/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Giặc trà: 'Giặc trà' miền biên giới - Lam Phong

1654 08:16, 20/03/2022
Team Uống Trà Thôi

( từ)

Giặc trà: 'Giặc trà' miền biên giới - Lam PhongGiặc trà: 'Giặc trà' miền biên giới - ảnh 1 Băng rôn tiếng Trung: “Cao Cổ Thuần - Cổ thụ trà viên cơ địa” được thuê giăng ở cây trà Túng Sán
Nhiều năm qua, cây trà cổ thụ Việt nhiều lần đối mặt cạnh tranh bẩn cùng đủ thủ đoạn triệt hạ nhau của 'giặc trà' từ bên kia biên giới.
Tung tin mua gỗ trà bề mặt trên 50 cm, đào gốc đổ muối cho trà chết, ra giá cao để dân đốn trà hái nhanh kiếm tiền, khiến cây lụi tàn dần, gần đây mang cả băng rôn sang giăng dưới gốc cây trà Việt để nhận của mình…

Nhiều năm qua, cây trà cổ thụ Việt nhiều lần đối mặt cạnh tranh bẩn cùng đủ thủ đoạn triệt hạ nhau của “giặc trà” từ bên kia biên giới.

Hà Giang có diện tích trà cổ thụ lớn nhất nước (khoảng 25.000 ha), nằm vùng núi giáp biên Trung Quốc (TQ), trải dài từ Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ xuống các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì… Trong đó, các xã Nậm Ty, Túng Sán (H.Hoàng Su Phì) có những cây trà đại thụ thân to hai đến ba người ôm, cao trên 30 m, rêu phong phủ kín, nguyên dấu hoang sơ.

Là địa bàn miền biên, giao thương tiểu ngạch khá thuận tiện nên trà nguyên liệu từ cây cổ thụ bao năm qua đa phần tập trung xuất qua biên giới. Những người làm trà bên kia biên giới cũng tìm sang Việt Nam, thuê xưởng, hoặc kết hợp nông dân Việt Nam sản xuất trà tại các vùng như Thượng Sơn, Phương Tiến, Thanh Thủy… sau đó chuyển sản phẩm về theo đường tiểu ngạch, hoặc ăn chia với người cho thuê xưởng bán lại ở thị trường Việt Nam.

Những thương lái sang Việt Nam thuê xưởng, điểm chung dễ nhận là các công đoạn kỹ thuật chỉ dừng ở mức sơ chế, trà khi ra thành phẩm, có chất lượng dưới mức phổ thông của một phẩm trà quý hái từ cây cổ thụ. Nếu là trà phơi (trà vàng), cách làm héo khá ẩu, thậm chí không làm héo, thu mua là cho vào quay tôn ngay rồi đem vò, phơi khô nhanh trực tiếp chừng một - hai nắng là hoàn thiện. Hồng trà cũng không khá hơn khi loanh quanh với vị chua, mùi cháy… toàn những đại kỵ trong nghề sản xuất trà chất lượng.

Những người làm trà kinh nghiệm về dòng shan tuyết cổ thụ hoặc sản xuất trà công nghiệp (trà trồng vùng trung du) lâu năm cho hay, đây là “chiêu” của thợ trà từ bên kia biên giới. Phan Trọng Nhất, doanh nghiệp khai thác vùng nguyên liệu trà cổ thụ Điện Biên từ 2009, cho biết: “Khách mua chỉ người TQ, có năm họ sang thuê xưởng theo thời vụ (thường là vụ xuân vì trà mùa đấy dễ làm - PV). Họ sang Việt Nam làm và không triển hết kỹ thuật vì sợ thợ trà Việt Nam học kinh nghiệm”.

Mỗi vụ trà, thợ lại chỉ dạy khác nhau, khiến người làm trà Việt cứ luẩn quẩn trong mê cung chạy theo thị trường, đáp ứng nhu cầu ông thầy đểu mà không tìm ra thế mạnh vùng nguyên liệu để phát huy thành bản sắc riêng.

