/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

'Thiên lý giang sơn' - kiệt tác 1.000 năm của Trung Quốc

1837 09:17, 18/05/2022
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

'Thiên lý giang sơn' - kiệt tác 1.000 năm của Trung QuốcMột phần bức tranh mô tả cuộc sống của người dân ở ngôi làng bao quanh bởi sông núi. Ảnh: Baidu
Bức "Thiên lý giang sơn" của Vương Hy Mạnh được ví như ảnh chụp từ trên cao của Trung Quốc thời Bắc Tống gần 1.000 năm trước.

Thiên lý giang sơn được nhắc tới nhiều trong những ngày gần đây khi Landscape after Wang Ximeng - tranh do Trương Đại Thiên vẽ dựa trên kiệt tác của Vương Hy Mạnh - bán giá 47,2 triệu USD, hôm 30/4.

Tác phẩm là tranh lụa dạng cuộn, dài gần 12 m và cao 0,5 m, mô tả núi đồi trùng điệp, sông hồ rộng lớn. Điểm nhấn là những ngôi nhà, cây cầu, con thuyền, chim chóc và nhiều hoạt động của con người như câu cá, chèo thuyền, vui chơi... Họa sĩ áp dụng kỹ thuật vẽ bút lông và mực in được vua Tống Huy Tông dạy, đồng thời kế thừa phương pháp vẽ tranh phong cảnh từ nhà Tùy và nhà Đường nhưng tinh tế, khắt khe hơn. Vương Hy Mạnh tỉ mỉ từng nét, khiến những chi tiết nhỏ cũng trở nên sống động.

Họa sĩ phác thảo đường viền chung bằng mực nhạt, sau đó tô mực, màu tạo ra khung cảnh hoàn chỉnh với nhiều tầng lớp. Vương Hy Mạnh dùng màu azurite (lam sẫm) và xanh ngọc làm chủ đạo, biến chuyển mức độ đậm, nhạt ở từng bối cảnh. Đỉnh núi được bao phủ bởi lớp màu lam sẫm và xanh ngọc, càng lên đỉnh, sắc càng đậm. Chân núi, tường nhà hay phía xa chân trời được điểm sắc vàng nâu, mái nhà màu đen và con người được vẽ bằng bột màu trắng. Các đường viền, thân cây được vẽ theo phương pháp không xương (không phác thảo đường nét của đối tượng trong tranh, mà trực tiếp khắc họa bằng mực và màu) làm tăng độ mềm mại, chân thực cho cảnh quan. Theo các tài liệu lịch sử, tranh chứa đựng khát khao của họa sĩ về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Theo Thevalue, khi ra đời, tác phẩm được ca tụng là "mọi điểm, chi tiết của bức tranh đều hoàn mỹ. Núi xa và nước gần, núi đồi và làng mạc, cây cầu và sóng nước, những con thuyền trên sông và chim trên trời, bóng người ẩn hiện khắp nơi, chỉ một điểm nhỏ, tất cả đều có sự tỉ mỉ và cầu kỳ". Tranh có chiều dài gấp đôi bức Thanh minh thượng hà đồ (Trương Trạch Đoan), được ví như bức ảnh chụp từ trên cao của thời nhà Tống. Đến nay, tranh vẫn là một trong những tác phẩm đồ sộ nhất của nền nghệ thuật Trung Quốc.

Thiên lý giang sơn là kiệt tác duy nhất được lưu truyền của Vương Hy Mạnh. Họa sĩ vào cung năm 10 tuổi để học vẽ. Hoàng đế Tống Huy Tông nhìn thấy tài năng của ông, cho đi theo làm hầu cận và trực tiếp dạy về hội họa. Tống Huy Tông là bậc thầy về thư pháp và hội họa. Nhiều người khi đó sốc khi Hy Mạnh được vua chọn làm học trò duy nhất, trong số hàng trăm họa sĩ chốn cung đình.

Sau vài tháng học tập, Vương Hy Mạnh đề đạt nguyện vọng được chu du thiên hạ, thăm thú những địa danh nổi tiếng để thực hiện tác phẩm lớn. Chàng trai trẻ khi đó muốn vượt qua những gì họa sĩ Trương Trạch Đoan đã làm được. Năm 1101, Trương Trạch Đoan vẽ bức Thanh minh thượng hà đồ, kích thước 24,8 cm x 5,28 m, với những con sông, ngọn núi lớn của Trung Quốc tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp và tráng lệ. Nhà vua tán thưởng tham vọng của Vương Hy Mạnh, ban lệ phí, những loại bột màu tốt nhất - làm từ ngọc và vỏ sò khiến bức tranh không bị phai sau hàng nghìn năm - để họa sĩ lên đường. Năm 1113, tròn 18 tuổi, họa sĩ trở lại hoàng cung, vẽ tác phẩm trong hơn nửa năm.

Trong ghi chú tại Bảo tàng Cố Cung, dù theo sát quá trình sáng tác, Tống Huy Tông vẫn chấn động khi nhìn thấy bức tranh hoàn chỉnh. "Trẫm năm 18 tuổi cũng không thể vẽ ra cảnh non sông xanh tươi như vậy. Đây chính là trò giỏi hơn thầy", vua nói. Thừa tướng Thái Kinh - nhà thư pháp nổi tiếng, bạn tâm giao nghệ thuật của vua Tống Huy Tông - nhìn thấy tác phẩm cũng rung động, yêu thích bèn xin vua ban tặng.

