/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Mấy suy nghĩ về hội họa hiện đại trước Cách mạng tháng Tám

1586 13:21, 10/02/2022
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Mấy suy nghĩ về hội họa hiện đại trước Cách mạng tháng TámTÔ NGỌC VÂN – Trong nhà (Bức thư). 1934. Lụa. 69x69cm. Sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
Tôi có mấy nhận xét về hội họa hiện đại kể cả một phần trước Cách mạng. Hiện giờ có nhiều người còn cho rằng nghệ thuật hội hoạ dưới thời thuộc Pháp là hoàn toàn vứt đi cả, bọn hoạ sĩ thời đó học theo trường tư sản đồi truỵ Âu châu tư tưởng tự do chủ nghĩa, nghệ thuật vị nghệ thuật, đồi bại tất cả. Họ còn chứng minh rằng cứ xa sự bồi dưỡng của Đảng của quần chúng, là ngựa lại quay về lối cũ, bất cứ đòi hỏi nào, điều kiện thay đổi nào cũng chỉ là để đi vào con đường tự do tư sản, con đường hình thức chủ nghĩa…

Thực ra dưới ách thống trị đè nén của đế quốc và phong kiến, nghệ thuật nào cũng không thoát ra ngoài cái ách đó để sống riêng biệt được. Dưới thời đó, nghệ thuật hội hoạ không có đất để ngóc đầu, không có chỗ thở tự do nhưng nghệ thuật ta không chết cũng như dân tộc ta không chết được. Nếu ta phủ nhận sức sống của hội họa ta lúc đó thì vô tình ta đã gạt cả sức sống và lòng yêu nước của một tầng lớp nhân dân lúc đó hay sao ? Người họa sĩ lúc đó không thuộc lớp người bị đè nén ư?

Tính chất đời sống đồi trụy của họ hầu như không có. Không có ai nghiện thuốc phiện – đến thuốc lá hầu như họ cũng kiêng, sợ mất thì giờ và bận tay vẽ…

Họ không sa đoạ quá đáng về thân thể như bọn nghệ sĩ Montparnatte, trong bọn đó có nhiều tên thuộc loại bệnh hoạn bẩn thỉu như pédérastic, maladie du sergent André… Không có ai sống kỳ quái như bọn chúng, đeo khuyên đeo vòng, quần xanh áo đỏ đi tìm cảm hứng giữa phố phường đang đổ mồ hôi vì lao động ở các thành phố Âu châu – đời sống điên loạn và bệnh hoạn này ăn sâu vào nội dung tranh của bọn đó. Cụ thể mà nói, cuộc đời hoạ sĩ lúc đó cũng là cuộc đời dở dang thất nghiệp, cảm thông được phần nào nỗi đau buồn mất nước, chui đầu vào cuộc đời tìm nghệ thuật, tìm nguồn gốc dân tộc, tìm hướng đi – dù có sai lầm có chập chững. Đấy là khía cạnh tốt của người hoạ sĩ trước Cách mạng.

Không phải ngẫu nhiên mà năm 30 – 31 ta có được một số tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh, không phải ngẫu nhiên mà có tranh vẽ truyền đơn Cộng sản của Đỗ Cung, không phải ngẫu nhiên phát minh ra được tranh quốc sử của Trần Phềnh, tranh sơn mài của nhiều hoạ sĩ và thợ sơn cộng tác. Không phải ngẫu nhiên hồi đó ta đã có nhiều bài lý luận về nghệ thuật tranh Tết, về con Rồng đời Lý, về nghệ thuật Đại La, nghiên cứu và học tập trống đồng Lạc Việt. Đấy là khía cạnh tích cực, khía cạnh tốt không thể bỏ qua được của những con người làm nghệ thuật trước Cách mạng, đấy là khía cạnh con người của nghệ sĩ còn dính liền với dân tộc, với nhân dân.

Đối với thiểu số hoạ sĩ thích kỹ thuật diễn tả của Âu châu, ta cũng không thể lấy sinh hoạt hàng ngày của họ để áp dụng làm tiêu chuẩn đánh giá toàn bộ tác phẩm của họ rồi kết luận vội vã là đồi truỵ hay bệnh hoạn như có nhà phê bình đã kết luận về Nguyễn Du và Truyện Kiều. Còn khía tiêu cực, khía phản Cách mạng cả trên con người lẫn nghệ thuật thì giơ ngón tay lên để tính ta có thể không đếm được đến hai, ba. Có hoạ sĩ không ở hàng ngũ với ta nhưng tranh lại vẽ thật thà, trơn tru rất tả thực. Cụ thể hơn ngay trên tranh của Tô Ngọc Vân mà anh em thường cho là ảnh hưởng nghệ thuật tư sản, nhiều nhất ảnh hưởng nghệ thuật Matisse, nghệ thuật hình thức nhiều nhất thì thực ra những tranh phụ nữ của anh – tuy lãng mạn và quyến rũ – cũng lành mạnh hơn loại tranh hình thức của Matisse, loại cubisme của Picasso, loại nữ của Modigliani hay rất Pasci ? rất nhiều vì nội dung sa đọa, rã rượi của nhiều bức tranh này.

Vả lại anh Vân hay vài ba anh em khác có lệch sang chuyện vẽ phụ nữ, lệch sang vẽ Lập thể thì cũng chỉ là những giai đoạn rất ngắn trên quãng đường sáng tác trước Cách mạng .

