/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

1853 08:59, 25/05/2022
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở PhápChân dung Picasso.
Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.

Ngày nay, Pablo Picasso được xem như một tượng đài văn hóa, là niềm tự hào của nước Pháp. Bất kỳ một thành phố nào trên đất Pháp cũng đều có một con đường hay trường học mang tên danh họa Tây Ban Nha. Thế nhưng, khi Picasso còn sống, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.

“Nơi duy nhất trên thế gian xứng đáng để sống”

Pablo Picasso sinh năm 1881 tại thành phố Malaga, miền nam Tây Ban Nha. Ngay từ khi còn nhỏ, Picasso đã bộc lộ sự say mê và năng khiếu trong lĩnh vực hội họa. Vì thế nên vào năm 7 tuổi, ông đã chính thức được cha đào tạo hội họa.

Với mong muốn được thể hiện mình, ban đầu, Picasso vào Học viện Mỹ thuật tại Madrid. Thế nhưng, chỉ chưa đầy 1 năm sau đó, năm 1900, ở tuổi 19, ông đã quyết định để gia đình và cả sự nghiệp rộng thênh thang lại Tây Ban Nha để tìm đến thành phố Paris của nước Pháp, trung tâm nghệ thuật của châu Âu thời kỳ đó.

Tại Thủ đô của nước Pháp, Picasso sống cùng Max Jacob, một nhà báo và nhà thơ, người đã giúp ông học tiếng Pháp. Giai đoạn khó khăn này, ông phải sống trong cảnh nghèo túng, lạnh lẽo và đôi khi tuyệt vọng. Lang thang từ phòng trọ tồi tàn này đến khách sạn bẩn thỉu khác, phần lớn tác phẩm của Picasso thời kỳ này được dùng để đốt lửa sưởi ấm cho căn phòng nhỏ của hai người. Đó cũng là thời gian những nét cọ của Picasso “nặng trĩu nỗi buồn u ám”. Ông đưa vào hội họa hình ảnh những người ăn mày, những cô gái điếm... những góc khuất của kinh đô ánh sáng Paris.

Trong những năm đầu của thế kỉ 20, Picasso thường xuyên qua lại giữa hai thành phố Barcelona của Tây Ban Nha và Paris của Pháp. Đến năm 1904, ông quyết định chính thức chọn nước Pháp làm nơi lập nghiệp, dù không một đồng xu dính túi, không biết tiếng và hoàn toàn không hiểu biết gì về xã hội Pháp, bởi, với ông, đó là “nơi duy nhất trên thế gian xứng đáng để sống”.

Đó là thời điểm mà đối lập với vẻ ngoài hào hoa với nhiều người, Paris lại là chốn nương thân của những nghệ sĩ của thế giới bị truy bức. Pablo Ruiz Picasso cũng là một ngoại lệ. Tranh của ông khi đó bị giới hàn lâm Pháp khinh rẻ bởi ngôn ngữ hội họa của Picasso quá “xa lạ” với quan niệm về mỹ thuật của Pháp.

Bị liệt vào phần tử “nguy hiểm”

Năm 1940, khi Chiến tranh thế giới II bước vào giai đoạn căng thẳng. Là một họa sĩ dấn thân, Picasso ý thức được rằng, nếu bị trục xuất, chỉ riêng tác phẩm phản chiến Guernica mà ông sáng tác năm 1937 cũng đủ để ông lãnh án tử hình. Do vậy, ông cần phải được nhập quốc tịch Pháp để được bảo đảm sẽ không bị trục xuất về Tây Ban Nha.

Do vậy, ông đã nộp đơn xin gia nhập quốc tịch Pháp. Đến lúc này, Pablo Picasso mới phát hiện ông đã bị cảnh sát quản lý người nhập cư tại Pháp liên tục theo dõi suốt 4 thập niên. Họ đã vin vào những tác phẩm của ông để quy kết rằng Picasso là một kẻ “nổi loạn”, là phần tử “nguy hiểm”.

Nhà sử học Annie Cohen Salal trong một cuốn sách được viết dựa trên những tư liệu của cảnh sát cho biết, lúc bấy giờ, Picasso phải đương đầu với hai “định chế” đồ sộ, đó là Viện Hàn lâm mỹ thuật- Académie des Beaux Arts và cảnh sát quản lý người nước ngoài.

