/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tứ đại lễ nghi cần có khi thưởng trà

1785 09:35, 24/04/2022
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Tứ đại lễ nghi cần có khi thưởng tràPhẩm trà không đơn giản chỉ là tận hưởng hương vị của trà, mà cũng là lễ nghi cơ bản nhất khi thưởng trà.
Nhân sinh cũng giống như việc thưởng trà. Nếu chỉ nhấp một ngụm đầu, vị đắng sẽ át hết tâm trí, nhưng khi thưởng thức trọn vẹn chén trà ấy, ta sẽ cảm nhận trọn vẹn hương vị thanh tao sẽ thấm đượm lên từng tấc lưỡi. Tuy rằng trà có thể tùy theo ý thích khẩu vị của mỗi người mà được pha đậm hay nhạt, nhưng lễ tiết trong ẩm trà thì thực sự không thể thuận theo tính cách và phong cách của mỗi cá nhân mà thay đổi được.

Phẩm trà không đơn giản chỉ là tận hưởng hương vị của trà, mà cũng là lễ nghi cơ bản nhất khi thưởng trà. Thưởng trà đã trở thành một thói quen trong cuộc sống thường nhật của những người uống trà, cũng là thứ cần phải có để đãi khách. Thưởng trà cũng được gọi là “phẩm minh”, hay gọi tinh tế hơn là “phẩm trà”.

Không chỉ là sự thưởng thức về mặt vị giác, ngày nay phẩm trà đã dần dần trở thành một hoạt động quan trọng khi đàm phán thương vụ hay chiêu đãi tiếp khách. Thông thường, nếu uống trà để giải rượu thì không cần phải chú ý nhiều đến lễ tiết, nhưng khi bạn chính thức ẩm trà, nếu bỏ qua một vài lễ nghi nhỏ, thì rất dễ trở thành trò cười. Bởi vì những lễ nghi nho nhỏ đó, thực sự lại ẩn chứa một sự tu dưỡng lớn. Dưới đây là bốn lễ nghi chính cần chú ý trên bàn trà:

Thứ nhất, chuẩn bị trà: Từ lúc chuẩn bị trà, đã phải thể hiện sự thành kính với khách. Nhất định phải chọn dụng cụ pha trà sạch sẽ, sáng sủa, tốt nhất là thành một bộ. Dụng cụ pha trà chứa đầy cặn, chắp vá lung tung mà bày ra trước mặt khách, sẽ đem lại cho mọi người cảm giác “không được tôn trọng”. Bày những dụng cụ pha trà cần sắp lên khay một cách gọn gàng, trước khi pha trà thì hỏi xem người uống trà có sở thích gì đặc biệt không, rồi mới tiến hành pha trà.

Thứ hai, lấy trà: Nhặt lá trà từ trong hộp đựng, tối kị nhất là nhặt bằng tay không, khiến người uống trà cảm thấy lá trà không được sạch sẽ. Dùng thìa để lấy lá trà ra, hoặc để miệng hộp đựng trà và ấm trà gần nhau, lắc hộp đựng trà, để trà rơi vào trong ấm là được.

Thứ ba, kính trà: Cung kính đưa chén trà lên trước mặt khách, cần chú ý ngón tay không được chạm vào miệng chén, tốt nhất là dùng khay để dâng chén trà qua cho khách. Biểu cảm ôn hòa, khẽ mỉm cười, nhẹ nhàng nhắc đối phương: ‘Đây là trà của ông, mời thưởng thức’.

Thứ tư, thêm trà: Phải luôn theo dõi lượng nước trà trong chén của khách, đừng để chén trà vơi nước quá lâu, chén trà sẽ bị lạnh, như vậy là không tôn trọng khách. Đặc biệt là khi vừa cùng khách nói chuyện vừa uống trà, khi rót thêm trà có thể dùng động tác để ra hiệu cho đối phương, không được cố ý ngắt quãng cuộc trò chuyện.

Ngoài ra, trong lúc kính trà, người dùng trà cần có bốn nghi lễ lớn sau:

Rượu đầy là kính trọng, trà đầy là bắt nạt: Trà lúc nào cũng nóng, rượu thì rất hiếm khi, vì thế chén rượu đầy khách bưng lên cũng không bị bỏng. Nhưng nếu chén trà đầy, không những dễ bị bỏng, nếu không cẩn thận đánh rơi, sẽ khiến khách bối rối, hơn nữa chén trà quá đầy khó để hạ nhiệt độ của chén trà, ảnh hưởng đến cảm nhận khi thưởng trà.

