/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Xu hướng chiết trung trong nghệ thuật

1602 09:08, 19/02/2022
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Xu hướng chiết trung trong nghệ thuậtANNIBALE CARRACCI – Pieta. 1600. Sơn dầu, Bảo tàng Capodimonte, Napoli. Ở bức tranh này, chúng ta có thể nhận thấy sự tổng hợp từ các bậc thầy Phục Hưng là Raphael trong bố cục, Titian ở màu sắc, Michelangelo
Chiết trung là một thuật ngữ có nguồn gốc Hy Lạp, nghĩa là được lựa chọn. Thuật ngữ này đầu tiên được sử dụng trong triết học bởi một dòng các triết gia Hy Lạp và La Mã cổ đại không muốn theo một hệ thống tư tưởng nào, thay vào đó họ lựa chọn những học thuyết phù hợp nhất với họ. Nổi bật nhất trong số họ là Cicero, người thống nhất các trường phái Peripatetikos, Platon và chủ nghĩa khắc kỷ. Mở rộng nghĩa, chiết trung ám chỉ cách tư duy lựa chọn tổng hợp từ nhiều lý thuyết, phong cách, hoặc ý tưởng để đạt được những hiểu biết bổ sung vào một chủ đề, hoặc áp dụng các lý thuyết khác nhau vào những trường hợp cụ thể.

Trong tiếng Việt, “chiết trung” có nguồn gốc Hán với ba nghĩa phổ biến: thứ nhất, giữ đúng chuẩn tắc trong việc phán đoán sự vật; thứ hai, công bình; thứ ba, điều hòa tranh chấp hoặc ý kiến khác nhau. Ý nghĩa triết học và mỹ học của “chiết trung” mà chúng ta bàn ở đây có lẽ được người phương Đông hiện đại sử dụng do sự ảnh hưởng từ phương Tây.

Chiết trung trong hội họa

Thuật ngữ Chiết trung lần đầu tiên được sử dụng trong hội họa bởi Johann Joachim Winckelmann để mô tả nghệ thuật của những họa sĩ thuộc gia đình Carracci, những người kết hợp các yếu tố hội họa từ truyền thống Phục hưng và Cổ điển. Thật vậy, Agostino, Annibale và Lodovico Carracci đã cố gắng kết hợp nhiều phong cách trong các tác phẩm của họ: đường nét kiểu Michelangelo, màu sắc của Titian, tương phản kiểu Correggio, sự đối xứng và duyên dáng của Raphael.

Vào thế kỷ 18, Joshua Reynolds, người đứng đầu Học viện Nghệ thuật Hoàng gia London, là một trong những người ủng hộ chủ nghĩa Chiết trung nhất. Trong bài giảng thứ sáu của chùm bài học thuật nổi tiếng Diễn ngôn (1774), ông đã viết rằng họa sĩ có thể sử dụng tác phẩm của người xưa như một “cửa hàng chung, luôn mở cửa cho mọi người, vì vậy mọi người đều có quyền lấy những tài liệu mà mình yêu thích”.

Tư duy Chiết trung có lẽ đã ảnh hưởng lớn tới các họa sĩ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, khi phần lớn họ chỉ chắt lọc những yếu tố phù hợp từ các bậc thầy phương Tây, đồng thời kết hợp các yếu tố truyền thống bản địa như chất liệu sơn mài, điêu khắc đình làng, tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống… Bằng tư duy Chiết trung, tổng hợp và chắt lọc từ những nguồn khác nhau, các họa sĩ bậc thầy Việt Nam đã thành công khi tạo lập một nền hội họa hiện đại Việt Nam độc đáo, vừa có tính quốc tế, vừa có tính dân tộc.

Chiết trung trong kiến trúc

Khái niệm Chiết trung trong kiến trúc xuất hiện vào giữa thế kỷ 19, sau khi phong cách Tân cổ điển (Neo-classicism) đã bão hòa khắp châu Âu. Lúc đó, người ta muốn hướng đến những phong cách đỡ nhàm chán hơn, gợi nhớ tới các phong cách xưa cũ khác như Ai Cập, Roman, Gothic, Byzantine và kiến trúc dân gian truyền thống. Tư duy Chiết trung có ảnh hưởng lớn tới kiến trúc Việt Nam đầu thế kỷ 20, đặc biệt là sự ra đời của phong cách Đông Dương, kết hợp các phong cách kiến trúc phương Tây với kiến trúc truyền thống An Nam, ví dụ như Bảo tàng Louis Finot, Nhà thờ Cửa Bắc, Viện Pasteur… Người tiên phong trong việc thiết kế các công trình kiến trúc lai ghép này là kiến trúc sư Ernest Hébrard, giám đốc Sở Kiến trúc quy hoạch Đông Dương. Hebrard đã có ảnh hưởng lớn tới một số kiến trúc sư tốt nghiệp Trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương như Tạ Mỹ Duật, Võ Đức Diên, những môn đệ Việt Nam đầu tiên hưởng ứng sự kết hợp kiến trúc Pháp với kiến trúc bản địa. Tiếc rằng sau đó phong cách Đông Dương không phát triển thêm nữa bởi sự khuynh loát của kiến trúc Hiện đại từ sau năm 1945 đến nay.