Trong mắt cảnh sát Pháp lúc bấy giờ, ông bị gán cho “mác” là “đối tượng người nước ngoài”. Đã là người nước ngoài, ông còn sống cùng cộng đồng người đến từ vùng Cataluny của Tây Ban Nha ở khu bình dân Montmartre vốn được cho là có một số phần tử “vô chính phủ” nên cơ quan di trú Pháp xếp Picasso vào danh sách những “phần tử vô chính phủ” dù không có bằng chứng.

“Đối tượng về khuya, nhận báo tiếng nước ngoài, một thứ tiếng mà chúng ta không đọc được. Hắn nói gì, mọi người gần như không hiểu. Tranh hắn vẽ những người đàn bà ăn xin, gái điếm... Hắn ở trọ nhà một đồng hương tên là Manach, một phần tử vô chính phủ. Picasso chia sẻ ý tưởng của Manach. Do vậy, hoàn toàn có lý do chính đáng nghi ngờ Picasso cũng thuộc thành phần vô chính phủ””, hồ sơ được lưu trữ tại Phòng quản lý người nước ngoài, trụ sở cảnh sát ở Quận 4, Paris, Pháp cho hay.

“Tì vết” thứ ba đè nặng lên họa sĩ này do Viện Hàn lâm mỹ thuật Pháp xem Picasso là một nghệ sĩ theo chủ nghĩa tiền phong, tức là có tinh thần nổi loạn. Với ba “bản án” đó nên Pablo Picasso bị coi là một đối tượng nguy hiểm và bị theo dõi chặt chẽ. Vì những lẽ đó nên đơn xin nhập quốc tịch của ông đã bị từ chối.

“Cứ 2 năm một lần, ông phải ra trình diện cảnh sát để gia hạn thẻ cư trú và mỗi lần dọn nhà, đổi địa chỉ phải khai báo ngay lập tức. Nếu quên, Picasso được cảnh sát “mời lên nói chuyện” ngay lập tức và chỉ khi đó, ông mới được cấp giấy phép để đi lại.

Tấm lòng chung thủy

Pháp từ chối quy chế công dân với Pablo Picasso vào thời điểm tên tuổi của ông đã nổi lên như cồn. Ngoại trừ trên đất Pháp, các nhà phê bình nghệ thuật từ những thập niên 20 đã nhìn thấy ở Picasso tầm vóc của một cây đại thụ của thế giới. Trong khi đó, ở nước Pháp, đến tận năm 1949 mới chỉ có 2 tác phẩm với chữ ký Pablo Picasso được trưng bày cho công chúng.

“Bước sang Chiến tranh thế giới II, Picasso vẽ rất nhiều bức tranh siêu thực và nhiều tác phẩm trong số đó đã đến được New York, Mỹ qua trung gian là Giám đốc Bảo tàng nghệ thuật hiện đại Moma. Lúc bấy giờ, Pablo Picasso đã rất nổi tiếng trên thế giới. Trong suốt giai đoạn từ những năm 1900 cho đến 1940, ông được xem là một họa sĩ lớn của thế giới của thế kỷ XX, là một cây đại thụ của phong trào tiền phong tại châu Âu.

Những tác phẩm lập thể của ông được bán ở khắp nơi, nhất là ở khu vực Đông Âu, từ Áo cho đến Hungary hay Nga. Thế nhưng, điều kỳ lạ là tình hình tại Pháp lại hoàn toàn khác biệt. Ở đây, mọi cặp mắt vẫn đều hướng về trường phái mỹ thuật của Pháp có từ thời Vua Louis XIV”, nhà sử học Annie Cohen Salal viết.

Mãi đến năm 1947, khi Pablo Picasso đã hiến cả trăm tác phẩm cho các viện bảo tàng quốc gia Pháp, mọi người mới có một cái nhìn khác về Picasso. Jean Salles - Giám đốc phụ trách toàn bộ các viện bảo tàng quốc gia ở Pháp đã có câu nói để đời: “Hôm nay là ngày khép lại cuộc ly hôn giữa Nhà nước Pháp và một thiên tài”.

