/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tại sao cần có phanh?

1697 09:36, 31/03/2022
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

Tại sao cần có phanh?
TẠI SAO CẦN CÓ PHANH❓

Trong 1 giờ học vật lý, thầy giáo bỗng hỏi cả lớp:
"Tại sao trong ô tô lại cần có phanh xe?"

Câu hỏi dường như quá đơn giản, 1 học sinh đã xung phong trả lời:
"Thưa thầy, là để dừng xe"

"Theo em là để giảm và kiểm soát tốc độ của xe" - 1 học sinh khác có ý kiến.

"Để tránh va chạm ạ" - 1 học sinh nữa đứng lên trả lời.

Sau đó, đa số các học sinh cũng đều có những câu trả lời tương tự. Thấy vậy, thầy giáo mỉm cười và nói ra đáp án của mình:

"Tôi đánh giá cao tất cả các câu trả lời của các em, tuy nhiên, tôi lại có góc nhìn của riêng mình. Theo tôi, phanh xe trong ô tô là để giúp nó chạy nhanh hơn".

Nghe thấy vậy, các học sinh đều ngơ ngác nhìn nhau không hiểu thầy giáo đang nói gì. Lúc này, thầy giáo mới từ tốn giải thích:

"Thế này nhé, giả sử chiếc ô tô chúng ta đang đi không có phanh, thì các em sẽ dám lái nó với tốc độ tối đa là bao nhiêu? Chắc chắn là vì không có phanh nên các em sẽ không dám đi nhanh đúng không? Chính vì thế, chiếc phanh đã cho chúng ta dũng khí để lái nhanh hơn".

Tất cả các học sinh đều im lặng. Đây là điều các em chưa từng nghĩ tới.

Thầy giáo tiếp tục:

"Tương tự như vậy, trong cuộc sống này cũng có rất nhiều chiếc phanh cho chúng ta. Chúng chính là những khó khăn, thử thách kìm hãm chúng ta vào 1 lúc nào đó.

Thế nhưng, sao ta không nhìn khác đi? Sao không cho rằng chúng cũng chính là động lực để ta tiến nhanh về phía trước? Để giúp chúng ta an toàn và tránh được những nguy hiểm, rủi ro? Giống như chiếc phanh vậy. Đôi khi, để đi được nhanh hơn, chúng ta cần phải dừng lại hoặc lùi về phía sau. Chúng ta nên biết ơn những chiếc phanh như vậy".

Đến đây, nhiều học sinh từng so sánh cha mẹ họ giống như những cái phanh luôn níu kéo kìm hãm họ, luôn đạp thắng trong khi họ đang muốn đạp ga xả láng, chợt bừng tỉnh hiểu ra:

Vì cha mẹ họ muốn họ đi nhanh hơn, an toàn hơn trong cuộc đời.

Team Uống Trà Thôi sưu tầm
1 0 14,071 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Bỏ đi tính nóng nảy là mấu chốt để bồi dưỡng chính khí
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2130 15:17, 17/09/2022
1 0 11,559 0.0
Bỏ đi tính nóng nảy là mấu chốt để bồi dưỡng chính khí

Trong phần “Táo chi nhẫn” của cuốn “Khuyến nhẫn bách châm” khuyên rằng: “Dưỡng khí chi học, giới hồ táo cấp”, nghĩa là để bồi dưỡng hạo nhiên chính khí của bản thân thì mấu chốt là ở chỗ phải bỏ hẳn được tính cách nóng nảy vội vàng. ...
Câu chuyện con lừa ngốc và bài học: sống Ở đời phải biết mình là ai, đừng quá ảo tưởng để rồi thất bại cay đắng!
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2125 07:33, 17/09/2022
0 0 16,062 0.0
Câu chuyện con lừa ngốc và bài học sống: Ở đời phải biết mình là ai, đừng quá ảo tưởng để rồi thất bại cay đắng!
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Điều bất hạnh lớn nhất trong đời người chính là không nhận thức được giá trị của bản thân để rồi suốt đời theo đuổi những ước vọng xa rời, phi thực ...
Dạ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2124 21:14, 16/09/2022
2 0 10,789 0.0
DẠ ! 🌹

Nhiều người vẫn lầm tưởng khi dùng chữ ‘dạ’ là tỏ thân phận hèn kém, bề dưới, lép vế, hay hèn mạt. Hoặc thậm chí hiểu sai luôn khi cho rằng chỉ người dưới mới cần dạ với người trên. Chữ ‘dưới’ ở đây được hiểu là người nhỏ tuổi hơn trong xã hội, hay vai em/con/cháu trong gia đình.

Mình ...
Bạn là quân tử hay tiểu nhân?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2123 10:21, 16/09/2022
0 0 11,597 0.0
Bạn là quân tử hay tiểu nhân?
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Người Trung Quốc xưa coi quân tử là người gánh trách nhiệm phát huy văn hóa đạo nghĩa của đất nước, thiện hóa dân chúng, bản tính kiên cường, tấm lòng nhân nghĩa rộng lớn. Người quân tử là người có thể gánh vác sứ mệnh và trách nhiệm bảo vệ chân ...
CÁCH SẮP XẾP BÀN GHẾ Ở TRƯỜNG ĐH PHƯƠNG TÂY
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2110 06:35, 09/09/2022
0 0 13,165 0.0
CÁCH SẮP XẾP BÀN GHẾ Ở TRƯỜNG ĐH PHƯƠNG TÂY

Trước thập niên 60, mô hình một lớp học của ĐH phương Tây là thầy đứng trên bục, còn học trò thì ngồi phía dưới với các bàn xếp song song, ngang bằng nhau. Thầy đứng trên cao sẽ nhìn xuống và điều hành buổi học. Thầy nói nhiều hơn trò. Thầy hỏi, trò trả ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!