/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tứ đại lễ nghi cần có khi thưởng trà

1785 09:35, 24/04/2022
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Tứ đại lễ nghi cần có khi thưởng tràPhẩm trà không đơn giản chỉ là tận hưởng hương vị của trà, mà cũng là lễ nghi cơ bản nhất khi thưởng trà.
Nhân sinh cũng giống như việc thưởng trà. Nếu chỉ nhấp một ngụm đầu, vị đắng sẽ át hết tâm trí, nhưng khi thưởng thức trọn vẹn chén trà ấy, ta sẽ cảm nhận trọn vẹn hương vị thanh tao sẽ thấm đượm lên từng tấc lưỡi. Tuy rằng trà có thể tùy theo ý thích khẩu vị của mỗi người mà được pha đậm hay nhạt, nhưng lễ tiết trong ẩm trà thì thực sự không thể thuận theo tính cách và phong cách của mỗi cá nhân mà thay đổi được.

Phẩm trà không đơn giản chỉ là tận hưởng hương vị của trà, mà cũng là lễ nghi cơ bản nhất khi thưởng trà. Thưởng trà đã trở thành một thói quen trong cuộc sống thường nhật của những người uống trà, cũng là thứ cần phải có để đãi khách. Thưởng trà cũng được gọi là “phẩm minh”, hay gọi tinh tế hơn là “phẩm trà”.

Không chỉ là sự thưởng thức về mặt vị giác, ngày nay phẩm trà đã dần dần trở thành một hoạt động quan trọng khi đàm phán thương vụ hay chiêu đãi tiếp khách. Thông thường, nếu uống trà để giải rượu thì không cần phải chú ý nhiều đến lễ tiết, nhưng khi bạn chính thức ẩm trà, nếu bỏ qua một vài lễ nghi nhỏ, thì rất dễ trở thành trò cười. Bởi vì những lễ nghi nho nhỏ đó, thực sự lại ẩn chứa một sự tu dưỡng lớn. Dưới đây là bốn lễ nghi chính cần chú ý trên bàn trà:

Thứ nhất, chuẩn bị trà: Từ lúc chuẩn bị trà, đã phải thể hiện sự thành kính với khách. Nhất định phải chọn dụng cụ pha trà sạch sẽ, sáng sủa, tốt nhất là thành một bộ. Dụng cụ pha trà chứa đầy cặn, chắp vá lung tung mà bày ra trước mặt khách, sẽ đem lại cho mọi người cảm giác “không được tôn trọng”. Bày những dụng cụ pha trà cần sắp lên khay một cách gọn gàng, trước khi pha trà thì hỏi xem người uống trà có sở thích gì đặc biệt không, rồi mới tiến hành pha trà.

Thứ hai, lấy trà: Nhặt lá trà từ trong hộp đựng, tối kị nhất là nhặt bằng tay không, khiến người uống trà cảm thấy lá trà không được sạch sẽ. Dùng thìa để lấy lá trà ra, hoặc để miệng hộp đựng trà và ấm trà gần nhau, lắc hộp đựng trà, để trà rơi vào trong ấm là được.

Thứ ba, kính trà: Cung kính đưa chén trà lên trước mặt khách, cần chú ý ngón tay không được chạm vào miệng chén, tốt nhất là dùng khay để dâng chén trà qua cho khách. Biểu cảm ôn hòa, khẽ mỉm cười, nhẹ nhàng nhắc đối phương: ‘Đây là trà của ông, mời thưởng thức’.

Thứ tư, thêm trà: Phải luôn theo dõi lượng nước trà trong chén của khách, đừng để chén trà vơi nước quá lâu, chén trà sẽ bị lạnh, như vậy là không tôn trọng khách. Đặc biệt là khi vừa cùng khách nói chuyện vừa uống trà, khi rót thêm trà có thể dùng động tác để ra hiệu cho đối phương, không được cố ý ngắt quãng cuộc trò chuyện.

Ngoài ra, trong lúc kính trà, người dùng trà cần có bốn nghi lễ lớn sau:

Rượu đầy là kính trọng, trà đầy là bắt nạt: Trà lúc nào cũng nóng, rượu thì rất hiếm khi, vì thế chén rượu đầy khách bưng lên cũng không bị bỏng. Nhưng nếu chén trà đầy, không những dễ bị bỏng, nếu không cẩn thận đánh rơi, sẽ khiến khách bối rối, hơn nữa chén trà quá đầy khó để hạ nhiệt độ của chén trà, ảnh hưởng đến cảm nhận khi thưởng trà.

