/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

CỐ CẢNH CHU

186 15:39, 04/06/2021
Team Uống Trà Thôi CỐ CẢNH CHU

( từ)

 CỐ CẢNH CHU
Nghệ nhân ấm tử sa Cố Cảnh Chu (1915 – 1996) là một trong những nghệ nhân nổi tiếng nhất của dòng ấm tử sa đương đại. Tuy đã qua đời khá lâu nhưng những sản phẩm của ông vẫn còn được rất nhiều người yêu thích. Đặc điểm ấm của tử sa của Cố Cảnh Chu có tính nghệ thuật rất cao kết hợp với tính ứng dụng tốt trong nghệ thuật trà đạo. Các dòng ấm tử sa sở trường của nghệ nhân Cố Cảnh Chu là dòng ấm Thạch Biều, Báo Xuân Mai, dáng ấm Như Ý…

Truyền kỳ Cố Cảnh Chu – Thánh nhân chế ấm một thời lưu danh (P1)
Lời bình của người biên tập: Cố Cảnh Chu người mà thu thập các ý kiến để viết nên một học thuyết, một tác phẩm về văn hóa tử sa đương đại, cùng với nghệ thuật về ấm khiến cho thế giới có thể cảm nhận được phẩm chất say mê hấp dẫn từ cốt cách của tử sa, đại diện cho thời kỳ nghệ thuật đỉnh cao. Tác giả lấy toàn diện, khách quan, tỉ mỉ xác thực để tự thuật ngôn ngữ hồi tưởng một thế hệ tông sư truyền kỳ nhân sinh, mạnh mẽ hiệu quả và mang lại lợi ích cho thế hệ đương thời, dẫn luận đến suy nghĩ sâu xa.

Cố Cảnh Chu đi làm ngày đầu tiên ở tiệm đồ cổ “Lãng Thị Nghệ Uyển” tại Thượng Hải thì đã được thông báo, tất cả ở nơi đây tuyệt đối không được tiết lộ ra bên ngoài. Bao gồm cả thông tin về cha mẹ anh chị em hay người thân bạn bè. Vốn dĩ , ông chỉ định đứng ngoài cửa tiệm chụp vài bức ảnh rồi đi, để cha mẹ yên tâm , nhưng , vừa nhìn thấy cục diện như vậy , tức thì ông cũng đành im lặng mà thôi.

Ông vẫn nghĩ một ngày nào đó không quản nổi cái miệng mình, hay một ngày nào đó rời khỏi đây, vĩnh viễn rời xa nơi đây. Thân làm nghệ nhân mà bị Lãng Thị Nghệ Uyển không chào đón thì có thể coi vĩnh viễn không bao giờ chạm tới thành công, vĩnh viên không nổi danh được….quy củ nơi đây tựa như giọt nước mưa dưới mái hiên , luôn luôn nhỏ giọt không ngừng vậy.cho nên cả cuộc đời của Cố Cảnh Chu , ông chưa bao giờ nói về quá trình học ở Lãng Thị Nghệ Uyển cho bất kỳ ai.

Thiên cơ, có lúc là do bất cẩn mà tiết lộ. Rất nhiều năm sau đó, khi Cố Cảnh Chu cùng với bạn hữu hay đồ đệ khi đi dạo, có lúc tự giác mà buột miệng nói gì đó là “liêu tử”(chất vải; nguyên liệu vải; hàng len dạ;) , dựa theo ngôn ngữ ngày nay mà nói, nó đều là hàng khô.

Đầu tiên, là khung cảnh của Lãng Thị Nghệ Uyển, dựa theo sự miêu tả của Cố Cảnh Chu khi đó, thì chúng tôi có thể phác thảo sơ qua khung cảnh như thế này:

Ở sâu trong một con hẻm u tối, có một căn nhà nhỏ với cái gác thấp bé tối tăm, bị phân cách thành các gian nhỏ như nhau. Người làm ấm là không nhìn thấy mặt nhua, bạn có thể nghe thấy bên vách phát ra tiếng làm việc lách cách, nhưng bạn không biết đó là ai, lại càng không rõ anh ta đang làm ấm gì. Trong không khí, toàn bộ không gian bí và nực , cứ tựa như đây là thế giới khác so với ngoài kia vậy. Mỗi người một căn phòng mà ở trong đó người ta tự làm việc , ăn uống, thức ăn cũng do người làm đưa qua song cửa bằng 1 cây gỗ. Thức ăn so với nhà bình thường có phần ngon hơn, mỗi bữa sẽ có vài miếng thịt kho tàu , hoặc có khi là 1 bữa cá các loại tươi ngon.