Còn các thợ trà sang đánh thuê, nguyên liệu ngon chỉ cần sơ chế, vừa dễ vận chuyển, vừa để người Việt khi pha uống thấy trà mình chẳng có gì hay, lại là cơ hội cho thương lái ép giá nguyên liệu, gom với giá rẻ. Về bên kia biên giới, họ sẽ xử lý và nâng thành cực phẩm, bởi ở đó, chỉ cần nghe trà hái từ vùng nguyên liệu trên 100 năm tuổi, giá đã ở mức trên trời. Thí dụ, trà cổ thụ mua từ VN, nhất là dòng trà phơi, ở mức 70.000 - 350.000 đồng/kg khi đã qua sơ chế, thậm chí là thành phẩm, nhưng cùng loại cây cổ thụ, giá ở thị trường TQ nhẹ phải trên 20 triệu đồng mà không dễ mua được đúng nguồn.

Chiếm cây - chiêu mới của “giặc trà”

Từng đi qua những vùng trà cổ thụ của TQ, Thái Lan, Lào…, người viết khẳng định Việt Nam đang sở hữu những cây trà đại thụ cao to nhất thế giới. Nói về cách tính tuổi cây, không khó gặp trên các trang mạng xã hội, trà cổ thụ vùng Vân Nam (TQ) thân to một người ôm, đã được xác nhận hơn ngàn năm tuổi, trong khi những cây một người ôm ở Việt Nam nhiều không đếm xuể.

Trong lần trò chuyện cùng những thợ trà từ TQ sang Việt Nam thuê xưởng sản xuất, hai cha con Hoàng Khôn (quê trấn Hưng Nhai bên kia biên giới) cho biết: “Hà Giang có nhiều trà cổ thụ, thu hái dễ dàng, dễ gom nguyên liệu nên năm nào tôi và cháu nhà cũng sang thuê xưởng. Đặc điểm trà Hà Giang hậu ngọt tốt nên tôi chuyên làm hồng trà. Vùng tôi làm bên nhà không được cây trà to như ở Việt Nam”.

Việc thuê xưởng, hợp tác sản xuất, dù có giấu nghề, kể ra còn có tính hợp tác. Một bài khác “giặc trà” ưa dùng là ép giá. Trà cổ thụ chế biến dễ nhất là trà phơi. Khi trà vào vụ, chỉ việc hái về, quay tôn, vò rồi phơi khô, hoặc chỉ cần phơi héo, vò chân rồi phơi khô, thương lái TQ sẽ cho đội ngũ chân rết khắp các vùng có cây trà cổ thụ, thu mua với giá rẻ mạt. Một cân trà khô năm 2021 của Hoàng Su Phì, vùng giáp biên, giá 120.000 đồng/kg khô, vùng trà càng hẻo lánh, giá bị đè xuống chỉ còn 70.000 đồng/kg khô. Trong khi cũng ở Hoàng Su Phì, trà cổ thụ bình quân ở các xưởng sản xuất có khoanh vùng nguyên liệu, có chỉ dẫn địa lý, hợp tác xã… giá đã 30.000 - 50.000 đồng/kg tươi. Trong sản xuất, 4 - 5 kg trà tươi mới được 1 kg trà khô. Đủ thấy giá trà bị thương lái bóp cổ đến mức nào.

Cuối năm 2021 do dịch Covid-19 nên việc lái trà tràn sang mua bán phá giá không còn, thay vào đó, giặc trà nảy ra chiêu mới: sử dụng biểu ngữ, băng rôn, tìm các vùng trà giáp biên có cây to nhất, căng biểu ngữ, chụp hình toàn bằng tiếng Trung. Vùng trà Thượng Sơn, Túng Sán của Hà Giang bị tình trạng này. Những thân trà to hơn hai người ôm, trừ trong rừng nguyên sinh, còn ở các vùng gắn với bản làng, kích cỡ cây như thế là rất lớn và hiếm gặp. Gặp cây trà đại thụ, bản thân các nhà sản xuất trà ở Việt Nam khá ngại cung cấp thông tin, hình ảnh, vì sợ nhiều người tìm đến gây ảnh hưởng, nhiễu vùng nguyên liệu, vậy mà giặc trà từ bên kia biên giới đem băng rôn sang, chụp hình, như một khẳng định vùng trà đó là của họ để bán sản phẩm giá tốt.

