/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Bức tranh chim ưng chỉ “phẩy vài nét mực” nhưng có giá 1000 tỷ đồng, phóng to mới thấy nó giá trị

1833 14:59, 16/05/2022
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Bức tranh chim ưng chỉ “phẩy vài nét mực” nhưng có giá 1000 tỷ đồng, phóng to mới thấy nó giá trịChú chim ưng ốm yếu, teo đầu lại chính là hình ảnh vô giá, ẩn chứa đầy ý nghĩa
Hình ảnh chú chim ưng ốm yếu, không hề oai vệ gì lại là một biểu tượng vô giá cho nền hội họa Trung Hoa và trở thành huyền thoại.

Phan Thiên Thọ (1897 - 1971) là một họa sĩ nổi tiếng được gọi là "bậc thầy cuối cùng của hội họa truyền thống Trung Hoa" với lối vẽ cổ điển, đậm chất thơ. Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là bức tranh "Chim ưng, núi đá và hoa". Vào mùa xuân năm 2015, tuyệt tác này đã được bán với giá cao ngất ngưởng là 270 triệu NDT (khoảng 960 tỷ VNĐ). Mặc dù là một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp nhưng vẫn có không ít người trong lần đầu xem thắc mắc liệu nó có xứng đáng với mức giá gần nghìn tỷ?

Giá trị bức tranh này thực chất nằm tập trung vào hình ảnh chim ưng ở góc phía trên. Chim ưng, đại bàng vốn là loài vật được người xưa ưa chuộng đưa vào tranh. Nhưng nhắc đến loài "chúa tể bầu trời này", người ta luôn liên tưởng đến vẻ hùng vĩ, mạnh mẽ, dáng điệu tung cánh ngao du trên bầu trời. Nhưng nếu nhìn kỹ, người xem sẽ thấy chú chim ưng của Phan Thiên Thọ lại là một con chim ốm yếu, đứng vắt vẻo trên cành. Đầu của nó nhỏ hơn bình thường, lông xù, chân cong queo, hoàn toàn không có vẻ bề thế, oai vệ của chim ưng.

"Chim ưng, núi đá và hoa" được tạo ra vào những năm 1960, tức thời kỳ kỹ thuật hội họa phương Tây đang du nhập rất mạnh vào Trung Quốc, khiến phong cách vẽ phương Đông bị lép vế. Phan Thiên Thọ lại vốn là họa sĩ cuối cùng theo đuổi và bảo vệ tinh hoa hội họa Trung Hoa truyền thống. Nhiều người lúc bấy giờ cực kỳ khó hiểu tại sao ông lại vẽ một bức họa chim ưng ốm yếu, thiếu sức sống, đi ngược truyền thống đến vậy.

Thế nhưng các chuyên gia đã nhanh chóng giải mã được bức tranh con "chim ưng teo đầu" này và khẳng định được giá trị nghệ thuật to lớn của nó. Nếu phóng to bức tranh ra và quan sát thật kỹ chim ưng, chúng ta sẽ thấy chú chim ưng này đang ở trong trạng thái cực kỳ tàn khốc.

Loài chim ưng có tuổi thọ trung bình 70 tuổi. Nhưng khi chúng sống đến khoảng tuổi 40, móng vuốt sẽ dần mềm đi, mỏ kéo dài ra rồi cong xuống, gần như chạm vào ngực và không thể săn mồi linh hoạt như cái danh xưng "chúa tể bầu trời". Đồng thời, lông của ưng cũng sẽ mọc dày ra rất nhiều, nặng nề, khiến nó mang dáng vẻ chẳng hề đẹp đẽ và thậm chí còn ì ạch, khó di chuyển.

Lúc này, mọi con chim ưng đều phải đưa ra quyết định: hoặc là nằm chờ chết hoặc phải tự trải qua một cuộc "lột xác" đau đớn kéo dài 150 ngày. Để được "tái sinh", chim phải trải qua quãng thời gian tu luyện. Chúng phải liên tục đập mỏ vào mỏm đá cho đến khi mỏ gãy rời ra. Khi mỏ mới hình thành, nó lại phải bẻ gãy hết toàn bộ móng vuốt. Khi móng vuốt mới đủ chắc, chúng lại phải tự nhổ đi từng sợi lông cho đến khi nhẵn nhụi và chờ lông mới hình thành. Đây là một quá trình tra tấn vô cùng tàn khốc, đòi hỏi sức mạnh và ý chí mạnh mẽ mới có thể vượt qua được.

Phan Thiên Thọ đã lột tả được chính xác một chú chim ưng đang phải đứng trước lựa chọn trải nghiệm "tái sinh từ đống tro tàn". Vậy lựa chọn của con chim ưng trong tranh là gì? Các chuyên gia cho rằng tất cả những gì tinh túy nhất của bức tranh này đều nằm trong đôi mắt của chim ưng. Nó mang một ánh mắt vô cùng sắc sảo, kiên định và mạnh mẽ, đầy sức sống. Vậy nên không cần suy tính nhiều, chắc chắn nó đã quyết định xông vào "chảo lửa" và tự mình tái sinh.

