NGƯỜI KHÁC TÔN TRỌNG BẠN KHÔNG PHẢI VÌ BẠN ƯU TÚ, MÀ LÀ BỞI ĐIỀU NÀY
Phương thức hòa thuận tốt nhất giữa người với người chính là ở trên cao không kiêu ngạo; với người dưới không khinh thường. Tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác. Đây là sự tu dưỡng cũng là điều cơ bản của một người biết ứng xử.
Người khác tôn trọng bạn không phải vì bạn giỏi mà là họ rất giỏi
Ông Matsushita, chủ một doanh nghiệp nổi tiếng ở Nhật từng một lần bị bệnh, sau đó có vài người bạn đã đến thăm ông. Họ cùng nhau đi ra quán ăn và ông đã gọi cho mỗi người một phần bò bít tết.
Ai nấy đều ăn uống rất vui vẻ. Chỉ riêng ông là chỉ ăn được một nửa. Chủ quán thấy vậy nên rất lo lắng, cho rằng món bít tết có vấn đề nào đó.
Đến lúc thanh toán, Matsushita đã đặc biệt mời nhân viên phục vụ gọi đầu bếp ra và nói với ông ấy rằng: “Bít tết rất ngon, chỉ là dạ dày tôi không khỏe cho nên ăn không hết. Ông không cần lo lắng, không phải do ông làm không ngon, hy vọng ông chủ không trách ông”.
Vị đầu bếp sau khi nghe xong, cảm động cúi mình với Matsushita.
Có một người nổi tiếng từng nói: “Tôi cho rằng người khác tôn trọng tôi là vì tôi giỏi. Dần dần tôi mới hiểu, người khác tôn trọng tôi là vì họ rất giỏi, vì người càng giỏi càng hiểu được việc tôn trọng người khác”.
Matsushita là ông chủ của một trong những doanh nghiệp lớn nhất Nhật Bản, ông đối xử với mỗi người đều bình đẳng, không vì thân phận mà khinh thường người khác. Ông không cho chuyện của người đầu bếp là chuyện nhỏ, Matsushita đã đặt cảm nhận của vị đầu bếp lên đầu, và dùng tấm lòng của mình để đối xử với ông ấy, không tạo rắc rối cho vị đầu bếp này.
Vậy nên, tôn trọng người khác cũng là đang nghiêm túc với chính mình.
Tôn trọng người khác, chính là đang làm ưu tú chính mình
Có một cửa hàng bánh ngọt nổi tiếng nọ đón chào một người ăn xin với quần áo rách tả tơi. Những khách hàng bên cạnh đều bịt mũi, tỏ ra ghét bỏ, nhưng cửa hàng vẫn nhiệt tình đón tiếp người ăn xin này.
Người ăn xin dè dặt rút ra một vài đồng tiền lẻ, nhẹ nhàng nói với chủ tiệm rằng: “Tôi muốn một cái bánh ngọt, loại nhỏ nhất”.
Chủ tiệm tươi cười chọn ra một cái bánh nhỏ nhưng lại rất tinh tế từ trong bếp của mình đưa cho người ăn xin. Đồng thời khom lưng cảm ơn ông ấy vì đã ghé cửa hàng.
Người ăn xin đi rồi, người cháu của chủ tiệm vẫn không hiểu, không thể lý giải được tại sao ông mình lại đối xử nhiệt tình với một người ăn xin như vậy.
Người ông nói: “Tiền của ông ấy là do ăn xin được một ít đem đến, so với những người khác thì khó khăn hơn nhiều, ông ấy đến mua bánh của chúng ta, chính là vì yêu thích chúng ta”.
Đứa cháu lại hỏi: “Vậy tại sao vẫn nhận tiền của ông ấy ạ?”
Người ông trả lời: “Ông ấy nói đến mua, ông dĩ nhiên phải tôn trọng ông ấy, nếu không nhận tiền của ông ấy thì đó lại là một kiểu sỉ nhục”.
Sau này tiệm bánh ngọt kinh doanh càng ngày càng phát triển, đợi đến khi ông chủ tiệm nghỉ hưu, thì ông đã trở thành một doanh nghiệp nổi tiếng ở địa phương.
Không nịnh hót người cao, không khinh thường kẻ yếu
“Chu Dịch” giảng: “Thượng giao bất siểm, hạ giao bất độc”, nghĩa là không nịnh hót kẻ mạnh, không khinh mạn người yếu hơn mình.
Đây là sự lương thiện trong trái tim của một người, cũng chính là nhân cách và sự tu dưỡng của người đó.
Người hiểu được cách tôn trọng, sẽ biết cách đặt mình vào vị trí của người khác, cải thiện khả năng giao tiếp của chính mình. Đồng thời cũng khiến vị trí của mình được nâng cao.
Người càng tài giỏi sẽ càng hiểu được cách tôn trọng người khác, mà có tôn trọng người khác thì mới trở nên tài giỏi.
Chúc Di (Theo The Paper)
Team Uống Trà Thôi sưu tầm