/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Muôn kế hại trà Việt - Lam Phong

1656 15:26, 21/03/2022
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Muôn kế hại trà Việt - Lam PhongMuôn kế hại trà Việt - ảnh 1 Những gốc trà với đường kính hơn 20 cm, áng chừng trên trăm năm tuổi, bị đốn hạ ở vùng Thượng Sơn, Hà Giang
Muôn kế hại trà Việt

Cây trà mọc tự nhiên trên khắp vùng Đông - Tây Bắc Việt Nam, các vùng biên giới cũng có, cớ sao “giặc trà” cứ muốn lấn sang ta hạ thủ cây trà Việt?
Cách đây hơn 10 năm, khi trà Shan tuyết cổ thụ trở nên có tiếng đã nảy sinh trào lưu đào gốc trà cổ thụ đem về vườn nhà trồng làm cảnh. Thú chơi này chỉ được khoảng 5 năm rồi tắt, bởi dân chơi phát hiện hễ cây trà rời khỏi nơi sống ban đầu, dù chăm sóc tốt đến mấy, được 2 - 3 năm cũng tự lìa đời. Trà cổ thụ tưởng may mắn thoát đại nạn, nhưng…

Cú đánh truyền thông
Giới sản xuất trà ở Hà Giang vẫn nhớ những chiêu trò ép giá nguyên liệu, thu gom với giá rẻ, khi lấy được nguyên liệu ngon đem trộn trà bẩn và tiến hành thu gom đem về biên giới, lôi kéo truyền thông sở tại, tổ chức rầm rộ những buổi tiêu hủy để ồn ào đổ lỗi hết cho nông dân Việt. Cứ thế, bao năm qua, giá xuất khẩu trà của người dân tộc bản địa Đông - Tây Bắc, lệ thuộc hoàn toàn vào thương lái từ bên ngoài.

Năm 2015 tại Thái Nguyên, lần đầu Việt Nam tổ chức cuộc thi pha trà Tea Master Cup dưới sự đồng ý của tổ chức Tea Master Cup quốc tế. Trước khi cuộc thi diễn ra, nhiều thương lái “lạ” đặt nông dân các vùng trà sản xuất trà bẩn, trộn bùn, trộn bột đá vào thành phẩm trà khô rồi mang đi không rõ mục đích. Ngay bản thân người sản xuất cũng khẳng định trà này không thể uống, nhưng vì được đặt số lượng nhiều và họ mang đi chứ không tiêu thụ trong nước nên vẫn làm. Thế rồi vụ việc được đánh tiếng đến truyền thông trong nước, những cảnh báo, những phóng sự thực tế về trà bẩn lên sóng, thị trường trà Việt tự thân lao đao, còn thương lái biến mất dạng.

Xâu chuỗi lại sự việc, giới làm trà mới ngộ ra đợt trà bẩn lưu manh ấy hóa ra là mưu kế của “giặc trà”, chỉ tốn tiền thu mua vài tạ trà trồng cây thấp, giá rẻ mạt nhưng đã tạo được hiệu ứng truyền thông lan rộng về trà bẩn nhằm hạ uy tín trà Việt trước khách mời và hội đồng quốc tế (Đài Loan, Hàn Quốc, Nga, Úc...) của cuộc thi Tea Master Cup năm ấy.

Trà Việt nhiễm độc?
Những năm 2020 - 2021, thêm đợt đồn thổi gây hoang mang nhiều người rằng trà cổ thụ Hà Giang bị nhiễm chì nặng, uống vào không tốt cho sức khỏe.

Hà Giang sở hữu nhiều mỏ quặng, từ sắt, mangan, kẽm, thiếc, cao lanh, chì... Với cây trà cổ thụ, hễ mọc ở vùng khoáng chất nhiều, độ cao trên 1.500 m, gió nhiều, độ ẩm dày, khí hậu chênh lệch giữa ngày và đêm cao..., trà sẽ cho chất lượng tốt. Nhưng tìm hiểu các vùng mỏ quặng của Hà Giang, đặc biệt là quặng chì, thường ở vùng đất thấp như Ao Xanh (xã Yên Bình, H.Quang Bình), mỏ chì Tà Pan (xã Minh Sơn, H.Bắc Mê), mỏ Sủa Nhè Lử (xã Xín Cái, H.Mèo Vạc), Sàng Thần (H.Bắc Mê) và Bản Lý (H.Yên Minh)... lại không phải là địa bàn cây trà cổ thụ.

