/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Mấy nét về hội họa Nguyễn Trung

1608 08:47, 23/02/2022
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Mấy nét về hội họa Nguyễn TrungHọa sĩ Nguyễn Trung.
Sinh năm 1940, quê tỉnh Sóc Trăng cũ, học ba năm (1959-1962) và từng tham gia giảng dạy tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn, đồng sáng lập Hội họa sĩ trẻ (miền Nam 1965) – Nguyễn Trung và hội họa của ông có thể là một trong những “tiêu mẫu” điển hình nhất để nghiên cứu quá trình phát triển của phong trào hội họa miền Nam từ giữa thế kỷ 20 đến nay.

Nghệ thuật Nguyễn Trung, trên thực tế, và vì nhiều lý do, luôn luôn có sự đổi phiên giữa tượng hình và phi hình, trên một quỹ đạo khó dự kiến, không chỉ bởi một bản chất hội họa có tính siêu thực mà còn bởi tính “nội quan” (introspectif, tức tính chất của cái nhìn từ bên trong), mang dấu ấn đầy chất thơ, chất sử thi của thời đại và cũng rất giàu chất trữ tình Nam Bộ, quê hương ông.

Ở Sài Gòn những năm 1950, người ta dường như có thể phân hội họa thành hai phái: 1. Trường qui “kiểu cách” hoặc hồi cổ và 2. Hiện thực. Và có thể nói Nguyễn Trung là một trong những họa sĩ đứng ở giữa hai phái ấy.

Cho dù những tác phẩm thuộc thời kỳ đầu tiên của ông hiện còn lại không nhiều, nhưng cũng đủ cho thấy ông sớm có xu hướng của một họa sĩ hiện thực biểu hiện, hơi khắc khổ, với tính cá nhân và nội tâm rất mạnh.

Sau ngày giải phóng, Nguyễn Trung cũng đã từng được coi là một họa sĩ của xu hướng nghệ thuật hiện thực xã hội. Ông vẽ “Trận tuyến mới” (1976), “Mẹ con và biển cả” (1980), đặc biệt: “Chân dung người lính” – chân dung những đứa con của những bà mẹ Việt Nam anh hùng mà bình dị (1980, hiện trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam)… Và chính cái phẩm chất hiện thực vốn có của hội họa Nguyễn Trung đã đưa đến sự thích ứng này với hoàn cảnh mới, và chính cái triết lý sống, cách tiếp cận cuộc sống của một họa sĩ xuất thân và trưởng thành trong môi trường “đô thị miền Nam cũ” mà hội họa hiện thực xã hội của ông trở nên khác biệt, đặc biệt so với hội họa hiện thực xã hội của các họa sĩ miền Bắc khi đó. (Ở đây cũng không ngoại trừ cả sự khác biệt về kỹ thuật).

Nói đến Nguyễn Trung, dù ở bất cứ phương diện nào, cũng không thể không nhắc đến hình tượng người phụ nữ (tất nhiên, cả hình tượng những em bé trong mối quan hệ “mẫu tử”). Trong sự nghiệp hội họa của mình, ông thường xuyên trở đi trở lại với chủ đề này, và luôn luôn trở nên đặc sắc, đặc biệt khi gắn nó với biển, biểu tượng của cái cao cả vĩnh hằng, sự sống, màu của khí ô-xy, sự trầm mặc, đôi khi là sức nóng nguồn cơn của những trận bão tố. Con người đứng trước biển trong tranh Nguyễn Trung, tựa như những pho tượng thủy tinh, hòa cả thể xác lẫn tinh thần với biển, thật kỳ vĩ, thật kiên cường, bi tráng…

Từ đầu những năm 1990, Nguyễn Trung bắt đầu thực hiện những “tranh-vật thể” (tableaux-objets) và “tranh cắt dán” (collages), thông qua kỹ thuật hỗn hợp trên nền tảng kỹ thuật sơn dầu, từ bỏ biểu tượng và thay thế các yếu tố thực bằng những “ký hiệu ghi ý” (idéogrammes), tạo nên khoảng cách rất xa giữa thực nghiệm hội họa và đề tài.

Sự luân chuyển, đổi phiên (như đã nói) giữa tượng hình và phi hình trong hội họa Nguyễn Trung, về thực chất, là sự đổi phiên của cảm xúc, ứng với từng trạng thái tinh thần của ông qua từng thời kỳ. Chúng có thể rất khác nhau về hình thức bên ngoài, nhưng sâu thẳm bên trong, các hình thức ấy đều tự thân xuất hiện từ một tư tưởng, một tâm hồn, một tính cách thống nhất hiếm có trong các mối tương phản mà ta chỉ có thể gọi bằng một cái tên duy nhất: “Nguyễn Trung”.