Chiêu trò căng biển báo xác nhận vùng nguyên liệu, chụp các cây trà gốc lớn chỉ mới nhen nhóm, nhưng nhiều nguy hại bởi giặc trà mua nguyên liệu đã rẻ, giờ đến cây không phải của mình, không tốn công chăm bón, nhưng danh tiếng, thương hiệu, và cả sản phẩm chất lượng, họ ăn đủ. Một chiêu trò mới, cần được báo động để cư dân biên giới đề phòng trước nạn “giặc trà” vùng biên. (còn tiếp)

Tác Giả: Lam Phong
Nguồn Báo Thanh Niên
Uống Trà Thôi sưu tầm
Giặc trà: 'Giặc trà' miền biên giới - Lam PhongGiặc trà: 'Giặc trà' miền biên giới - ảnh 2 Hai cha con Hoàng Khôn thuê xưởng làm trà ở vùng biên giới Vị Xuyên, Hà Giang L.P
Giặc trà: 'Giặc trà' miền biên giới - Lam PhongViệt Nam dẫn đầu về trà cổ thụ So với các nước trên thế giới, Việt Nam đang dẫn đầu về số lượng, chất lượng và vùng phân bố cây trà shan tuyết cổ thụ (Camellia Sinensis var. Shan, thường gọi chung là “trà cổ thụ”) giống thuần, nguyên bản, mọc tự nhiên (nguyên sinh) ở các vạt rừng già. Trong các quốc gia sở hữu trà cổ thụ như Việt Nam, TQ, Lào, Thái Lan, Myanmar…, TQ tiêu thụ dòng trà này mạnh nhất.
0 0 50,334 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Sinh tồn
Team Uống Trà Thôi TƯỢNG KHÁC
244 11:27, 08/06/2021
0 0 6,929 0.0
Tác phẩm: Sinh Tồn
Chất liệu: Nu Trắc
Size: 42 - 25 - 10

Kỹ năng sinh tồn là những kỹ thuật mà một người có thể sử dụng để duy trì sự sống trong bất kỳ loại môi trường tự nhiên hoặc môi trường xây dựng nào.
Những kỹ thuật này nhằm cung cấp các nhu yếu phẩm cơ bản cho cuộc sống của con người bao gồm ...
Diện Đạt Ma
Team Uống Trà Thôi NGUYỄN GIẢN TÂN
243 11:02, 08/06/2021
1 0 3,423 9.0
Diện Đạt Ma
Size: 40 - 23 - 20
Chất liệu: gỗ Sưa nguyên khối
Đục năm 2019
Nghệ nhân: Nguyễn Giản Tân

Gỗ Sưa cho mùi thơm quyến rũ thoảng nhẹ kiểu hương trầm.
Khi đốt tàn có màu trắng đục, mùi khó chịu nên được gọi là Trắc thối.
Gỗ Sưa chỉ dùng phần gỗ lõi cho giá trị kinh tế cao hơn phần gỗ giác.
Gỗ ...
Diện Đạt Ma
Team Uống Trà Thôi NGUYỄN GIẢN TÂN
242 11:00, 08/06/2021
2 0 2,679 9.5
Diện Đạt Ma
Size: 66 - 40 - 30
Chất liệu: Cẩm sừng nguyên khối
Tạc đục: 2018
Nghệ nhân: Nguyễn Giản Tân

“Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền.
Trong nhà sẵn báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền”

Tổ Trúc lâm trong bài Cư trần lạc đạo phú (trường thiên-thể Nôm)
English Breakfast là gì?
Team Uống Trà Thôi TRÀ ANH
241 10:53, 08/06/2021
1 0 1,987 10.0
English Breakfast là gì?

Tại Anh, English Breakfast là loại trà phổ biến nhất. Và như tên gọi của nó, đây là loại trà được dùng trong buổi sáng của người Anh, vừa dùng để chống cơn buồn ngủ, vừa béo và đủ chất để cung cấp năng lượng cho một ngày dài.

Trà English Breakfast truyền thống luôn được pha trộn bởi ...
Thanh thuỷ nê
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
240 15:36, 07/06/2021
1 0 2,362 0.0
Khi nói về phương pháp tinh luyện khoáng, "Thanh Thuỷ Nê" dùng để chỉ một loại khoáng nguyên bản duy nhất được nghiền trực tiếp và tinh chế mà không phối trộn thêm các loại khoáng khác hoặc thành phần khác. Khoáng tử sa không phối trộn các vật liệu khác có thể được gọi là "THANH THUỶ".

Khoáng Tử sa thu được ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!