/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tìm Bố Cho Con

1590 15:11, 13/02/2022
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

Tìm Bố Cho Con
TÌM BỐ CHO CON
Các bạn có biết đại bàng cái tìm cha cho con của nó thế nào không? Hay phết đấy! Đại bàng cái bẻ một mẩu cành cây, ngậm ở mỏ, bay lên thật cao rồi cứ lượn vòng trên ấy. Xung quanh con cái sẽ xuất hiện các đại bàng đực, khi ấy đại bàng cái sẽ nhả mẩu cành cây ra, rồi bay ở trên quan sát. Sẽ có con đại bàng đực chộp được cái mẩu que ấy trong không trung, không cho nó rơi chạm đất, rồi đem nó tới chỗ con cái, cẩn thận trao lại, từ mỏ của mình sang mỏ con cái. Đại bàng cái lại bay lên cao tít, rồi lại thả, đại bàng đực lại lao đi bắt cái qua ấy ở trên không…Nếu từng ấy lần thử thách con đực luôn bắt được, thì nó sẽ được lựa chọn để làm bạn đời. Để làm gì ư, thì đây….
Đôi “uyên ương” sẽ làm tổ ở những hốc đá tít trên cao. Tổ chim là những que cứng, nếu không có đủ chúng dùng mỏ giật lông vũ của chính mình ra, rớm máu thịt. Chim bố và chim mẹ dùng chính lông của mình để lót ổ, để trám tất cả những khe hở, sao cho chim non sẽ được ấm áp, êm ái nhất có thể. Chim cái sẽ đẻ trứng vào ổ, và cả hai sẽ cùng nhau ấp nở. Chim đại bàng non (thường là hai con) được sinh ra rất nhỏ bé, lẩy bẩy yếu đuối, trần trụi… và chim mẹ, chim bố sẽ dùng chính cơ thể mình sưởi ấm cho con, che chở nắng mưa, đem đến cho chim con nước và thức ăn, chúng sẽ lớn rất nhanh. Và khi ấy chim mẹ và chim bố thấy, là đã tới lúc rồi…
Chim bố đứng cạnh tổ chim, bắt đầu đập cánh dữ dội, cả tổ chim chao đảo, rụng rời. Để làm gì ư? Để tung bay đi hết những lông chim, còn trơ lại mỗi cái khung ban đầu chính chim bố, chim mẹ làm bằng các cành cây. Chim non bên trong hoảng sợ, chúng thấy tổ chim tan tành, chúng không hiểu vì sao chim bố, chim mẹ trước kia đang yêu thương chiều chuông thế, nay lại … Chim mẹ khi đó bay đi kiếm mồi, hoặc tránh mặt đi đâu, không nỡ nhìn những chú chim con ngơ ngác. Nhưng rồi chim mẹ bắt được cá, quay về ngồi cách tô chừng 5 mét, cho các con trông thấy. Nhưng chim mẹ không mớm mồi cho con nữa, mà bắt đầu ăn cá, kệ cho lũ con kêu réo đòi ăn.
Đói thì phải lo thân thôi, chin non đành lò dò ra khỏi cái tổ bây giờ cũng chả còn ấm êm gì nữa. Chúng chưa hề làm như thế trước kia, và sẽ không làm đâu nếu vẫn được bố mẹ cho ăn. Chim non còn chưa biết gì hết về cuộc đời này, tổ chim thì nằm trên vách đá cao tít để thú săn mồi không rình rập được. Chim non trượt chân, ngã quay lơ, rồi rơi thẳng xuống dưới vực. Lúc đó chim bố (ngày xưa phải bắt cành cây do “người yêu” ném mãi rồi) sẽ phi từ trên cao xuống và đỡ chú chim con bằng lưng, chứ không đã tan xác mất rồi! Chim bố sẽ cõng chim con trên lưng, lại đưa lên cái tổ chim nay đã xác xơ, và mọi chuyện lại bắt dầu như thế. Các con thì ngã, còn bố thì đỡ và cõng lên. Không chú chim non nào ngã chết cả. Nhưng trong những cú ngã kinh người ấy chim non bắt đầu làm những động tác mà nó cũng không ngờ tới: xòe rộng đôi cánh còn lơ thơ mấy cọng lông của mình ra ngược chiều gió. Chim non bắt đầu bay! Và con nào biết bay trước thì sẽ được bố mẹ dẫn đường, cho bay tới nơi gần nhất có cá. Chứ không dùng mỏ cắp cá về mớm cho chim con nữa…
Con người cũng có thể học được nhiều điều từ đại bàng. Bắt đầu từ việc chọn cha cho những đứa con tương lai của mình….
Bonus: có 60 giống đại bàng khác nhau. Đại bàng chưa phải chim bay nhanh nhất, nhưng có thể bay được kể cả trong dông tố. Tốc độ bay đạt tới 200km/h, và lúc “bổ nhào” nó đạt vận tốc 320 km/h. Mắt nó cực tinh, nhìn một lúc được 2 vật khác nhau, khi săn mồi trên cao 3000m có thể nhìn thấy vật chỉ bằng quả trứng gà dưới đất trong phạm vi 11km2. Mắt có 2 màng bảo vệ, nhìn được góc 270 độ. Berkut là loài đại bàng lớn nhất, có thể bay lên 4500m cao để quan sát, còn đại bàng thường bay cao 700m. Đại bàng không “tái sinh” như phượng hoàng (trong cổ tích) nhưng “cải lão hoàn đồng” thì có: đến năm 40 tuổi đại bàng gặp vấn đề tuổi tác: lông ngực thưa dần đâm bay kém đi, móng bị mềm yếu, mỏ cũng lung lay… Và nó mất 5 tháng, sẽ thay mỏ, thay lông, mọc móng mới… Và nó lại “trẻ trung”, mạnh mẽ và sống thêm được tầm 40 năm nữa!
Việc nuôi dạy con xảy ra trong 3 tháng đầu đời của chim non. Đại bàng vô cùng chung thủy, chả khác gì thiên nga, chúng kết đôi với nhau cả đời. Chúng cũng không bỏ tổ chim, mà thường dùng lại cái khung cũ, chỉ “mông má” lại mà thôi. Nhiệm vụ lo đồ ăn, thức uống của chim đực, còn chim cái có nhiệm vụ rất quan trọng là trông nom bọn đại bàng con, chúng nó mới sinh ra đã có cái tính muốn hất anh em của mình ra khỏi tổ ấm rồi! Nguy hiểm đến mấy chúng cũng không bỏ chim con.
Đại bàng không bao giờ ăn thịt thiu, mà chỉ ăn mồi mình săn được. Có loài thì chỉ ăn thực vật, nhưng cũng phải tươi. Chỉ trong điều kiện bị loài người giam hãm, thì chúng đành ăn thịt hay đồ ăn thiu. Nhưng chúng sẽ không bao giờ sinh con đẻ cái nếu mất tự do!
Team Uống Trà Thôi sưu tầm
1 0 15,235 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Nước mắt Hạc tiên & cái kết cho kẻ vô ơn
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
861 17:06, 02/08/2021
1 0 14,077 0.0
Có một chàng trai trẻ được thừa hưởng gia tài lớn từ người cha quá cố để lại. Thế nhưng anh ta lại vô cùng lười biếng, không lo làm ăn mà cả ngày chỉ nằm dài hưởng thụ.

