/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Chè hay Trà, hiểu thế nào là đúng?

1612 08:56, 25/02/2022
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Chè hay Trà, hiểu thế nào là đúng?
Hai từ chè và trà thể hiện sự giao lưu văn hóa giữa những văn hóa chế biến và thưởng thức sản phẩm từ cây chè (Camellia sinensis) với những phong cách và phong tục khác nhau. Những giao lưu ấy giúp cho việc thưởng thức chè/trà của người Việt Nam ta vừa gần gũi vừa sang trọng, vừa bình dân

Chè là gì?

Trong ngôn ngữ Việt, “chè” là từ chỉ cây chè và các sản phẩm từ cây chè mà ra. Cũng từ “chè”, đồng âm, khác nghĩa còn để chỉ những thứ đồ ăn, uống hoặc vừa uống vừa ăn. Đó là các loại chè ngọt được nấu bằng đường (hay các loại mật mía, các loại đường khác nhau) nấu cùng với một số loại hạt, củ, quả…

Loại chè này xin không bàn ở đây mà ta hãy tìm hiểu về các loại chè được chế biến từ cây chè vốn rất phổ biến ở Việt Nam.

Nói đến nước chè trong tiếng Việt, ta chỉ dành để nói cho các sản phẩm uống làm từ lá chè, cành chè, nụ hoa chè mà thôi. Đấy là sản phẩm từ cây chè mà các nhà khoa học đã mô tả và đặt tên :“Camellia sinensis có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á, nhưng ngày nay nó được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới… Chè xanh, chè ô long và chè đen, tất cả đều được chế biến từ loài này, nhưng được chế biến ở các mức độ oxi hóa khác nhau”.

Quay trở lại vấn đề tên gọi, ta có thể nghĩ nếu cây chè có nguồn gốc ở Đông Nam Á và Việt Nam nằm trong vùng phát sinh của sản vật quý già này thì hẳn là tên gọi của thứ cây này phải có liên hệ đến địa bàn phân bố sớm của chúng. Phải chăng từ “chè” có nguồn gốc lâu đời trong tiếng Việt cổ, sau đó các nhóm cư dân khác du nhập cây này họ sử dụng tên gốc và nói chệch ra thành trà hay thành những từ khác xuất phát từ nơi mà họ du nhập?

Khi tìm hiểu ngôn ngữ Mường, vốn liên quan mật thiết đến ngôn ngữ Việt cổ, thì ngôn ngữ này gọi thứ cây mà chúng ta đang bàn đến là “che”, tức không nhấn mạnh vào dấu huyền như cách nói của người Việt hiện tại. Người Thái di cư xuống Bắc Việt Nam và một vài dân tộc khác cũng gọi chè là che hoặc gần như vậy.

Chè là tên gọi thông dụng của các kiểu uống mang tính bình dân chế biến từ cây chè, ví dụ chè xanh, chè tươi, chè búp, chè bạng, chè nụ, chè hạt…Hầu như người ta không dùng từ trà để gọi trà xanh, trà tươi,… Ngay cả tiếng rao xưa từ những người bán nước rong ngoài bến xe bến tàu cũng là “Ai chè tươi nước vối đây! Nước vối nóng chè tươi nào!”. Thời xưa thằng bé cầu bơ cầu bất đi ăn xin cũng van vỉ ‘”Bà ơi cho cháu một xu/Cháu mua bánh gù cháu gửi về nam/bố cháu đi làm chè tàu thuốc lá/ mẹ cháu ở nhà khổ quá bà ơi!”.

Thậm chí, các bà thu mua đồng nát vỏ chai cũng rao “Ai đồng nát chai chè bán đây!”. “Chai chè” là thứ chai đựng chè làm bằng thủy tinh đục nom như sứ có màu trắng đựng trà do những lái buôn người Hoa bán tại các đô thị lớn nước ta từ những năm 30-40 của thế kỷ trước.

Vậy có thể coi từ nước chè, chè xanh, chè móc câu, chè nụ, chè khô, chè tươi, chè đường,… đều là những từ gọi dân gian để nói về cây chè và các lọai đồ uống có gốc từ cây chè .

Trà là gì?

Trà có là cách gọi một số đồ uống được chế biến từ cây chè. Nhưng cũng có những loại đồ uống gọi là trà nhưng không phải từ cây chè mà từ lá, thân và cả quả, hạt của các loại thực vật khác, mà một ví dụ phổ biến là “Bát bảo lường xà” (trà pha chế từ 8 loại dược thảo quý).

Người Việt cũng có những kiểu uống tương tự vậy, chẳng hạn nước lá vối, nụ vối hay nước pha ra từ một vài loại cây rừng khác. Tuy nhiên, dân ta không gọi những đồ uống này là “trà” mà mỗi thứ có một tên riêng của nó.