Năm 1119, Vương Hy Mạnh qua đời, khi mới 23 tuổi. Cái chết của ông là một ẩn số. Theo Sohu, sau khi hoàn thành Thiên lý giang sơn, họa sĩ đi khắp các ngõ hẻm, làng mạc để thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân. Bấy giờ, thời cuối Bắc Tông, quan không lo triều chính khiến dân sống cảnh lầm than. Vương Hy Mạnh vẽ bức Nghìn dặm người chết đói tặng Tống Huy Tông. Nhà vua tức giận, đốt bức tranh thành tro và ra lệnh giết họa sĩ.

Vương Hy Mạnh cầu xin được nhìn thấy bức Thiên lý giang sơn trước khi chết, vua đồng ý. Đêm trước ngày hành hình, họa sĩ biến mất. Nhiều lập luận cho rằng Tống Huy Tông tiếc nuối tài năng của học trò, tha chết nhưng yêu cầu phải sống ẩn dật. Đó là lý do không có bất kỳ ghi chép, văn tự nào được lưu truyền về ông. Có giai thoại kể rằng họa sĩ chết yểu, biến thành một bóng người trắng và sống trong bức tranh vĩnh viễn.

Theo Sotheby's, khi thừa tướng Thái Kinh bị giáng chức, tranh lưu lạc nhiều nơi. Đến thời nhà Thanh, tranh hồi cung, được vua Càn Long đóng dấu khắc chữ "Càn Long ngự lãm chi bảo". Năm 1923, vua Phổ Nghi đưa tranh cho em trai Phổ Kiệt, rời cung đem giấu ở Trường Xuân. Sau chiến tranh chống Nhật, tranh được Cận Bá Thanh - nhà buôn đồ cổ - mua và giao lại cho Cục Di tích Văn hóa của Trung Quốc. Năm 1953, Thiên lý giang sơn được đưa vào Bảo tàng Cố Cung ở Bắc Kinh.

Tháng 9/2017, tác phẩm được trưng bày tại triển lãm ở Cố Cung, thu hút hàng nghìn người tới xem. Theo SCMP, do quá đông, mỗi du khách chỉ được thưởng thức bức tranh trong năm phút. Tại lễ khai mạc Thế vận hội Olympic 2008, tác phẩm được đạo diễn Trương Nghệ Mưu trình chiếu bằng công nghệ hiện đại.

Trong Gala Tết của đài CCTV hôm 31/1, nhiều vũ công mặc trang phục xanh lục và xanh lam, múa trên phông màu vàng. Điệu múa do hai biên đạo nổi tiếng Chu Lê Á và Hàn Chân dàn dựng, mô tả bức tranh Thiên lý giang sơn của Vương Hy Mạnh.

Uống Trà Thôi
Theo vnexpress.net
'Thiên lý giang sơn' - kiệt tác 1.000 năm của Trung Quốc
0 0 7,962 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Hiểu cơ bản về thẩm định tranh – Làm thế nào để phân biệt tranh thật, tranh giả [Kỳ 1]
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
846 12:25, 02/08/2021
0 0 6,136 0.0
Hiểu cơ bản về thẩm định tranh – Làm thế nào để phân biệt tranh thật, tranh giả [Kỳ 1]
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Trong bối cảnh hạ tầng và thượng tầng của thị trường mỹ thuật bất đối xứng về thông tin ở nước ta, nghệ sĩ và công chúng yêu nghệ thuật phải chịu rất nhiều thiệt thòi. Tác giả Ace ...
Thế nào là tranh bản gốc *
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
800 11:52, 26/07/2021
0 0 7,028 0.0
Xã hội phát triển theo tiến trình của lịch sử. Quá trình ấy đều có sự biến đổi, hoàn thiện về cách thức vận động của tư duy con người, trong đó có ngôn ngữ giao tiếp giữa người với người và giữa người với văn hóa nghệ thuật.

Trong thực tế, những vật thể ở trạng thái tự nhiên hay được chế tác, ...
'Giải mã' nguyên do khiến bức tranh Việt đạt giá kỷ lục 3,1 triệu USD
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
764 11:29, 22/07/2021
1 0 5,628 10.0
Danh tiếng của họa sĩ, độ hiếm, giá trị nghệ thuật... được cho là nguyên nhân khiến bức tranh của một họa sĩ Việt Nam có giá bán cao kỷ lục: 3,1 triệu USD.

Bức 'Chân dung cô Phượng' của họa sĩ Mai Trung Thứ được bán với giá hơn 24 triệu HKD, tương đương 3,1 triệu USD trên trang Sothebys.com. (Ảnh chụp màn hình)

Tối ...
Cuộc đời phong lưu, thích mua vui lầu xanh của Đường Bá Hổ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
727 10:27, 17/07/2021
0 0 9,050 0.0
Bên cạnh tài năng xuất chúng, Đường Bá Hổ (thi sĩ, họa sĩ đời Minh, Trung Quốc) còn thường được nhắc đến với cuộc sống phóng túng.

Đường Dần, tự Bá Hổ (1470-1524), người Tô Châu, đời Minh. Ông là nhà thơ, nhà thư pháp, họa sĩ kiệt xuất thời cổ đại Trung Quốc. Qua đời gần 500 năm, Đường Bá Hổ vẫn ...
TỀ BẠCH THẠCH, LỘT XÁC Ở TUỔI SÁU MƯƠI NHỜ TÌNH BẠN TRI KỈ
682 13:22, 13/07/2021
1 0 11,762 9.0
TỀ BẠCH THẠCH, LỘT XÁC Ở TUỔI SÁU MƯƠI NHỜ TÌNH BẠN TRI KỈ

Mặc dù ở Việt nam nghệ thuật Trung quốc họa vẫn chưa được biết đến rộng rãi nhưng hầu như chẳng mấy ai là không biết đến cái tên Tề Bạch Thạch. Bởi danh tiếng của ông đã không chỉ bị bó hẹp trong phạm vi của thế giới người Hoa ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!