Vì thế, chẳng mấy chốc mà của cải, tiền bạc trong nhà đã bị tiêu hết sạch, thậm chí anh ta còn rơi vào cảnh nợ nần chồng chất.

Quá ...
4 lời khuyên của vị thiền sư cô đọng được cả một đời người
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
856 15:45, 02/08/2021
1 0 15,121 0.0
4 lời khuyên của vị thiền sư cô đọng được cả một đời người
Team UỐng Trà Thôi sưu tầm

Có một chàng trai đang ở độ tuổi bồng bột, vì thế luôn có rất nhiều phiền não trong cuộc sống mà anh ta không thể tự mình lý giải được, thế nên đã đến chùa tìm một vị sư để học đạo.

Vị sư nhìn khuôn mặt ...
Tai hại ngũ dục
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
853 14:04, 02/08/2021
3 1 15,998 10.0
Tai hại ngũ dục
Đức Phật thường nhắc nhở tất cả mọi người phải biết sự tác hại của ngũ dục, không nên tham cầu quá đáng.

Một hôm đức Phật kêu các thầy Tỳ Kheo nói:

- Ví như trên núi tuyết, chỗ đất bằng người thú qua lại. Có kẻ lấy nhựa cây gài bên thức ăn để nhử đàn khỉ. Một vài con khỉ ...
Sự rèn luyện của tâm hồn
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
852 13:40, 02/08/2021
1 0 11,985 0.0
Sự rèn luyện của tâm hồn
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Có một nghiên cứu sinh nọ đến thăm thiền sư, anh chàng cảm thấy vô cùng khó hiểu nên đã hỏi thiền sư rằng: "Tại sao có rất nhiều người muốn quỳ bái thầy khi họ nhìn thấy thầy vậy ạ? Có phải họ mê tín quá không? Con chưa từng quỳ lạy bất cứ ai, ...
Phân có thối hay không?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
851 13:36, 02/08/2021
0 0 12,927 0.0
Phân có thối hay không?
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Một người phụ nữ thao thao bất tuyệt kể về nỗi khổ của mình, không có ý định dừng lại.

Thiền sư ngắt lời cô ta và nói: Cô có nhiều nỗi khổ thật đấy!

Người phụ nữ: Người khác kể khổ nhiều nhất chỉ cần ba ngày ba đêm, tôi kể khổ phải cần 3 năm!

Thiền ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!