Bậc trên trước bậc dưới sau, già trước trẻ sau: Đây là lễ nghi tiếp khách truyền thống lâu đời của người Á Đông, trên bàn trà đương nhiên cũng vậy. Khi nhiều vị khách cùng ngồi trên bàn, trình tự kính trà cũng phải chú ý.

Đầu tiên là kính trà cho trưởng bối, cấp trên, sau đó mới kính trà cho hậu bối và cấp dưới. Nếu đều là người cùng tuổi đồng trang lứa, thì vào lần tiếp trà thứ hai, cứ tuân theo tuần tự như vậy là được.

Khách trước chủ sau, khách mới thì đổi trà: Khi khách bắt đầu uống trà, thì chủ nhà mới rót trà để mình thưởng thức, thể hiện sự tôn trọng với khách. Nếu trong lúc uống trà có khách mới đến, chủ nhà phải kịp thời pha trà mới để biểu thị sự hoan nghênh, vẫn lại hỏi thói quen ẩm trà của khách, rồi nhiệt tình mời ngồi.

Dùng lời văn minh, biểu cảm hòa nhã: Là khách cũng không được thất lễ, khi nhận lấy chén trà chỉ cần một câu “cảm ơn” hay nở một nụ cười để biểu thị sự tán thành.

Khi uống trà, bạn cũng nên tránh những biểu hiện không đứng đắn như cau mày, điều này sẽ khiến chủ nhà cảm thấy rằng bạn đang chê loại trà này. Nếu uống có cảm giác khó chịu, chỉ cần đặt chén xuống là được, chủ nhà sẽ tự hiểu.

Có thể thấy, từ những lễ nghi trên, uống trà tuy là một việc rất bình thường trong cuộc sống hàng ngày nhưng những lễ nghi tất yếu này vẫn là không thể thiếu được. Một người hiểu biết lễ nghi sẽ không dễ mắc sai sót, và từ những lễ nghi nhỏ đó cũng sẽ hiển lộ ra trình độ phẩm cách, sự tu dưỡng của người ấy.

Uống Trà Thôi
Sưu tầm internet
0 0 6,601 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Nguồn gốc cách đặt tên các loại trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3174 08:46, 06/02/2024
0 0 2,813 0.0
Theo những thống kê ban đầu thì cả thế giới có khoảng 3.000 giống và chi trà khác nhau. Thế nên tên của trà cũng muôn màu muôn vẻ. Có một số loại danh trà thì có cả một truyền thuyết hay câu chuyện lịch sử đằng sau cái tên, có loại thì cái tên đơn giản chỉ là mô tả ngoại hình hay nơi cây trà lớn lên. Tên ...
Lược Sử Của Trà (P5): Trà Thời Nhà Tống – Điểm Trà Pháp
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3167 21:13, 02/02/2024
0 0 3,349 0.0
Dưới thời nhà Tống, Thiền tông trở thành tông phái Phật giáo lớn nhất và có mối quan hệ sâu rộng với chính quyền. Đạo giáo cũng trở thành tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn, đặc biệt đối với tầng lớp tu sĩ muốn tu tiên để cầu trường sinh. Cả hai tôn giáo này đều coi trọng trà, vì thế vai trò và tầm quan ...
Lý do không nên uống trà khi đói bụng
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3164 18:54, 31/01/2024
0 0 3,428 0.0
Trà có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng uống khi đói dễ gây kích ứng dạ dày, đau đầu, cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng.

Tất cả chúng ta đều biết đồ uống ấm vào buổi sáng có thể có lợi cho quá trình trao đổi chất và hệ tiêu hóa. Nhưng điều đó có đúng với tất cả các loại đồ uống không? ...
Lược Sử Của Trà (P4): Trà Thời Nhà Đường – Tiên Trà Pháp
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3157 21:30, 28/01/2024
0 0 3,187 0.0
Thời Đường được coi là thời đại mà lần đầu tiên văn hóa trà được chính thức ghi nhận, cùng với sự ra đời của “Trà Kinh” của Lục Vũ. Từ “Trà Kinh”, trà cũng mới được thống nhất gọi là “trà” (“茶”, chá), sau nhiều tên gọi khác nhau trước đó như “đồ” (“荼”, tú), “mính” (“茗”, ...
Bạch trà Shan tuyết Hà Giang - Niềm tự hào của Việt Nam
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3152 09:27, 25/01/2024
0 0 2,581 0.0
Sự xuất hiện của Bạch trà Shan tuyết Hà Giang trong tiệc trà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã góp phần giới thiệu đến bạn bè quốc tế về nét đẹp văn hóa trà của Việt Nam, đồng thời khẳng định vị thế của Bạch trà Shan tuyết Hà Giang trên bản đồ ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!