/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Đức Phật và chuyện “người vợ ngỗ ngược” .

1832 10:44, 16/05/2022
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN PHẬT GIÁO

( từ)

Đức Phật và chuyện “người vợ ngỗ ngược” .
Đức Phật và chuyện “người vợ ngỗ ngược”
Trong một lần đi dự đại lễ cúng dường tại tư gia của trưởng giả Cấp Cô Độc, Đức Phật bỗng nghe thấy tiếng ồn ào, chửi bới từ trong nhà vọng ra.
Ngài hỏi: “Sao ồn ào vậy cư sĩ? Trong nhà đang có chuyện gì chăng?”.
Ngại ngùng một chút, trưởng giả Cấp Cô Độc mới thưa: “Bạch Đức Thế Tôn, đó là sự ngỗ nghịch của Su-cha-ta, con dâu nhà con. Nó ỷ thế cha mẹ giàu có, gia đình danh giá nên thất lễ, không chịu vâng lời, không biết cung kính cha mẹ chồng. Không những thế, con dâu con còn không xem chồng ra gì, thường xuyên cư xử thô lỗ, vô lễ. Ngài thấy đấy, hôm nay ngài tới mà cô con dâu cũng không nể, vẫn ồn ào lớn tiếng, từ nãy đến giờ. Mong ngài tha thứ cho lỗi lầm này?”.
Nghe xong, Đức Phật liền gọi nàng dâu đến và nói: “Này Su-cha-ta, có 7 kiểu vợ ở trên đời này. Hôm nay con hãy suy nghĩ kỹ xem để so sánh xem mình thuộc kiểu vợ nào sau đây?”.
– Một là làm vợ như kẻ SÁT NHÂN
– Hai làm vợ như kẻ ĂN TRỘM
– Ba làm vợ như kẻ CHỦ NHÂN
– Bốn làm vợ như người MẸ HIỀN
– Năm làm vợ như CÔ EM GÁI
– Sáu làm vợ như BẠN ĐỒNG HÀNH
– Bảy làm vợ như một NGƯỜI HẦU
Cô con dâu ngỗ ngược là thế nhưng trước sự uy nghi và từ tốn của Đức Phật thì liền vâng phục, thưa rằng: “Thưa Đức Thế Tôn, lời dạy của ngài quá ngắn gọn, con không hiếu hết. Xin ngài từ bi chỉ dạy cặn kẽ”.
Đức Phật cười: “Này các đệ tử, bất cứ người vợ nào có tâm hiểm độc, hai lòng, không sống thủy chung trong hôn nhân, bỏ rơi chồng mình, quan hệ mờ ám với người đàn ông khác chỉ vì choáng ngợp trước sự giàu có hay vẻ ngoài, luôn khinh bỉ chồng, tính tình hiếu chiến… ta gọi là vợ SÁT NHÂN.
Này các đệ tử, bất cứ người vợ nào không cùng chung sức chăm sóc kinh tế cho gia đình mình, lại còn tiêu xài vô cùng hoang phí tài sản hợp pháp của chồng tạo ra… ta gọi người đó là VỢ TRỘM CƯỚP.
Này các đệ tử, bất cứ người vợ nào ỷ lại, lười biếng, không lời từ ái, không chút nhu hòa, phát ngôn thô tháo, thích lấn lướt chồng… ta gọi người đó là VỢ KIỂU CHỦ NHÂN.
Này các đệ tử, bất cứ người vợ nào có lòng thương yêu, lo lắng, che chở, giúp chồng hết mực; có cách giữ gìn, làm giàu tài sản của chồng tạo ra; như một người mẹ lo lắng chu tất cho con cái mình… ta gọi người đó là VỢ NHƯ MẸ.
Này các đệ tử, bất cứ người vợ nào thùy mị, đoan trang, khiêm tốn, nhún nhường, hiểu và thuận phục đối với chồng mình như với anh ruột trong một gia đình… ta gọi người ấy là VỢ NHƯ EM.
Này các đệ tử, bất cứ người vợ nào hiểu biết, thông cảm, niềm nở, vui vẻ, hòa thuận với chồng như thể hội ngộ một người bạn bè từ lâu mới gặp… ta gọi người đó là VỢ NHƯ BẠN.
Này các đệ tử, bất cứ người vợ nào tính tình mềm mỏng, không chút nóng nảy, không giận, hờn dỗi; dù khi bị chồng đối xử không đẹp vẫn khéo nhường nhịn, không hề lỗ mãng, lớn tiếng; biết tùy thuận chồng, khéo léo khuyên răn, thuyết phục chồng mình… ta gọi đó là VỢ NHƯ NGƯỜI HẦU.
Này Su-cha-ta, trong 7 kiểu vợ mà ta vừa nói, có 3 hạng đầu là vợ như sát nhân, vợ như ăn trộm, vợ như chủ nhân đều không tốt. Con không nên giống, nỗ lực vượt qua. Những hạng vợ này do không đức hạnh, ác khẩu, vô lễ, sau khi qua đời sinh vào cõi xấu.
Con nên noi theo 4 kiểu vợ sau: Vợ như người mẹ, vợ như em gái, vợ như bạn hiền, vợ như người hầu. Những kiểu người này, lúc sống thì tạo phúc cho gia đình, cho con cái, khi qua đời thì vào cõi lành, do phước đức đã tạo”.
Nghe xong, nàng dâu Su-cha-ta hiểu ra vấn đề, thành tâm sám hối. Cô phát nguyện rằng sẽ sống chung, phụng sự chồng con như một người hầu dễ thương.
Từ đó về sau, toàn thể gia đình của Cấp Cô Độc trở nên đầm ấm, an nhàn, hạnh phúc. Lời Phật dạy về cách làm vợ Người xưa nói, bát đĩa để cạnh nhau còn có lúc xô đẩy, loảng choảng huống chi vợ chồng. Sống cùng nhau cả đời sẽ có lúc xảy ra xích mích… Nếu cả vợ và chồng đều có cái tôi quá lớn thì mâu thuẫn sẽ bị đẩy cao, không ai nhường ai dẫn đến đấu khẩu, chiến tranh lạnh, thậm chí là đánh nhau và li dị. Khi Phật dạy “vợ như người hầu” có thể có nhiều người không đồng tình vì giờ là xã hội hiện đại, bình đẳng giới.
Nhưng thực tế, đó là hình ảnh một người vợ khiêm tốn, nhún nhường đúng lúc mà không phải ai cũng làm được khi mọi người suốt ngày rao giảng về bình đẳng, bình quyền. Đó là hình ảnh của chữ Nhẫn mà ai cũng cần khắc cốt ghi tâm. Người vợ có đức Nhẫn (khi bị đối xử không tốt vẫn nhường nhịn, không oán giận); lại vừa có tâm Thiện (biết tuỳ thuận chồng mà khéo léo khuyên răn). Người vợ như thế này, cái tâm đã ở trong Đạo, mà hoàn cảnh gia đình càng éo le thì càng như một trường tu luyện tác thành cho cô vậy.
Lời Phật dạy về cách làm vợ trên đây không chỉ đúng cho phụ nữ mà đàn ông cũng có thể từ đấy mà răn mình.
Nếu người chồng có thể đối xử với vợ mình bằng tình yêu thương, che chở như một người cha, hay thậm chí có thể nhường nhịn và bao dung như một NGƯỜI HẦU; thì có lẽ nào vợ của anh ấy sẽ trở thành một người tuyệt vời cùng anh chung tay xây dựng tổ ấm tròn đầy.

