07:42, 21/01/2025
0 0 467 0.0
Trên bàn trà của mỗi gia đình Việt trong những ngày Tết, không thể thiếu sự góp mặt của mứt và trà. Dù là hai món tưởng chừng không có mối liên hệ gì, nhưng khi kết hợp với nhau lại tạo nên một hương vị tuyệt vời, mang đến những khoảnh khắc thưởng thức thật trọn vẹn. Một tách trà nóng ấm, kết hợp ...
Thưởng trà dịp Tết – Nét truyền thống trong nhịp sống hiện đại
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3645 09:16, 13/01/2025
0 0 655 0.0
Tết Nguyên đán, mùa của sự sum vầy và đoàn viên, không chỉ là thời điểm để các gia đình tụ họp, mà còn là dịp để tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống. Trong những ngày đầu xuân, bên mâm cỗ đầy đặn, một ấm trà nóng bốc khói là khoảnh khắc không thể thiếu, giúp kết nối các thế hệ và gợi ...
Lợi ích tuyệt vời từ tách trà mỗi ngày
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3637 08:04, 08/01/2025
0 0 681 0.0
Uống trà không chỉ là thú vui tao nhã mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc. Nghiên cứu mới nhất đã chứng minh, trà xanh, trà đen và trà trắng đều góp phần kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch và tăng cường sức khỏe toàn diện.

Uống trà từ lâu đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu, ...
Trà cổ thụ Tây Bắc: Báu vật của đất trời
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3624 08:54, 30/12/2024
1 0 3,710 0.0
Ở những vùng núi cao của Tây Bắc Việt Nam, có những cây trà cổ thụ đứng sừng sững hàng trăm năm, thậm chí cả ngàn năm tuổi. Không chỉ là nguyên liệu tạo ra những tách trà thơm ngon, chúng còn là minh chứng sống động cho sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người, chứa đựng giá trị văn hóa, kinh tế và sinh thái ...
Trà sen Tây Hồ: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3616 08:41, 22/12/2024
0 0 1,468 0.0
Trà Sen Tây Hồ - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận. Đây là một niềm tự hào lớn lao không chỉ với người dân Thủ đô mà còn với những ai yêu quý các giá trị truyền thống lâu đời. Nghề ướp trà sen Tây Hồ không chỉ là một biểu tượng của tinh hoa ẩm ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!