/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Chàng trai xứ Huế hồi sinh tranh bút lửa ở Đà Lạt

1742 09:41, 11/04/2022
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Chàng trai xứ Huế hồi sinh tranh bút lửa ở Đà Lạt
Từ một chàng trai vì “cơm, áo, gạo tiền” phải rời phố Huế mộng mơ, mưu sinh nơi xứ người, anh Nguyễn Khánh Hoàng (SN 1979, trú phường 8, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) bằng tình yêu hội họa đã khôi phục lại nghề vẽ tranh bút lửa, vốn là niềm tự hào của Đà Lạt.

Bén duyên nghề vẽ tranh bút lửa

Anh Nguyễn Khánh Hoàng, quê gốc ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. “Trước đây tôi học rất tốt, năm 1998 tốt nghiệp cấp 3 sau đó đi nghĩa vụ quân sự 2 năm. Sau nghĩa vụ, với mơ ước làm giáo viên, tôi nạp đơn thi vào trường Đại học Sư phạm Huế, nhưng thi hai lần đều không đậu”- anh Hoàng kể

Buồn bã vì cảnh “học tài thi phận”, anh Hoàng cùng bạn thân lên Đà Lạt với ý định dạo chơi cho khuây khỏa. Trong lúc thăm quan Đà Lạt, cậu học trò bị thu hút bởi khung cảnh những nghệ nhân chăm chút vẽ tranh bên đường. Vốn có sở thích hội họa từ lâu, anh mạnh dạn vào các xưởng vẽ để xin học nghề.

Học vẽ được hơn 1 năm, anh Hoàng về quê rồi quyết định vào TP HCM làm thợ may áo Kimono. Anh Hoàng nhớ lại: “May Kimono hơn 5 năm, mỗi ngày cuộc sống của tôi cứ lặp đi lặp lại cách nhàm chán, mặc dù lương cao nhưng bản thân không được tự do, không được làm những gì mình thích”.

Từ ý nghĩ đó, năm 2008 anh Hoàng quyết định bỏ nghề may, dù nhận được nhiều hứa hẹn từ công ty. Về quê nhà, cuộc sống nhàm chán cùng với áp lực vì bạn bè mình giờ hầu hết đã thành công, có công ăn việc làm ổn định trong khi mình vẫn phải rong ruổi, anh Hoàng bị tự kỷ trong thời gian dài.

Nhận thấy cuộc sống ở quê nhà quá khó khăn với mình, anh Hoàng lên lại Đà Lạt, trở lại với nghề vẽ tranh, “nhờ có sự giúp đỡ của bạn bè, người quen, tôi có chỗ để vẽ và bán tranh, thu nhập hàng tháng cũng là một khoản khá”. Tưởng chừng như cuộc sống êm đềm như thế mãi, nhưng anh Hoàng lại gặp nhiều sự cố trong nghề, lại phải bỏ nghề vẽ và đến ở nhà của cô ruột gần chợ Đà Lạt phụ dọn hàng.

Anh Hoàng nhớ lại, một lần đang trên đường về nhà, thấy một cậu sinh viên ngồi vẽ tranh trên móc khóa ở cầu trước mặt chợ đêm Đà Lạt, mỗi chiếc móc khóa được bán với giá 10 ngàn đồng. Cảm thấy thích thú, chàng trai xứ Huế bắt chước và mượn người thân 100 ngàn đồng mua móc khóa để vẽ rồi bán.

Bán được hàng, anh Hoàng mua những tấm gỗ to để vẽ tranh, vẽ thư pháp. Được gần 2 năm, nhiều người bắt đầu học theo cách làm của anh khiến công việc của anh trở nên khó khăn hơn. Thời gian này, lúc đi thăm người bạn cũng là một người vẽ tranh, thấy bạn có chiếc bút lửa rất thú vị, anh Hoàng mượn để xem và nảy ra ý định bắt chước để làm theo. “Tôi mất gần 4 tháng để học được cách làm và sử dụng cơ bản chiếc bút lửa”- anh kể.

Bút lửa được cấu tạo bởi hai dây dẫn điện được đấu nối với một máy biến áp 12V, đấu với nhau bởi một dây may-so và quấn vào một ngòi bút bằng đồng có đường kính khoảng 3mm. Đầu bút được cắt gọt để có thể vừa tạo nét, vừa tạo màu và hình khối. Ngòi bút gắn vào một vật cách nhiệt bằng sành sứ.

Để thuận tiện hơn trong việc sử dụng, anh Hoàng đã cải tạo chiếc bút lửa so với trước đây. “Sử dụng sành sứ để cách nhiệt giữa ngòi bút và phần cán bút làm phần bút rất nóng khi vẽ. Một lần tình cờ thấy tôn xi-măng cách nhiệt tốt, tôi đã dùng nó để thay thế vật liệu sành, sắt và hiểu quả rất tốt”- Anh Hoàng cho hay.

