/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Mấy nét về hội họa Nguyễn Trung

1608 08:47, 23/02/2022
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Mấy nét về hội họa Nguyễn TrungHọa sĩ Nguyễn Trung.
Sinh năm 1940, quê tỉnh Sóc Trăng cũ, học ba năm (1959-1962) và từng tham gia giảng dạy tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn, đồng sáng lập Hội họa sĩ trẻ (miền Nam 1965) – Nguyễn Trung và hội họa của ông có thể là một trong những “tiêu mẫu” điển hình nhất để nghiên cứu quá trình phát triển của phong trào hội họa miền Nam từ giữa thế kỷ 20 đến nay.

Nghệ thuật Nguyễn Trung, trên thực tế, và vì nhiều lý do, luôn luôn có sự đổi phiên giữa tượng hình và phi hình, trên một quỹ đạo khó dự kiến, không chỉ bởi một bản chất hội họa có tính siêu thực mà còn bởi tính “nội quan” (introspectif, tức tính chất của cái nhìn từ bên trong), mang dấu ấn đầy chất thơ, chất sử thi của thời đại và cũng rất giàu chất trữ tình Nam Bộ, quê hương ông.

Ở Sài Gòn những năm 1950, người ta dường như có thể phân hội họa thành hai phái: 1. Trường qui “kiểu cách” hoặc hồi cổ và 2. Hiện thực. Và có thể nói Nguyễn Trung là một trong những họa sĩ đứng ở giữa hai phái ấy.

Cho dù những tác phẩm thuộc thời kỳ đầu tiên của ông hiện còn lại không nhiều, nhưng cũng đủ cho thấy ông sớm có xu hướng của một họa sĩ hiện thực biểu hiện, hơi khắc khổ, với tính cá nhân và nội tâm rất mạnh.

Sau ngày giải phóng, Nguyễn Trung cũng đã từng được coi là một họa sĩ của xu hướng nghệ thuật hiện thực xã hội. Ông vẽ “Trận tuyến mới” (1976), “Mẹ con và biển cả” (1980), đặc biệt: “Chân dung người lính” – chân dung những đứa con của những bà mẹ Việt Nam anh hùng mà bình dị (1980, hiện trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam)… Và chính cái phẩm chất hiện thực vốn có của hội họa Nguyễn Trung đã đưa đến sự thích ứng này với hoàn cảnh mới, và chính cái triết lý sống, cách tiếp cận cuộc sống của một họa sĩ xuất thân và trưởng thành trong môi trường “đô thị miền Nam cũ” mà hội họa hiện thực xã hội của ông trở nên khác biệt, đặc biệt so với hội họa hiện thực xã hội của các họa sĩ miền Bắc khi đó. (Ở đây cũng không ngoại trừ cả sự khác biệt về kỹ thuật).

Nói đến Nguyễn Trung, dù ở bất cứ phương diện nào, cũng không thể không nhắc đến hình tượng người phụ nữ (tất nhiên, cả hình tượng những em bé trong mối quan hệ “mẫu tử”). Trong sự nghiệp hội họa của mình, ông thường xuyên trở đi trở lại với chủ đề này, và luôn luôn trở nên đặc sắc, đặc biệt khi gắn nó với biển, biểu tượng của cái cao cả vĩnh hằng, sự sống, màu của khí ô-xy, sự trầm mặc, đôi khi là sức nóng nguồn cơn của những trận bão tố. Con người đứng trước biển trong tranh Nguyễn Trung, tựa như những pho tượng thủy tinh, hòa cả thể xác lẫn tinh thần với biển, thật kỳ vĩ, thật kiên cường, bi tráng…

Từ đầu những năm 1990, Nguyễn Trung bắt đầu thực hiện những “tranh-vật thể” (tableaux-objets) và “tranh cắt dán” (collages), thông qua kỹ thuật hỗn hợp trên nền tảng kỹ thuật sơn dầu, từ bỏ biểu tượng và thay thế các yếu tố thực bằng những “ký hiệu ghi ý” (idéogrammes), tạo nên khoảng cách rất xa giữa thực nghiệm hội họa và đề tài.

Sự luân chuyển, đổi phiên (như đã nói) giữa tượng hình và phi hình trong hội họa Nguyễn Trung, về thực chất, là sự đổi phiên của cảm xúc, ứng với từng trạng thái tinh thần của ông qua từng thời kỳ. Chúng có thể rất khác nhau về hình thức bên ngoài, nhưng sâu thẳm bên trong, các hình thức ấy đều tự thân xuất hiện từ một tư tưởng, một tâm hồn, một tính cách thống nhất hiếm có trong các mối tương phản mà ta chỉ có thể gọi bằng một cái tên duy nhất: “Nguyễn Trung”.