Team Uống Trà Thôi sưu tầm
0 0 3,514 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Học Làm Người
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
913 15:27, 13/08/2021
3 0 14,428 10.0
Học làm người

Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.
Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư. Thưa thầy nay con đã có học vị tiến ...
Phật Ở Đâu?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
912 15:23, 13/08/2021
0 0 15,097 0.0
Phật Ở Ðâu?

Thuở xưa có anh chàng đọc kinh, nghe nói về Phật thích lắm, nhất định đi tìm cho gặp Ngài mới nghe. Anh chàng khăn gói quả mướp ra đi. Sau khi trải qua không biết cơ man nào là núi sông, hầm hố, gian nguy hiểm trở... chàng vẫn chưa được gặp Phật giống như hình dáng trong kinh đã diễn tả: “Thân Phật ...
Sự tích Vu Lan báo hiếu
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
898 13:22, 09/08/2021
1 0 15,436 0.0
Sự tích ngày lễ Vu Lan báo hiếu và nghi thức 'Bông hồng cài áo'

Tháng 7 âm lịch hàng năm là mùa Vu Lan báo hiếu. Thường vào thời điểm này trong năm những người con thảo cháu hiền không ai bảo ai, tự nhiên cảm thấy lòng mình lâng lâng nỗi niềm bâng khuâng tưởng nhớ đến ông bà cha mẹ. Dưới đây là sự tích về ...
Ý nghĩa của việc thỉnh chuông
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
892 09:47, 09/08/2021
0 0 15,718 0.0
Ý nghĩa của việc thỉnh chuông
Tiếng chuông chùa cũng là Pháp âm, nên sự chú tâm thành kính trong thỉnh chuông, không những giúp cho người dương thức tĩnh, lâng lâng cõi lòng, hướng tâm về cõi thiện lành, mà còn giúp cảm hóa cho cõi âm được nhẹ nhàng siêu thoát.

Chuông là một pháp khí linh thiêng, quan trọng trong nghi ...
Chuyện chiếc chăn bông
883 10:31, 07/08/2021
1 0 3,317 0.0
Trong một ngôi chùa cũ nát, tiểu hòa thượng chán nản thất vọng nói với lão hòa thượng: “Trong cái chùa nhỏ bé này chỉ có hai hòa thượng chúng ta, lúc con đi xuống núi hóa duyên, mọi người đều là nói những lời ác với chúng ta, còn thường xuyên gọi con là hòa thượng hoang. Họ cho chúng ta tiền hương khói càng ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!