Qua ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc này, bức tranh "Chim ưng, núi đá và hoa" được coi chính là một lời đáp trả của Phan Thiên Thọ trước làn sóng hội họa phương Tây càn quét Trung Quốc. Ông đã tinh tế ca ngợi truyền thống quê hương mình với loài chim ưng mạnh mẽ, uy nghiêm và tin rằng chim ưng sẽ tái sinh thành công và lại sải cánh trên bầu trời cao rộng một lần nữa.

Trong thời điểm sáng tác tác phẩm, Phan Thiên Thọ đang phải đối mặt với làn sóng chỉ trích, đàn áp sóng gió nhất trong sự nghiệp. Sức khỏe của ông cũng không tốt, bị ngã bệnh liên miên. Vậy nên dường như chú chim ưng yếu đuối kia cũng phần nào gửi gắm cả ý chí, sức mạnh và mong mỏi của cá nhân họa sĩ vào tương lai tươi sáng cho chính mình. Những lớp nghĩa sâu sắc của hình ảnh chim ưng đã giúp nó trở thành một biểu tượng của hội họa Trung Quốc và vô giá đến vậy.

Uống Trà Thôi
Nguồn kenh14.vn
Bức tranh chim ưng chỉ “phẩy vài nét mực” nhưng có giá 1000 tỷ đồng, phóng to mới thấy nó giá trịBức tranh "Chim ưng, núi đá và hoa"
Bức tranh chim ưng chỉ “phẩy vài nét mực” nhưng có giá 1000 tỷ đồng, phóng to mới thấy nó giá trịHành trình thống khổ 150 ngày đổi lấy 30 năm tuổi thọ của chim ưng đã trở thành một câu chuyện truyền cảm hứng cho con người
Bức tranh chim ưng chỉ “phẩy vài nét mực” nhưng có giá 1000 tỷ đồng, phóng to mới thấy nó giá trịDanh họa Phan Thiên Thọ
0 0 9,336 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3643 17:00, 11/01/2025
0 0 886 0.0
“Tỉnh trung lao nguyệt” (mò trăng dưới giếng) hay “Viên hầu thủ nguyệt” (khỉ vượn vớt trăng) là một ngạn ngữ của Trung Quốc tỷ dụ cho sự ngu muội vô tri hoặc nhằm ám chỉ việc hao tổn tâm sức cho những mục tiêu hư vọng. Câu ngạn ngữ này có nguồn gốc từ Phật giáo, trong luật Ma Ha Tăng Kỳ quyển 7 đức ...
Tác phẩm Phong thu (được mùa) của danh hoạ Ngô Quán Trung
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3642 17:00, 10/01/2025
0 0 518 0.0
Tối ngày 12/6 tác phẩm Phong thu (được mùa) của danh hoạ Ngô Quán Trung được bán với giá 78 triệu 200 ngàn nhân dân tệ ( ~ 256,2 tỷ Vnđ) tại nhà đấu giá Gia Đức, Bắc kinh.Phong thu 丰收 (Được mùa)146 - 364 cmMực và màu trên giấy.Sưu tập tư nhân
MORI SOSETSU
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3641 19:00, 09/01/2025
0 0 1,149 0.0
MORI SOSETSUBa con khỉ: không thấy, không nghe, không nói.Năm sáng tác: khoảng 1820.Chất liệu: mực và màu trên lụaBảo tàng nghệ thuật Indianapolis, Hoa Kỳ._______________________Hình tượng ba con khỉ bịt tai, bịt mắt, bịt mồm bắt nguồn từ câu tục ngữ Nhật: mizaru, kikazaru, iwazaru, có nghĩa là "không thấy, không nghe, không ...
Konoshima Ōkoku 木島桜谷 (1877–1938)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3640 11:42, 08/01/2025
0 0 744 0.0
Konoshima Ōkoku 木島桜谷 (1877–1938) là một trong những bậc thầy hàng đầu của hội họa Nhật Bản hiện đại. Trong những năm gần đây, sự nổi tiếng của Ōkoku đã vượt ra ngoài phạm vi của những người hâm mộ hội họa truyền thống Nhật Bản, đặc biệt là đối với các sáng tác về đề tài động vật của ông.Sinh ...
Phép vẽ theo trí nhớ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3629 09:49, 02/01/2025
1 0 563 0.0
Môn học vẽ Dessin (Hình họa) là môn học có vị trí quan trọng đặc biệt. Môn vẽ Dessin có trong các chương trình giáo dục tiểu học, trung học và cao đẳng. Đây cũng là môn thi bắt buộc của các trường mỹ thuật, kỹ nghệ ở Đông Dương. Thậm chí Trường Vẽ Gia Định (The École de Dessin Gia Định) thành lập năm 1913, ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!