Nhìn lại lịch sử nghệ thuật Việt Nam, chúng ta thấy rằng tư duy Chiết trung đã xuất hiện từ lâu và luôn âm thầm duy trì thành một dòng chảy, dù không mạnh nhưng rất bền bỉ. Thời Lý, Trần, Lê, sự giao lưu văn hóa với Champa khiến cho không ít những công trình kiến trúc đền chùa của Đại Việt có sử dụng những chi tiết kết hợp nghệ thuật Champa, ví dụ các chi tiết trang trí sử dụng hình tượng linh vật La Hầu, Garuda với Rồng. Thời Nguyễn, do sự thâm nhập của Thiên Chúa giáo mà nhiều chùa ở vùng gần biển đã “mượn” các chi tiết kiến trúc nhà thờ Thiên Chúa giáo với kiến trúc chùa truyền thống, ví dụ như chùa Cổ Chất, Cổ Lễ… Ngược lại, cũng có những nhà thờ như Phát Diệm, Trung Lao, Trung Linh… cũng sử dụng nhiều yếu tố kiên trúc truyền thống như phong thủy, hoa văn, cấu kiện trong thiết kế nhà thờ.

Có lẽ Việt Nam là một dân tộc khá cởi mở đối với những cái mới, cái khác, bởi vậy nghệ thuật Việt Nam đâu đó phảng phất tính Chiết trung, kết hợp các phong cách nghệ thuật khác nhau vào trong một tác phẩm. Tinh thần đó chúng ta cũng có thể thấy ở không ít các nghệ sĩ đương đại. Tuy nhiên, tinh thần Chiết trung mà chúng ta muốn hướng tới không thể là sự lắp ghép vô hồn hình thức bên ngoài, mà phải xuất phát từ tính đồng nhất thiết yếu bên trong.

Uống Trà Thôi
Theo Tạp Chí Mỹ Thuật
Xu hướng chiết trung trong nghệ thuậtJOSHUA REYNOLDS – Đại tá Acland và Lãnh chúa Sydney. 1770. Sơn dầu. Tate gallery
Xu hướng chiết trung trong nghệ thuậtNGUYỄN SÁNG – Trong vườn. 1983. Sơn mài. Sưu tập nước ngoài. Tác phẩm này cho thấy có sự pha trộn giữa Gauguin với điêu khắc đình làng và tranh Đông Hồ
Xu hướng chiết trung trong nghệ thuậtKiến trúc sư Ernest Hébrand đã thiết kế Viện Đại học Đông Dương (nay là Đại học Tổng hợp Hà Nội) năm 1926 tại Hà Nội
Xu hướng chiết trung trong nghệ thuậtChùa Cổ Chất, Nam Định
Xu hướng chiết trung trong nghệ thuậtNhà thờ Phát Diệm, Ninh Bình
0 0 6,629 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Đem tranh quý đi thẩm định bị chê đồ ɢιả, người phụ nữ cười nhẹ hỏi: “Có biết tôi là ai không?”
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1573 10:29, 29/01/2022
0 0 8,569 0.0
Đem tranh quý đi thẩm định bị chê đồ ɢιả, người phụ nữ cười nhẹ hỏi: “Có biết tôi là ai không?”
Chương trình ᴛʀuyền hình Kiểm định bảo vật là ᴍột trong những show thẩm định đồ cổ, bảo vật ɴổi tiếng nhất xứ Trung. ᴍột trong những điểm tạo nên tên тυổι cho nó chính là nhà sản xuất ...
“NGƯỜI VIẾT QUỐC CA” VẼ TRANH CHÂN DUNG “NGƯỜI VẼ QUỐC KỲ”
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1572 08:37, 29/01/2022
0 0 7,248 0.0
Một lần, rất tình cờ tôi được anh Ngô Quỳnh Dũng, con trai họa sĩ Ngô Mạnh Quỳnh tặng cho cuốn sách “Văn nghệ và kháng chiến qua ống kính Trần Văn Lưu” do tác giả Nguyễn Huy Thắng và Trần Chính Nghĩa (con trai ông Trần Văn Lưu), NXB Kim Đồng, xuất bản năm 2018. Sách tập hợp nhiều ảnh tư liệu quý về hoạt động ...
NGUYỄN GIA TRÍ – “TÔI LÀ NHÀ TIÊN TRI”
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1569 09:09, 25/01/2022
0 0 5,938 0.0
Bố tôi – thi sĩ Lê Đại Thanh là bạn học ngồi cùng bàn với bác Nguyễn Gia Trí hồi còn học tiểu học và trung học thời Pháp thuộc. Bố tôi kể: “Ngay hồi đó, tới giờ vẽ bố chỉ vẽ được một con mèo, trong khi đó ông ấy đã vẽ minh họa được truyện ‘Con yêu râu xanh’. Tranh được treo ở trường. Một thời ...
Bức vẽ hổ giấu mặt giá hơn bốn triệu USD
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1561 11:40, 19/01/2022
0 0 6,443 0.0
Bức vẽ hổ giấu mặt giá hơn bốn triệu USD
Tranh hổ chỉ có phần lưng và đuôi bị nhiều người chê "như mèo ốm" nhưng giá hơn 32 triệu HKD (4,1 triệu USD).

Theo Artron, bức Hổ là một trong tác phẩm gây tranh cãi nhất của danh họa Trung Quốc Tề Bạch Thạch (1864-1957). Sau khi được Sotheby's Hong Kong gõ búa với giá 32 triệu ...
PHẠM HẬU VÀ NGHỆ THUẬT TRANH VẼ BÚT NHIỆT
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1559 08:39, 18/01/2022
0 0 9,538 0.0
Lịch sử hội họa, trên phương diện kỹ thuật vật chất, về cơ bản là sự trả lời cho câu hỏi: “sur quoi et avec quoi? / vẽ trên cái gì và vẽ bằng cái gì?”

Nếu con người có thể vẽ ở khắp nơi, trên vách đá, trên gốm, trên tường, trên gỗ, trên lụa, trên vải, trên giấy… – thì con người cũng có thể vẽ ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!