/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Vòng quanh thế giới khám phá phong cách uống trà

1844 08:35, 20/05/2022
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Vòng quanh thế giới khám phá phong cách uống trà
Trải qua một thời gian dài cho đến ngày nay, thưởng trà đã trở thành một phần văn hóa ở rất nhiều nước. Đối với rất nhiều quốc gia, trà không chỉ là một loại thức uống thông thường mà còn chứa đựng những tinh hoa và muôn vàn điều thú vị. Ở mỗi nơi lại có một phong cách thưởng thức riêng biệt.

Có vô vàn giai thoại về sự ra đời của trà, và đến nay, người ta vẫn chưa thể biết chính xác được trà được phát hiện ra như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu những cách uống trà độc đáo trên khắp thế giới nhé!

Trà trở thành thức uống quen thuộc trên toàn thế giới

Vương quốc Anh: Ở Anh, việc uống trà đã trở thành một thói quen vô cùng phổ biến. Người Anh thường uống trà với sữa, hoặc uống trà đen với chanh. Thông thường, người Anh uống trà trong những chiếc cốc to có tay cầm cho tiện lợi, nhưng trong các dịp đặc biệt hơn, người ta lại quay về sử dụng tách ấm truyền thống. Trà chiều ở Anh từng trở thành “trend” cho mọi đối tượng và nó luôn giữ một vị trí quan trọng trong thế giới quan của những người thưởng trà.

Nhật Bản: Trà đạo Nhật Bản nổi tiếng thế giới với độ tỉ mỉ và duyên dáng. Hẳn bạn đã không xa lạ gì với loại trà xanh matcha của Nhật Bản rồi nhỉ. Nghi lễ uống trà của Nhật lấy việc chuẩn bị làm trọng yếu, như trong các thao tác chuẩn bị, mời trà và uống trà.

Ấn Độ: Đối với người Ấn, trà không chỉ là một thức uống mà còn được xem là một loại thuốc chữa bệnh. Một trong các loại thức uống phổ biến của Ấn Độ là trà "masala chai", pha từ trà đen đậm của Ấn và được ướp nhiều loại gia vị như quế, nhục đậu khấu hoặc gừng.

Thổ Nhĩ Kỳ: Với ngườiThổ, trà là một thức uống gây nghiện. Trà Thổ có tên là "çay", đó là loại trà đen được phục vụ ở khắp nơi và trong hầu như tất cả các bữa ăn. Món trà nóng thường được dọn ra với 2 viên đường nhỏ và một chiếc thìa con để khuấy. Trà được đổ vào ly thuỷ tinh có hình hoa tulip và lót bằng một chiếc khay nhỏ.

Tây Tạng: Trà bơ "po cha" là thức uống đặc trưng cho Tây Tạng. Thức uống này được làm từ một loại trà đặc trưng được pha trong thùng gỗ, kết hợp với muối và bơ. Đúng như tên gọi, trà bơ là loại thức uống chứa rất nhiều năng lượng nên thường được tiêu thụ bởi những người du mục. Trung bình, các du mục phải uống khoảng 40 cốc trà một ngày.

Theo tục người Tây Tạng, khách phải uống trà theo từng hớp, cứ sau mỗi hớp thì người mời trà lại đổ đầy trà vào cốc. Do đó nếu không muốn uống, khách nên để nguyên cốc trà cho đến khi về, sau đó uống cạn cốc

Ma rốc: Ở Ma rốc, trà bạc hà được xem là thức uống quốc gia, và luôn có mặt trong những buổi gặp gỡ. Món trà bạc hà Ma rốc độc đáo đến mức nhiều khách du lịch đã đến quốc gia này chỉ với mục đích uống trà. Ở Ma rốc, quá trình chuẩn bị trà được gọi là atai, và người mời trà thường chuẩn bị luôn thức uống ngay trước mặt khách.

Hồng Kông: Người ta hay gọi đùa món trà sữa Hồng Kông là "trà sữa tất chân", do món trà này thường được đun trong những chiếc túi lọc có màu giống... tất chân. Trà sữa Hồng Kông thường rất mịn và bông như kem do được pha với sữa đặc có đường.

Đài Loan: Trà Ô Long là loại trà được sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất ở Đài Loan. Với tên gọi vui là "món rượu sâm panh của các loại trà", Ô Long là một trong những loại trà được đánh giá cao bởi những người sành uống trà.