Để sử dụng thành thạo chiếc bút lửa cần rất nhiều thời gian để mài dũa, luyện tập, theo anh Hoàng khoảng thời gian cần thiết để cầm bút đủ “vững” phải mất từ 2-4 năm. Đi theo nghề vẽ tranh bút lửa cũng là một cái duyên rất lớn, anh Hoàng chia sẻ: “Giai đoạn năm 2013, tôi cũng đã khá lớn tuổi, áp lực cuộc sống, công việc, gia đình, cảnh một nhà 2 quê khiến tôi trở nên bế tắc, quyết định theo đuổi bút lửa cũng là một lựa chọn mạo hiểm mang tính đặt cược”.

Thời gian đầu, tranh bút lửa không có ai mua do khách hàng chưa biết về nó. Dịp Tết năm 2013, vì không đủ tranh màu để bày bán, anh Hoàng lấy tranh bút lửa ra đặt cho kín chỗ, phục vụ vẽ trực tiếp cho khách có nhu cầu. May mắn đến khi du khách rất thích thú với cách vẽ tranh đặc biệt này, anh Hoàng dần dần được nhiều người biết đến, tranh cũng bán ngày một nhiều hơn.

Kỳ công thổi hồn lửa vào tranh Việt

Ý định ban đầu của anh Hoàng chỉ là tìm cho mình một công việc ổn định mưu sinh qua ngày. Nhưng rồi ngày càng có nhiều người ưu thích, anh Hoàng cũng sẵn lòng chỉ dạy cách vẽ tranh bút lửa cho nhiều người hơn. Cái tên Nguyễn Khánh Hoàng từ đó được biết đến là một trong những người tiên phong góp phần hồi sinh, giữ gìn nghề vẽ tranh bút lửa của Đà Lạt.

Để vẽ được một bức tranh lửa đẹp cần phải có kỹ thuật dùng bút tinh nghệ, cách đưa bút, nhấn nhá để tạo ra đường nét to nhỏ, đậm nhạt của các đường vẽ. Những bức tranh lửa ban đầu chủ yếu là thư pháp, đến sau này khi kĩ thuật được nâng cao, anh Hoàng mới sáng tạo những bức tranh phong cảnh, tranh truyền thần.

Một bức tranh hoàn chỉnh phải trải qua các công đoạn như: Lên ý tưởng nội dung, chuẩn bị gỗ, mài gỗ và vẽ tranh. Vẽ tranh bút lửa đòi hỏi độ tỉ mỉ, chính xác rất cao, vì khi đặt bút chỉ có thể vẽ tiếp chứ không thể sửa lại. “Nhiều người để bút nóng với nhiệt độ cao, đẩy bút đi nhanh để vẽ được một bức tranh trong thời gian ngắn, như thế tranh sẽ cháy không kĩ, dễ bị phai màu. Tôi luôn để bút nóng vừa phải, đưa bút chậm rãi để bút cháy sâu vào mặt gỗ, sau này tranh sẽ không gặp tình trạng phai màu”, anh Hoàng cho hay.

Một kĩ thuật quan trọng quyết định chất lượng của bức tranh lửa, đó là việc xử lý gỗ, phải chọn được chất gỗ phù hợp, “có chất gỗ cháy lâu, có loại lại cháy mau”. Điều tối kỵ nhất trong vẽ tranh bút lửa là loại gỗ có nhiều dầu, nó sẽ làm gỗ cháy không được sâu khi nhấp bút, các đường nét của tranh sẽ bị mờ dần, làm thay đổi màu sắc, thần thái của bức tranh. Loại gỗ được sử dụng nhiều nhất là gỗ cây bạch tùng, lồng mức,....

Vẫn lời Khánh Hoàng, công đoạn xử lý gỗ chính là mài gỗ, tùy từng loại tranh mà bề mặt gỗ phải mài thật trơn hay có những điểm gồ ghề. Theo anh Hoàng, “tay mài gỗ phải có cảm giác như lướt cọ vẽ tranh. Việc vận dụng tính “thiền” trong kỹ thuật mài gỗ rất hay, nếu tâm tĩnh lặng, nếu tâm dao động thì mặt gỗ cũng sẽ có điểm rất khác. Tâm tĩnh lặng hành động cũng sẽ đều theo, khi mài mặt gỗ cũng sẽ rất mềm mại, không gợn sóng”.

Nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận của anh Hoàng chính là những tác phẩm văn học của nhà văn Nam Cao, chân dung những già làng, trưởng bản,...ở Đà Lạt- những người còn mang đậm cái “thần” của người Đà Lạt xưa. Đó cũng chính là lý do anh Hoàng được biết đến là 1 trong 4 người giữ hồn xưa cho Đà Lạt.

Tranh bút lửa Đà Lạt đã có thời kỳ phát triển rực rỡ với đội ngũ họa sĩ, nghệ nhân hùng hậu lên tới hàng chục người, sản phẩm không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên, những năm gần đây, trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của dòng tranh hiện đại cộng với sự trùng lắp, cạn kiệt về đề tài, ý tưởng, tranh bút lửa dần bị mất chỗ đứng. Nhiều người bỏ nghề hoặc chuyển sang vẽ các dòng tranh khác. Hiện tại, Đà Lạt chỉ còn khá ít họa sĩ gắn bó với nghề vẽ tranh bút lửa và họ đang phải chật vật với nhiều khó khăn.

Uống Trà Thôi
Theo baophapluat.vn
Chàng trai xứ Huế hồi sinh tranh bút lửa ở Đà LạtNguyễn Khánh Hoàng- người góp phần hồi sinh tranh bút lửa của Đà Lạt.
Chàng trai xứ Huế hồi sinh tranh bút lửa ở Đà LạtMượn hình ảnh mãnh lực Nhâm Dần, Hoàng nói về sức mạnh của chữ Nhẫn.
Chàng trai xứ Huế hồi sinh tranh bút lửa ở Đà LạtNhững tác phẩm tranh bút lửa được tạo ra bởi bàn tay, tình cảm của chàng trai xứ Huế.
0 1 6,816 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Mỹ thuật 200 năm sau thời kỳ Phục hưng (P.5): Kiêu ngạo và tha hoá
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2395 08:48, 06/01/2023
0 0 6,909 0.0
Trên thực tế, sự suy tàn của nghệ thuật trong quá trình phát triển không xuất hiện sau thời kỳ Phục hưng, mà nó đã xuất hiện nhiều lần trong lịch sử lâu dài. Muốn hỏi nhân loại giỏi về cái gì, thì tôi e rằng phải nói, họ giỏi lặp đi lặp lại những sai lầm của quá khứ. Bởi vì lịch sử của nhân loại ...
10 tranh đấu giá đắt nhất năm 2022
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2386 10:36, 02/01/2023
0 0 5,355 0.0
"Shot Sage Blue Marilyn" đứng đầu với 195 triệu USD trong danh sách 10 tranh đấu giá đắt nhất 2022 do Artsy thống kê.

Cuối tháng 12, các nhà đấu giá hàng đầu Sotheby's, Christie's, Phillips... công bố doanh thu và các tác phẩm gây chú ý trong năm. Chuyên trang nghệ thuật Artsy thống kê lại danh sách "Những bức tranh đấu giá cao ...
Mỹ thuật 200 năm sau thời kỳ Phục hưng (P.4): Từ ‘thế tục’ đến ‘thô tục’
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2382 08:39, 29/12/2022
0 0 7,212 0.0
Nghệ thuật dân gian có thể biểu đạt cuộc sống thế tục một cách tự nhiên, điều này không phải là vấn đề. Nhưng sau khi loại bỏ nhân tố Thần thánh, nghệ thuật thế tục vào thời điểm này đã hình thành xu thế ngày càng trở nên thô tục hơn, sau đó nó trở thành vấn đề…

Những biến cách trong khoa học và ...
Những bức vẽ bé gái giá triệu USD của Yoshitomo Nara
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2373 08:39, 24/12/2022
0 0 9,664 0.0
Trong số các bức tranh bé gái theo phong cách hoạt hình của Yoshitomo Nara có bức tới 24,9 triệu USD (598 tỷ đồng).

Yoshitomo Nara tiếp tục gây chú ý khi bức "Dream" của ông dẫn đầu phiên đấu giá "Modern and Contemporary Art" của Bonhams hôm 3/12 với mức 681.334 USD (16 tỷ đồng). Tranh acrylic trên canvas, kích thước 60x56 cm, được ...
Mỹ thuật 200 năm sau thời kỳ Phục hưng (P.3): Khi khoa học huỷ hoại đức tin
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2362 08:30, 20/12/2022
0 0 7,711 0.0
Cùng với sự lan truyền càng ngày càng rộng của những tư tưởng phản Thần và phản truyền thống, đạo đức của con người đã bị hủy hoại một cách vô tình, không ý thức được, không cảm nhận được…

Sở dĩ tôi muốn nói về khoa học, là vì trong lịch sử nghệ thuật, bất luận là phát minh nhan liệu mới, hay ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!