Bậc trên trước bậc dưới sau, già trước trẻ sau: Đây là lễ nghi tiếp khách truyền thống lâu đời của người Á Đông, trên bàn trà đương nhiên cũng vậy. Khi nhiều vị khách cùng ngồi trên bàn, trình tự kính trà cũng phải chú ý.

Đầu tiên là kính trà cho trưởng bối, cấp trên, sau đó mới kính trà cho hậu bối và cấp dưới. Nếu đều là người cùng tuổi đồng trang lứa, thì vào lần tiếp trà thứ hai, cứ tuân theo tuần tự như vậy là được.

Khách trước chủ sau, khách mới thì đổi trà: Khi khách bắt đầu uống trà, thì chủ nhà mới rót trà để mình thưởng thức, thể hiện sự tôn trọng với khách. Nếu trong lúc uống trà có khách mới đến, chủ nhà phải kịp thời pha trà mới để biểu thị sự hoan nghênh, vẫn lại hỏi thói quen ẩm trà của khách, rồi nhiệt tình mời ngồi.

Dùng lời văn minh, biểu cảm hòa nhã: Là khách cũng không được thất lễ, khi nhận lấy chén trà chỉ cần một câu “cảm ơn” hay nở một nụ cười để biểu thị sự tán thành.

Khi uống trà, bạn cũng nên tránh những biểu hiện không đứng đắn như cau mày, điều này sẽ khiến chủ nhà cảm thấy rằng bạn đang chê loại trà này. Nếu uống có cảm giác khó chịu, chỉ cần đặt chén xuống là được, chủ nhà sẽ tự hiểu.

Có thể thấy, từ những lễ nghi trên, uống trà tuy là một việc rất bình thường trong cuộc sống hàng ngày nhưng những lễ nghi tất yếu này vẫn là không thể thiếu được. Một người hiểu biết lễ nghi sẽ không dễ mắc sai sót, và từ những lễ nghi nhỏ đó cũng sẽ hiển lộ ra trình độ phẩm cách, sự tu dưỡng của người ấy.

Uống Trà Thôi
Sưu tầm internet
0 0 7,937 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1953 09:00, 06/07/2022
0 0 11,170 0.0
Trà "cắm tăm" là cách pha trà đặc biệt. Chén trà đậm đặc đến nỗi nếu cắm que tăm vào vẫn có thể đứng thẳng trong chén.

Trà xanh gắn bó với đủ mọi tầng lớp nhân dân từ cao sang vương giả đến các tầng lớp bình dân lao động. Thưởng trà có nhiều cách, người thích vị trà nhẹ nhàng, có chút đắng nhẹ ...
Muốn đỡ khát uống nước, muốn tiêu sầu uống rượu, còn muốn tỉnh mộng mê thì uống trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1947 08:47, 03/07/2022
0 0 9,915 0.0
Trà là thức uống phổ biến và đã trở thành một trong ba thức uống không cồn chính (trà, cà phê, ca cao) được ưa chuộng trên toàn cầu. Cùng tìm hiểu chuyên khảo được cho là sớm nhất thế giới về trà để việc thưởng trà càng thêm thi vị.

Lục Vũ thời Đường năm 758 đã viết chuyên khảo sớm nhất thế giới ...
Văn hóa thưởng trà của người Việt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1940 09:23, 30/06/2022
0 0 8,121 0.0
Không biết từ bao giờ, trà có mặt trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam, từ ấm trà bên vỉa hè đến ấm trà trong gia đình. Chén trà cũng là khởi nguồn của rất nhiều câu chuyện, gắn kết thêm những con người chưa từng quen biết lại với nhau.

Trà từ lâu cũng đã được các nhà khoa học chứng minh là rất ...
Ý nghĩa tinh thần, triết học và tôn giáo của trà đạo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1936 09:28, 27/06/2022
0 0 8,528 0.0
Trà đạo có thể khơi dậy cảm hứng về tinh thần hoặc triết học. Những tương phản triết học giữa Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo thể hiện qua trà đạo là sự quảng bá cho lý tưởng tương ứng của từng tôn giáo.

Với trà đạo, người Trung Quốc đã uống trà trong bốn nghìn năm qua. Ban đầu, trà được trồng ...
Nghệ thuật đấu trà uống tới 50 tách ở Nhật Bản có gì lạ?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1928 09:15, 24/06/2022
0 0 8,307 0.0
Đấu trà có nguồn gốc từ thời nhà Đường ở Trung Quốc, phát triển sang triều đại nhà Tống rồi du nhập vào Nhật Bản, song người Nhật thiết kế đấu trà với định dạng riêng, không giống Trung Quốc.

Nước Nhật biết đến đấu trà (闘 茶,Tōcha) vào thời kỳ Kamakura (Liêm Thương thời đại, 1185–1333). Ở Nhật, ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!