Từ trà trong tiếng Việt có hai nghĩa như vậy, song nghĩa phổ biến là được dùng trong những kiểu uống, cách chế biến chè cầu kì sang trọng. Trà là lối gọi của người Hoa. Trà mạn (lọai trà chế biến theo lối lên men của vùng Mạn Hảo, Vân Nam, Trung Quốc), trà sen, trà đạo, trà cúc, trà ngâu, rồi đến các dụng cụ chế biến như ấm trà, bình trà, chén trà, bàn trà, hay các nghi lễ như trà đạo, tiệc trà, trà đàm…những từ ấy có liên quan đến một văn hóa ẩm thực sang trọng cầu kì. Trong dân gian không ai dùng từ chè đạo, tiệc chè, chè đàm cả…

Trong thực tế ngày nay, cách dùng “trà” hay “chè” là do thói quen của từng vùng. Ở phía Bắc người ta thường gọi chung cây chè và sản phẩm làm ra từ cây chè đều là “chè”. Trong khi đó ở miền Nam, người ta có cách phân biệt tương đối rõ hơn: Cây trồng gọi là “chè”, còn với sản phẩm chế biến thì gọi là “trà”.

"Chè" là tên gọi thông dụng của các cách uống mang tính bình dân, được chế biến từ cây chè, ví dụ chè xanh, chè tươi, chè búp, chè bạng, chè nụ, chè hạt. Còn từ “trà” được dùng trong những kiểu uống, cách chế biến chè cầu kì hơn, các dụng cụ chế biến như ấm trà, bình trà, chén trà, bàn trà, hay các nghi lễ như trà đạo, tiệc trà, trà đàm...

Như vậy, chè hay trà, không có đúng sai, chỉ là chúng ta cần hiểu rõ về ý nghĩa, sử dụng phù hợp với môi trường hoàn cảnh để mang lại hiểu quả ngôn tư, dễ hiểu nhất cho người nghe, người đọc.

Uống Trà Thôi
Theo Đời Sống Tiêu Dùng
Chè hay Trà, hiểu thế nào là đúng?
1 0 9,657 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

15 DÒNG TRÀ NGON NÊN THƯỞNG THỨC
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
93 13:44, 27/05/2021
0 0 10,828 0.0
TOP 15 Loại Trà Ngon, Nổi Tiếng Thế Giới Nhất Định Phải Thử Qua 1 Lần

Trong thời buổi văn hóa trà đạo ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới, việc thưởng thức những loại trà ngon đã trở thành nhu cầu tối thiểu của giới sành trà. Cùng điểm qua danh sách 15 loại trà ngon nhất định phải thử qua một ...
Vì sao Người Việt Nam luôn mời nhau uống trà khi gặp mặt?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
34 11:44, 25/05/2021
2 0 11,796 9.5
Nhiều người thường đặt câu hỏi Việt Nam có trà đạo không? Tại sao Việt Nam không có một nền văn hóa trà để sánh với trà đạo Nhật Bản, với trà nghệ Trung Hoa, với trà buổi chiều của Anh quốc?

Nếu chúng ta cho rằng, đạo là con đường, là cung cách uống trà thì Việt Nam hẳn nhiên có trà đạo. Đó là cách ...
Trà và Thiền trong văn hóa Phật giáo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1971 09:21, 13/07/2022
0 0 7,626 0.0
Hương vị của trà đã thấm sâu vào trong cuộc sống thường nhật, vị chát rồi ngọt của trà đã đi vào tâm thức của bao lớp người trong kiếp nhân sinh. Rồi trà như cam lộ nhuận thắm cửa thiền sâu lắng, gợi lên khúc đại từ sắc sắc không không.

Không biết từ khi nào mà trà trở thành một trong những thứ không ...
Một tách trà là niềm vui thanh đạm, giữa phồn hoa ta thấy được thuần chân
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1965 09:08, 11/07/2022
1 1 6,955 0.0
Thuở nhỏ tôi rất sợ uống trà, vừa nhìn thấy liền nhăn mặt, đến khi cổ họng khát khô mới chịu vớ lấy chiếc chén mà nhắm mắt nhắm mũi uống, ực một cái là xong hết! Sau này lớn lên mới biết, thì ra, hoa có hương sắc của hoa, nước có ý vị của nước, ấm có tâm tình của ấm, mà trà lại có đạo lý của ...
Khổng Tử chưa bao giờ được thưởng thức trà, lý do chưa ai cãi?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1958 09:02, 08/07/2022
1 0 7,957 0.0
Nhiều tài liệu cho rằng, trà Trung Quốc lần đầu tiên được ghi chép trong triều đại nhà Chu, ban đầu người ta ca ngợi trà chỉ vì giá trị y học của nó. Ngay cả Khổng Tử (551 - 479 trước CN) cũng chưa từng thưởng thức trà.

Nhiều thời gian sau… Khổng Tử, trà mới thật sự trở thành thức uống ở Trung Quốc, rồi ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!