Uống Trà Thôi
Theo Tạp Chí Mỹ Thuật
Mấy nét về hội họa Nguyễn TrungNGUYỄN TRUNG – Màu đỏ tía. 2015. Sơn dầu. 100x100cm Sưu tập Trung tâm nghiên cứu nghệ thuật Shanghai Southeast Asia Art
Mấy nét về hội họa Nguyễn TrungNGUYỄN TRUNG – Thiếu nữ. 1989. Sơn dầu. 73x60cm. Sưu tập Trung tâm nghệ thuật Shanghai Southeast Asia
Mấy nét về hội họa Nguyễn TrungNGUYỄN TRUNG – Cô gái với những trái bưởi. 1995. Sơn mài. 80x120cm. Sưu tập Trung tâm nghiên cứu nghệ thuật Shanghai Southeast Asia Art
Mấy nét về hội họa Nguyễn TrungNGUYỄN TRUNG – Thu muộn. 2004. Sơn dầu. 130x100cm. Sưu tập Minh Đạo, Hà Nội
Mấy nét về hội họa Nguyễn Trung
Mấy nét về hội họa Nguyễn TrungNGUYỄN TRUNG – Mộng. 2017. Sơn dầu. 110x160cm. Sưu tập Trung tâm nghiên cứu nghệ thuật Shanghai Southeast Asia Art
0 0 6,744 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Một cam kết vàng của hôn nhân trong tranh của Petrus Christus
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3292 07:25, 08/05/2024
7 0 2,059 0.0
- Petrus Christus, một bậc thầy thời Phục hưng phương Bắc

Trong bức tranh “Người thợ kim hoàn trong cửa hàng”, một cặp đôi ăn mặc đẹp đang háo hức mua nhẫn cưới. Người đàn ông dịu dàng vòng tay qua người vợ sắp cưới của mình, trong khi cô vui vẻ ra hiệu cho người thợ kim hoàn đang cân một chiếc nhẫn trên ...
Van Gogh vẽ liên tiếp 4 bức tranh sau khi tự cắt tai
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3281 09:11, 02/05/2024
2 0 2,267 0.0
Cảnh sắc mùa xuân vui tươi, lạc quan trong 4 bức tranh của danh hoạ Van Gogh trái ngược hoàn toàn với những đau khổ mà ông chịu đựng.

Bốn trong số những bức tranh phong cảnh vùng Provence (đông nam nước Pháp) đẹp nhất của Van Gogh được vẽ vào đầu tháng 4/1889, khi những đoá hoa xuân đang nở rộ. Với một hoạ sĩ ...
Bức thư pháp 900 tuổi đạt giá 40 triệu USD
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3278 12:52, 28/04/2024
3 0 2,020 0.0
Bức thư pháp được cho của nhà thơ Hoàng Đình Kiên thời Tống, Trung Quốc, đạt mức xấp xỉ 6 tỷ yen (38,7 triệu USD).

Theo The Paper, trong phiên đấu giá tối 18/4 do hãng Jo's Auction tổ chức ở Tokyo, Thảo thư thích điển lập kỷ lục bức thư pháp đắt giá nhất được gõ búa tại Nhật. Ban đầu, giới chuyên môn ước ...
Bức tranh
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3272 09:43, 23/04/2024
1 0 2,065 0.0
Thánh Stephen từ bi thỉnh cầu với Đức Chúa Trời, cầu xin Ngài tha thứ không phải cho bản thân ông, mà cho những người đang bức hại ông dưới trần gian.

Aurelio Lomi, họa sĩ cuối thời Phục hưng đã ghi lại khoảnh khắc tử đạo của Stephen qua bức tranh “Ném đá Thánh Stephen”. Có thể thấy Thánh Stephen bị bao vây ...
Tranh bé gái hơn hai triệu USD của họa sĩ Nhật Bản
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3267 13:27, 19/04/2024
2 0 2,218 0.0
Bức vẽ của họa sĩ Yoshitomo Nara được gõ búa 18,6 triệu HKD (hơn 2,3 triệu USD).

Trong phiên đấu giá của Sotheby's tại Hong Kong hôm 6/4, tác phẩm Guitar Girl on the Ice (Cô gái chơi guitar trên băng) của Yoshitomo Nara có giá cao nhất bộ sưu tập.

Danh họa sáng tác tranh năm 1994, kích thước 100,5x100,5 cm. Trong bức vẽ, cô bé có ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!