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm của Bộ Y tế, trà và các sản phẩm trà có lượng chì phải dưới 2,0 mg/kg. Trong khi đó, theo kết quả kiểm nghiệm do Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia thực hiện, hàm lượng chì trong trà Hà Giang chỉ từ 0,18 mg/kg trở xuống. Các hàm lượng kim loại độc hại khác như arsen, thủy ngân theo quy định kỹ thuật là 1,0 mg/kg, các kết quả kiểm nghiệm chỉ ở mức 0,024 (arsen) và 0,004 (thủy ngân).

Thông tin trà nhiễm chì tung ra thời điểm trước vụ xuân 2022, và cũng là lúc những doanh nghiệp sản xuất trà đang phải ôm khá nhiều sản phẩm do việc xuất khẩu khó khăn 2 năm qua bởi Covid-19, thực chất lại là một cú dìm hàng cho trà Việt tiếp tục mất giá, mất uy tín, tạo điều kiện thuận lợi cho thương lái bên ngoài thu mua trà chất lượng cao nhưng với giá rẻ mạt.

Nhớ lại trong một hội chợ trà quốc tế diễn ra ở Thâm Quyến trước đại dịch Covid-19, một tranh cãi nảy lửa giữa Quốc An, nhà sản xuất trà từ Hà Giang, và khách tham quan các gian hàng trà Việt. Khách nêu lý do trà Việt không có trà sạch, bởi thời chiến tranh, Mỹ rải chất độc da cam vào rừng, khiến trà bị nhiễm độc (!). Quốc An vất vả lôi bản đồ Việt, khoanh vùng trà cổ thụ vùng Đông - Tây Bắc rồi vùng Tây nguyên, miền Trung Việt Nam, giải thích: “Nước có bao giờ chảy ngược từ vùng thấp lên cao được không? Trà cổ thụ Việt ở Đông - Tây Bắc, còn chất độc chiến tranh ảnh hưởng nhiều vùng miền Trung, nước sao chảy được hơn ngàn cây số ngược lên tận núi cao để nhiễm độc vào trà?”. Khách khi ấy mới hiểu chuyện, gật gù đồng ý. Có thể thấy cách “giặc trà” đồn thổi gây rất nhiều bất lợi cho trà Việt.

Hạ thủ cây trà
Ngày trước khi trào lưu hạ cây trà cổ thụ mới nhen nhóm ở miền biên giới Hà Giang, một người làm trà kỳ cựu, tâm huyết với cây trà cổ thụ khi ấy là ông Ngô Viết Thành đau xót: “Họ sang đây “dụ” bà con đốn trà, xẻ ván để bán, chỉ mua những ván bề ngang hơn 50 cm, mà ván trà thì chẳng làm được gì vì nó mềm, vân cũng không đẹp, dễ mối mọt. Cách làm đấy là để bên mình hết cây trà to, còn lại bên họ có, khi đấy họ làm thương hiệu, nói rằng đang sở hữu những cây trà to nhất thế giới”.

Ở những vùng cây nguyên sinh thuộc địa bàn biên giới Lai Châu, cán bộ biên phòng cho biết từ 2018 - 2019 đã phát hiện việc cây trà cổ thụ trong rừng bị đào gốc, đổ muối khiến cây chết dần, và kế hạ thủ ấy chỉ nhắm đến những cây trà có đường kính lớn.

Trà Việt chất lượng nhưng chưa có thương hiệu mạnh

Theo số liệu tổng kết từ Hiệp hội Chè Việt Nam, năm 2021, trà Việt xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc 8.700 tấn, là thị trường lớn thứ 4 về nhập khẩu trà của Việt Nam (dẫn đầu là Pakistan với 38.300 tấn, Đài Loan 17.200 tấn, Nga 11.200 tấn). Riêng với trà cổ thụ, thị trường Trung Quốc dẫn đầu về số lượng nhập khẩu, đa phần theo đường tiểu ngạch. Chuyện giao thương không minh bạch lại là cớ để “giặc trà” tận dụng kẽ hở hạ uy tín trà Việt.

TS Nguyễn Hữu La, Phó viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, cho biết: “Hiện nay với giống trà, chúng ta không kém các nước trồng trà trên thế giới vì có đủ hết nguồn gien cho 3 loại sản phẩm trà đen, trà xanh và trà olong. Tuy nhiên, chúng ta làm thị trường nhưng chưa có được thương hiệu mạnh. Rất nhiều khách hàng nước ngoài không biết đến trà Việt Nam dù xuất khẩu trà nằm trong top 5 thế giới”.

Đại tá Phan Hồng Minh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng, đại diện Chỉ huy các đồn biên phòng Lai Châu, cho biết: “Rất may vụ việc được phát hiện sớm và chiến sĩ biên phòng đã kịp thời cảnh báo bà con dân bản, giúp bà con hiểu biết, bảo vệ, chăm sóc những cây trà đại thụ của rừng”.