Uống Trà Thôi
Theo Tạp Chí Mỹ Thuật
Mấy nét về hội họa Nguyễn TrungNGUYỄN TRUNG – Màu đỏ tía. 2015. Sơn dầu. 100x100cm Sưu tập Trung tâm nghiên cứu nghệ thuật Shanghai Southeast Asia Art
Mấy nét về hội họa Nguyễn TrungNGUYỄN TRUNG – Thiếu nữ. 1989. Sơn dầu. 73x60cm. Sưu tập Trung tâm nghệ thuật Shanghai Southeast Asia
Mấy nét về hội họa Nguyễn TrungNGUYỄN TRUNG – Cô gái với những trái bưởi. 1995. Sơn mài. 80x120cm. Sưu tập Trung tâm nghiên cứu nghệ thuật Shanghai Southeast Asia Art
Mấy nét về hội họa Nguyễn TrungNGUYỄN TRUNG – Thu muộn. 2004. Sơn dầu. 130x100cm. Sưu tập Minh Đạo, Hà Nội
Mấy nét về hội họa Nguyễn Trung
Mấy nét về hội họa Nguyễn TrungNGUYỄN TRUNG – Mộng. 2017. Sơn dầu. 110x160cm. Sưu tập Trung tâm nghiên cứu nghệ thuật Shanghai Southeast Asia Art
0 0 6,443 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Bức tranh của Da Vinci hé lộ mối quan hệ rắc rối của nàng thơ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3227 10:24, 19/03/2024
3 0 2,595 0.0
Trong tác phẩm ‘Quý cô và con chồn’, Leonardo da Vinci đã thể hiện mối quan hệ của người mẫu với một vị công tước giàu có.

Bức Quý cô và con chồn là bảo vật quốc gia của Ba Lan đồng thời là kiệt tác nghệ thuật phương Tây. Quý cô trong tranh là Cecilia Gallerani, một thiếu nữ người Italy khi đó mới 16 tuổi, ...
Hành trình 100 năm kiến tạo mỹ thuật Việt
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3223 09:27, 15/03/2024
5 0 2,286 0.0
Kỷ niệm 100 năm thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương (nay là Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam), giới nghệ thuật trong và ngoài nước tổ chức nhiều sự kiện.

Sau 100 năm kể từ ngày thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương, hội họa Việt Nam được kiến tạo trên nền tảng vững chắc của hội họa phương Tây kết ...
Nhành hoa hé lộ mối nguy của người mẫu trong bức tranh ‘Tháng sáu cháy bỏng’
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3217 08:55, 11/03/2024
1 0 2,473 0.0
Người mẫu nằm ngủ trưa ngỡ đang được thư giãn nhưng họa sĩ Frederic Leighton dường như gửi gắm một cảnh báo ngầm phía sau.

Khi Frederic Leighton trưng bày bức Tháng sáu cháy bỏng vào năm 1895 tại Học viện Nghệ thuật Hoàng gia Anh ở London, các nhà phê bình đánh giá đây là một trong những tác phẩm xuất sắc của ...
Kinh thành nhà Thanh dưới thời Càn Long
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3211 09:38, 07/03/2024
0 0 2,205 0.0
Tranh của họa sĩ cung đình ghi lại cảnh Càn Long thỉnh an mẫu hậu, đại thần vào cung, phố mua sắm.

Bức "Kinh sư sinh xuân thi ý" (Ý thơ ở kinh thành khi xuân tới) của Từ Dương hiện được triển lãm tại Bảo tàng Cố Cung, Bắc Kinh. Tranh lụa hoàn thành mùa xuân năm 1767, chiều dọc 256 cm, chiều ngang 233 cm. Theo DPM, tác ...
Tranh Kim Hoàng – sự hồi sinh một dòng tranh dân gian
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3206 08:56, 04/03/2024
0 0 2,256 0.0
Tranh dân gian miền Bắc, nếu thiếu đi tranh Kim Hoàng, sẽ thiếu đi một nốt nhạc hay trong bản nhạc, cũng thiếu đi một vị lạ trong ngũ vị, và thiếu đi một màu độc đáo trong phổ màu.

Làng Kim Hoàng (Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội) từng là một làng quê nổi tiếng với nghề làm tranh, nhưng không may trong một trận lụt ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!