/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Phân loại khoáng Tử Sa - Lục Nê

168 23:27, 03/06/2021
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT

( từ)

Phân loại khoáng Tử Sa - Lục Nê
Lục Nê là một loại khoáng Tử sa được đặt tên theo vẻ bề ngoài của khoáng khi thác, Bổn Sơn là núi Hoàng Long, người ta gọi khoáng Tử sa từ núi Hoàng Long là vật liệu khoáng "Bổn Sơn". Do đó, Bổn Sơn Lục Nê có nghĩa là nguyên liệu khoáng Lục nê được khai thác ở núi Hoàng Long.
Lục Nê là lớp cát kết, nằm giữa lớp Tử nê, hoặc xen giữa lớp Tử nê với các lớp khoáng khác, được tạo ra dưới dạng khoáng trong khoáng, rất khó khai thác và trữ lượng ít. Lục nê được chia làm tầng đất sát và tầng đất kẹp, cũng được chia làm lục nê nhạt, đậm, thanh, xám. Nếu tầng quặng sát bên dưới lớp Long Cốt thì hàm lượng thạch anh khá nhiều, thành phần kết dính ít, tính thấu khí cực kỳ tốt, nhưng nhiệt độ thiêu kết khá cao, dễ nứt, tỷ lệ thành phẩm thấp. Nếu quặng kẹp giữa lớp tử nê (nê trung nê) thì hàm lượng thạch anh khá ít, thành phần kết dính nhiều, tính thấu khí khá kém nhưng nhiệt độ thiêu kết thấp, không dễ bị nứt, tỷ lệ thành phẩm cao.
Các chất trong lục nê gồm có hydromica, thạch anh, mica trắng, cao lanh, một lượng ít oxit sắt và các chất hữu cơ.
Lục nê có cấu trúc dạng khối đặc, giòn khi tiếp xúc với nước nhưng không tan trong nước, hàm lượng hạt tương đối lớn, có yêu cầu cao đối với nhiệt độ nung, thường từ 1200 đến 1230. Đôi khi, bề mặt của thiết bị nung kết phải lớn hơn 1250. Khoáng sống Lục nê có độ kết dính tương đối lỏng lẻo, khó tạo hình, khi nung có tỷ lệ co ngót và biến dạng lớn, ấm sau khi nung có bề mặt đanh cứng nhưng khả năng giữ ẩm và độ thoáng khí là tuyệt vời.
Sự khác biệt lớn nhất giữa lục nê và hồng nê, tử nê là trong quặng lục nê chứa rất ít sắt, và sắt tồn tại ở trạng thái ion.
Quặng nguyên của Lục nê có màu trắng đục hoặc trắng nhạt đến xanh lục, sau khi nung có màu vàng nhạt, nếu ở nhiệt độ cao sẽ có màu vàng ngả xanh, xanh xám.
Lục nê còn được phân làm nhiều loại khoáng khác nhau, các bạn có thể tham khảo thêm ở phần bảng trong hình bên dưới.
Phân loại khoáng Tử Sa - Lục Nê
Phân loại khoáng Tử Sa - Lục Nê
0 0 2,965 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 3): CHU NÊ ĐẠI HỒNG BÀO
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
952 18:43, 19/08/2021
0 0 4,207 0.0
ĐẠI HỒNG BÀO là loại khoáng tử sa rất được thị trường săn đón và có nhiều ý kiến ​​khác nhau. Nguồn gốc của tên của nó có thể liên quan đến trà "Đại hồng bào", một loại nham trà ở Vũ Di, Phúc Kiến. Theo truyền thuyết, có một người đàn ông từ phương nam vào Bắc Kinh (Nam Kinh) để dự thi, đi qua núi ...
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 2): CHU NÊ
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
923 16:51, 14/08/2021
1 2 3,155 9.5
CHU NÊ là loại khoáng có tính chất đặc biệt trong nhóm Tử sa Hồng nê, nó được gọi là tinh phẩm khoáng liệu của Hồng nê.

Trước đây, không có sự phân biệt rõ ràng giữa “chu nê” và “hồng nê”. Vào thời nhà Minh và nhà Thanh, "chu nê" được gọi chung là hồng nê và không có tên gọi riêng. Mãi đến thời Trung ...
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 1): TỔNG QUAN VỀ HỒNG NÊ
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
906 19:40, 11/08/2021
2 0 3,041 10.0
HỒNG NÊ là một trong ba loại khoáng tử sa chính của Tử sa Nghi Hưng. "Hồng nê" thường đề cập đến một loại khoáng tử sa mà gốm có màu đỏ sau khi nung mà không phải là một loại vật liệu khoáng tử sa cụ thể. Sau khi "Hồng nê" được nung, bề ngoài của tác phẩm sẽ có màu hồng (đỏ) nên được đặt tên là ...
CÁC KHU VỰC KHAI THÁC TỬ SA Ở HOÀNG LONG SƠN
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
899 19:24, 09/08/2021
1 0 4,529 0.0
Núi Hoàng Long ở Nghi Hưng là nguồn gốc của Tử sa, theo các dữ liệu nghiên cứu Tử sa được hình thành từ 350 đến 260 triệu năm trước. Dưới tác động của gió và nước và không khí các hạt quặng và đá nguyên thủy bị phong hóa thành từng lớp, sau những biến đổi địa chất lâu dài sẽ hình thành nên thạch anh, ...
TÌM HIỂU VỀ TỬ NÊ (PHẦN 6): THANH KHÔI NÊ
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
876 19:09, 05/08/2021
1 0 4,893 2.0
THANH KHÔI NÊ

Có nhiều quan điểm ​​khác nhau về THANH KHÔI NÊ, có người cho rằng "Thanh khôi nê" thuộc về nhóm "Đoạn nê", có người cho rằng "thanh khôi nê" thuộc về nhóm "Tử nê", một số ít lại cho rằng "thanh khôi nê" không phải là một loại quặng Tử sa nguyên bản. Vậy có quặng "thanh khôi nê" nguyên bản không? ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!