Một giống trà mới được phát hiện những năm gần đây, gọi là trà măng (do búp trà hệt như búp cây măng tre). Theo sách Trà Kinh của thần trà Lục Vũ viết từ thời nhà Đường, trà măng là loại trà quý (Duẩn thủ thượng = Măng trà là thượng phẩm). Giới làm trà Việt gọi bằng tên khác là trà tiên, trà móng rồng. Cuối năm 2021, địa bàn Hà Giang cũng đã có hiện tượng thuê người dân vào rừng sâu, tìm săn cây trà măng, đào lên mang ra khỏi rừng bán theo đặt hàng của thương lái, thân đường kính hơn 20 cm với giá chỉ 800.000 đồng/cây.

Những cây trà rừng mọc nguyên sinh, ngoài chuyện bị “giặc trà” phá hoại, lại đối mặt thực trạng khác là khi thu hái, do cây rừng không ai làm chủ, trà không thuộc nhóm cây lấy gỗ và cây lâm sản ngoài gỗ, người dân tự do khai thác, cây vươn trong rừng nên cành rất cao, việc đốn cành hái búp cho nhanh diễn ra thường xuyên. Cứ theo kiểu khai thác ấy, chỉ vài năm nữa cây trà khi mất hết cành lá cũng sẽ chết dần mòn chứ không thể tồn tại. (còn tiếp)

Lam Phong
Bài đăng trên Báo Thanh Niên
Muôn kế hại trà Việt - Lam PhongMuôn kế hại trà Việt - ảnh 2 Một cây trà măng bị đưa ra khỏi rừng, chuẩn bị vận chuyển đến người mua ở vùng biên giới Quản Bạ
Muôn kế hại trà Việt - Lam PhongMuôn kế hại trà Việt - ảnh 3 Người H’mông nghỉ chân dưới gốc trà cổ thụ ở Ngài Là Thầu, giáp biên Trung Quốc
0 0 8,424 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Truyền thuyết về xuất xứ của cây Trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1886 08:32, 08/06/2022
1 0 8,926 0.0
Trung Quốc là quê hương, là chiếc nôi của cây trà, và người Trung Quốc cũng là một trong những dân tộc đầu tiên tiếp xúc và tìm ra cách chế biến lá trà. Trong lịch sử trà đạo Trung Quốc có rất nhiều cuốn sách liên quan đến trà, như: Trà Kinh, Trà Lục, Trà Phổ, Trà Sử,...

Truyền thuyết về Thần Nông nếm thử ...
Khi được mời trà, vì sao người xưa lại gõ xuống bàn 3 cái?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1878 08:36, 05/06/2022
0 0 7,272 0.0
Trà không chỉ là thức uống thanh nhiệt mà còn chữa được bệnh. Đối với người xưa, thưởng trà đã trở thành nét văn hóa đặc sắc tự bao đời.

Văn hóa uống trà

Trà thịnh hành ở Trung Quốc từ hàng nghìn năm trở về trước. Lịch sử ghi chép rằng, trước năm 280, ở miền Nam nước này có một nước nhỏ ...
Có cần tráng trà trước khi pha?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1877 08:20, 04/06/2022
1 2 7,777 10.0
Tráng trà (hay rửa trà) được xem là bước đầu tiên trong quy trình pha trà. Tráng trà không chỉ giúp loại bỏ các tạp chất trên bề mặt của lá trà, kích thích mùi thơm và công đoạn này còn có tác dụng đánh thức hương vị trà.

Theo nghĩa đen, tráng trà có nghĩa là để rửa lá trà, đặc biệt là khi pha trà bằng ấm ...
Bí ẩn về dòng trà cổ thụ thu hái khi tuyết rơi ở Việt Nam
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1872 08:21, 01/06/2022
0 0 7,056 0.0
Trải dải qua hai huyện Vị Xuyên và Hoàng Su Phì, có một ngọn núi cheo leo hiểm trở nằm ở phía Tây của tỉnh Hà Giang với độ cao 2.427m so với mực nước biển - núi Tây Côn Lĩnh. Nơi đây không chỉ được biết đến với tên gọi “nóc nhà của Đông Bắc”, hay những cung đường khó chinh phục mà Tây Côn Lĩnh còn được ...
Những loại trà hoa được lòng phái đẹp
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1863 10:26, 29/05/2022
0 0 8,777 0.0
Đối với phái đẹp, uống trà không chỉ để cảm nhận hương vị hay mùi thơm mà đó còn là một cách chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.

Trà hoa được phụ nữ yêu thích hơn so với trà lá. Chưa nói về hương vị, vẻ ngoài bắt mắt, với những cánh hoa khô bung nở khi gặp nước nóng đến màu trà đủ sắc rực rỡ. Bên ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!