Thế nhưng, Pablo Picasso vẫn luôn dành tình yêu cho nước Pháp. Nhà sử học Annie Cohen Salal nhấn mạnh: “Có cái gì đó rất đặc biệt giữa người nghệ sĩ này và tình yêu ông dành cho nước Pháp. Đây là nơi ông chọn để lập nghiệp, là tổ ấm. Pháp là mái nhà của gia đình Picasso và ông đã sống tại đây suốt cuộc đời còn lại. Nhưng Pablo Picasso đã quay lưng lại với Paris và ông muốn công luận hiểu được điều đó”. Năm 1955, Picasso quyết định tới định cư tại miền Nam nước Pháp và không bao giờ trở về Paris nữa.

Đó cũng là lúc ông đã thay đổi cách nhìn về cái gọi là quốc tịch. Pablo Picasso đã từ chối vinh hạnh được chính phủ Pháp trao tặng huân chương Bắc Đẩu bội tinh. Ông cũng đã khước từ nhã ý của Nhà nước Pháp mời ông trở thành công dân Pháp, hài lòng với việc được hưởng quy chế của một công dân ưu đãi - citoyen privilégié mà một vài thị trấn ở miền nam xa xôi của nước này dành tặng cho ông. Pablo Picasso qua đời tại Mougins năm 1973 ở tuổi 90.

Uống Trà Thôi
Theo baophapluat.vn
Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở PhápBức tranh nổi tiếng Women of Algiers của Picassso.
Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở PhápHồ sơ của Picasso trong tài liệu lưu trữ của cảnh sát Pháp.
0 0 7,041 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Giữa mê hồn trận tranh giả - tranh chép
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2877 09:19, 21/09/2023
2 0 2,507 0.0
Dù đã gần 80 tuổi, họa sĩ người Anh John Myatt vẫn vẽ tranh theo ý tưởng sáng tạo của bản thân hoặc mượn ý tưởng hay sao chép lại tranh của người khác và “thổi” vào đó “hồn” của mình. Nhưng trên hết, ông luôn công khai phân định rạch ròi với người mua tranh - điều mà có lúc ông không làm được và rơi ...
Đường Bá Hổ từng xuất bản một câu đối có thể nói là vĩnh cửu, sau 500 năm, cuối cùng cũng có người xuất bản.
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2874 13:32, 19/09/2023
3 0 2,387 0.0
Câu đối là hình ảnh thu nhỏ của văn hóa Trung Quốc. Những câu đối tưởng chừng ngắn nhưng những hiểu biết văn hóa, sự tu dưỡng chứa đựng trong đó không hề thua kém thơ ca. Từ xa xưa, câu đối đã là trò chơi chữ trong giới trí thức, một số là để cạnh tranh tài năng, trong khi một số khác là để hài hước ...
Nàng thơ của Picasso: Cuộc đời sóng gió dù người tình và chồng đều kiệt xuất
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2869 09:19, 18/09/2023
4 0 2,520 10.0
Nữ họa sĩ Gilot sống 10 năm với Picasso và có chung 2 con. Sau đó, bà lấy nhà virus học Jonas Salk - người sáng chế ra vắc xin bại liệt.

Ngày 24/8/2023, Claude Picasso, con trai của danh họa Picasso mất ở tuổi 76. Ông là người chịu trách nhiệm quản lý tài sản của cha. Claude và em gái Paloma là chứng nhân cho mối tình vừa ...
Tìm lại được bức tranh bị đánh cắp của danh họa Vincent van Gogh
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2864 08:55, 14/09/2023
0 0 2,960 0.0
Bức tranh "Parsonage Garden at Nuenen in Spring" (tạm dịch "Vườn nhà cha xứ ở Nuenen trong mùa Xuân") trị giá từ 3-6 triệu euro đã bị đánh cắp khỏi bảo tàng Singer Laren gần Amsterdam ngày 30/3/2020.

Ngày 12/9, cảnh sát Hà Lan cho biết thám tử nước này Arthur Brand đã tìm lại được bức tranh quý giá của danh họa Vincent van Gogh ...
Chuyện sau bức ký họa gấu Pooh nguyên bản
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2857 10:05, 11/09/2023
0 0 2,517 0.0
Sau khi đã nằm yên trong một ngăn kéo suốt nhiều thập kỷ, bức ký họa gấu Winnie the Pooh, hay vẫn thường được gọi đơn giản là gấu Pooh, sẽ được bán đấu giá ngày 27-9 tới và dự kiến có thể thu về hàng chục ngàn bảng Anh.

Bức ký họa vẽ bằng bút mực với hai màu đen trắng có hình gấu Pooh và người bạn ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!