Do đó tôi thấy trường phái Pa-ri không có rễ sâu trong đầu óc hoạ sĩ Việt Nam trước Cách mạng, nhưng trái lại tính chất đi tìm dân tộc, tính tìm gốc dân tộc thì luôn luôn sẵn có trong đầu óc họ. Do đó tôi thấy bản báo cáo nói hội hoạ Việt Nam trước Cách mạng hoặc một số anh em vẫn nhận định là khá nặng về tư tưởng hình thức chủ nghĩa, của trường phái Pa-ri, thì tôi cho là chưa sát và không đúng.

Do đó, cũng trong mấy bức tranh chép cách vẽ của VanGogh ở phòng triển lãm Mùa xuân, tôi cũng cho là không phải Trọng Kiệm hay Lưu Công Nhân trở về với tư tưởng nghệ thuật tư sản đồi bại. Tâm hồn họ lành mạnh, tươi vui lắm. Các bạn trẻ này đi tìm cách diễn tả thực tế mà thôi, họ đi tìm phương pháp vẽ, họ không có bệnh của loại tranh hình thức chủ nghĩa. Ta không cần chống hình thức chủ nghĩa trong anh em trẻ, ta chỉ khuyên anh em tránh chép theo cách vẽ của Âu châu và hướng họ vào đường lối diễn tả dân tộc.

(*) Trích “Tham luận đọc tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc III 1957

Uống Trà Thôi
Theo tạp chí mỹ thuật
Mấy suy nghĩ về hội họa hiện đại trước Cách mạng tháng TámLÊ VĂN ĐỆ (1906-1966) – Cô gái ngồi trên cầu ao. 1954. Lụa
Mấy suy nghĩ về hội họa hiện đại trước Cách mạng tháng TámNGUYỄN PHAN CHÁNH (1892-1984) – Trốn tìm. 1938. Lụa
Mấy suy nghĩ về hội họa hiện đại trước Cách mạng tháng TámTRẦN VĂN CẨN (1910-1994) – Hai cô gái trước bình phong. 1943. Lụa. 45x48cm. Sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
Mấy suy nghĩ về hội họa hiện đại trước Cách mạng tháng TámNGUYỄN VĂN TỴ (1917-1992) – Tỉa thảm len. 1984. Sơn dầu. 60x80cm. Sưu tập tư nhân, Hà Nội
Mấy suy nghĩ về hội họa hiện đại trước Cách mạng tháng TámNGUYỄN VĂN TỴ (1917-1992) – Hội Đình Chèm. 1941. Sơn mài. 99,5x148cm. Sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
0 0 5,215 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Câu chuyện học vẽ của ‘đệ nhất tài tử Giang Nam’ Đường Bá Hổ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2633 09:06, 18/05/2023
0 0 10,614 0.0
Đường Dần là người thời Minh triều, tự là Bá Hổ, một trong “Minh tứ gia”, ông được mọi người xưng là “đệ nhất tài tử Giang Nam”. Câu chuyện của Đường Dần học vẽ sau đây sẽ cho ta thấy việc học vẽ tranh Trung Hoa cổ điển đòi hỏi rất nhiều công phu cùng sự nghiêm túc.

Đường Dần bái Trầm Chu ...
Những bức tranh trừu tượng đắt nhất thế giới
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2627 08:41, 16/05/2023
0 0 6,978 0.0
"Interchange" của Willem de Kooning vẽ phụ nữ theo phong cách trừu tượng có giá 300 triệu USD (hơn bảy nghìn tỷ đồng).

Từ đầu tháng 5, loạt tranh trừu tượng được đưa ra đấu giá trong các phiên của Sotheby's, Christie's với giá cao. Trang Masterworks thống kê 10 tác phẩm trừu tượng đắt nhất thế giới.

Đứng đầu là ...
Tranh bảng màu được định giá 25 triệu USD
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2621 08:50, 12/05/2023
0 0 5,458 0.0
Bức "4096 Farben" vẽ bảng màu của Gerhard Richter tái xuất thị trường đấu giá với mức 25 triệu USD.

4096 Farben là tác phẩm quan trọng nhất trong sáu lô đấu giá thuộc phiên Contemporary Evening Auction của Sotheby’s ở New York vào ngày 18/5. Chuyên gia nhận định tranh sẽ được gõ búa ở mức 25 triệu USD (586 tỷ đồng).

Tranh ...
Triển lãm lạ về tranh Van Gogh
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2615 08:31, 09/05/2023
0 0 6,323 0.0
Một triển lãm lạ, lạ ngay từ cái tên 'Van Gogh ở Sài Gòn' và sẽ còn lạ hơn khi loạt tranh phái sinh phong cách Van Gogh vẽ về Việt Nam.

Thực ra, không phải Van Gogh vẽ về Việt Nam, mà họa sĩ Việt dùng ngôn ngữ, bút pháp pop-art để đưa Van Gogh về đây, cùng ông dạo phố, sinh hoạt như người Sài Gòn.

Cảm hứng phái ...
Nghệ thuật cũng phải tuân thủ quy tắc
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2606 08:18, 05/05/2023
0 0 4,047 0.0
Nghệ thuật phương Tây thế kỷ 19 có rất nhiều quy định nghiêm ngặt. Từ phong cách đến nội dung, phải theo truyền thống mới được giám tuyển duyệt.

Đến giữa thế kỷ 19, ở Paris, truyền thống đã thống trị nghệ thuật. Nếu là một nghệ sĩ và muốn kiếm được miếng ăn, bạn phải đưa tác phẩm của mình đến ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!