Cô-oét: Không cầu kỳ như Nhật Bản hay độc đáo như Tây Tạng, trà ở Cô-oét chỉ là món trà nóng, người ta thường hay pha kèm với bạc hà hay nghệ tây để tăng thêm hương vị

Nga: Việc uống trà ở Nga đã được bắt nguồn từ rất lâu. Do đặc điểm thời tiết lạnh, người Nga đã xem việc uống trà như một truyền thống của quốc gia, và món trà Nga cũng trở thành một phần văn hoá nước này. Trà Nga thường được nấu trong những chiếc ấm samovar kim loại, được thiết kế cầu kỳ và đẹp mắt.

Mỹ: Trà ngọt là thức uống yêu thích của người nước Bắc Mỹ, trong đó có nước Mỹ, đặc biệt là ở miền Bắc. Theo một nghiên cứu gần đây, Summerville, thuộc bang Bắc Carolina chính là quê hương của trà ngọt. Trà ngọt là hỗn hợp giữa đường với nước nóng có nhúng một túi trà đen, sau đó khuấy đều khi nước vẫn còn nóng. Đôi khi, người Mỹ còn thêm syrup và bột soda. Khi trời nóng bức, người Mỹ còn bỏ thêm đá.

Uống Trà Thôi
Sưu tầm Internet
Vòng quanh thế giới khám phá phong cách uống trà
Vòng quanh thế giới khám phá phong cách uống trà
Vòng quanh thế giới khám phá phong cách uống trà
0 0 10,114 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa uống trà của người trẻ Việt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2557 08:32, 07/04/2023
0 0 6,057 0.0
Những tưởng trà sẽ bị phai nhòa theo thời gian, lu mờ bên cạnh những loại nước uống có ga, tiếng bật lon kêu tanh tách của cuộc sống hiện đại. Thế nhưng, giới trẻ ngày nay lại tìm về thú vui thưởng trà mộc mạc. Dù đơn sơ hay cầu kỳ, dù loại cực phẩm hay chỉ là thức uống bình dân, chén trà vẫn mang trong ...
BA NGỤM TRÀ ĐẦU TIÊN TRONG THƯỞNG TRÀ
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2551 08:53, 04/04/2023
0 0 5,720 0.0
Trà không phải chỉ để uống, mà còn để thưởng thức. Uống trà phải biết thưởng thức trà, nếu không sẽ là một sự lãng phí đối với trà. Muốn thưởng thức được vị ngon của trà thì phải uống đúng, uống từ từ chậm rãi. Trong chữ “thưởng” (品) có ba chữ “khẩu” (口), mang ý nghĩa khi thưởng thức ...
Trà ô long Tứ Quý – Phẩm trà thượng hạng
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2546 08:45, 01/04/2023
0 0 13,714 0.0
Mang mùi thơm ngọt ngào, phảng phất hương hoa dịu nhẹ, khi pha nước trà có màu nhàn nhạt vàng xanh, vị trà chát nhẹ mà không gắt, hậu ngọt kéo dài hòa quyện với hương hoa mộc lan xen lẫn hương mật ong ngọt ngào. Ô long Tứ Quý trở thành một trong những phẩm trà thượng hạng được nhiều người yêu thích.

Trà ô ...
Phân biệt quá trình oxy hóa trà và lên men trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2542 08:37, 29/03/2023
0 0 8,074 0.0
Quá trình lên men và oxy hóa đều là yếu tố quan trọng làm nên hương - sắc - vị của các phẩm trà. Đây cũng là một trong những yếu tố chính để phân biệt các loại trà. Oxy hóa và lên men đều là quá trình sinh hóa có sự tham gia của enzyme trong môi trường của hợp chất hữu cơ (lá trà). Tuy nhiên, hai quá trình này ...
Vì sao trà có hậu vị ngọt?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2536 11:01, 26/03/2023
0 0 7,997 0.0
Trà vốn có vị đắng tự nhiên nhưng sau khi uống lại cảm nhận được hậu vị ngọt ngào. Điều này nhờ vào một số chất đặc trưng có trong trà, những chất đó đã kết hợp và hòa tan với những thành phần có trong khoang miệng tạo nên cảm giác ngọt nhẹ mỗi khi uống trà. Đây cũng chính là sự đặc biệt của ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!