Tại đây , làm gì, không làm gì, toàn bộ đều do ông chủ của Lãng Thị quyết định. Có lúc , ông chủ lãng đem ra một cái ấm,để cho ông làm mẫu mô phỏng. Mà cái ấm trà được làm mẫu ấy thực ra mà nói không kém gì ấm nguyên bản của tác giả. Có cái có khi còn vượt qua nguyên mẫu. Có lúc khi mà ông làm được một sản phẩm vô cùng mãn nguyện nhưng lại không thể in dấu ấn ký của mình lên trên thì tâm thực sự rối bời. Trong tâm tư Cố Cảnh Chu luôn tâm niệm thế nên trên bề mặt ấm ông luôn để lại ấn ký vô cùng nhỏ !

Đơn hàng đầu tiên mà Cố Cảnh Chu tiếp nhận là khí cụ trà phảng cổ, là hai kiện “kê thủ hồ” 1 lớn 1 nhỏ ấn khoản là “trần minh viễn”. lãng ngọc thư lấy ấm cổ cho ông xem, để cố cảnh chu xem xét tỉ mẩn, cố cảnh chu tay sờ ấm cẩn trọng một lúc lâu sau không nhịn nổi èn tán thưởng một câu: đúng là diệu phẩm!

Lãng Ngọc Thư tay vỗ vỗ vai ông cưới mà nói: Mắt nhìn tốt đấy! Cố gắng làm mô phỏng sao cho thật giống đi nhé!.

2 chiếc ấm này coi như đã được phác thảo sẵn trong đầu của Cố Cảnh Chu khi ấy, tâm ông chỉ có bốn chữ hiện ra : dữ chi giác lượng (ý chỉ sự háo hức mong được đọ sức , được nghe đánh giá từ người xem). Ông cần cân nhắc suy xét kỹ, không phải vấn đề ở công nghệ của ấm, mà là ý nghĩa ẩn sâu của trần minh viễn được thể hiện trên chiếc ấm cổ . chỉ có thể tương thông tâm tưởng với người xưa thì mới có thể cảm nhận được hào khí , tinh khí của người xưa mà thôi.

Trong tâm khảm Ông đột nhiên dâng lên một niềm cảm kích với Lãng Thị Nghệ Uyển. Giả dụ như vẫn còn ở thôn Thượng Viên , thì làm sao ông có thể được tận mắt nhìn thấy tác phẩm tuyệt tích của trần minh viễn, thiệu đại hanh như thế ? có một ngày nọ , lãng ngọc thư lại đến, đưa cho ông một bức tranh cũ mờ mờ ảo ảo, trên mặt là “ấm phảng cổ” của thiệu đại hanh.

Lãng ngọc thư lời nói pha chút miễn cưỡng rằng: “chỉ với một tấm ảnh như thế này, anh có thể làm mô phỏng lại hay không?”.

Cố Cảnh Chu ngẩng đầu nhìn, chỉ thốt ra 2 chữ: giác lượng! (để tôi so tài thử xem hoặc để rồi xem – dịch ý nghĩa).

Lãng Ngọc Thư sửng sốt, rồi lập tức cười phá lên : “ Hai chữ này ta rất thích nghe”.

“Triệu Đại Hanh, lại là Triệu Đại Hanh”. Cố Cảnh Chu nói: “ đây là duyên phận. Là người xưa ép thôi , ta sẽ nghiên cứu ông thật kỹ, làm mô phỏng thật giống,thậm chí phải vượt qua ông !”.

Trong một vài tháng ngắn ngủi, Cố Cảnh Chu còn chế tác mô phỏng qua cả ấm Tăng mạo của thời đại bân, phần đế ấm, khắc “sinh liên cư đại bân” . dựa vào tâm mà nói, Cố Cảnh Chu cảm thấy thần khí, tạo hình, thao tác mô phỏng của bản thân 1 chút cũng không thua kém gì thời đại bân. Ấm chỉ khô đi , là đã bị mang đi rồi, cố cảnh chu thực tâm chịu không nổi nên tại ấm có khắ 2 chữ nhỏ “cảnh ký”.

Chuyện này mang lại một chút nguy hiểm, Lãng Ngọc Thư mỗi lần khi đến lấy ấm, thì đều mở to mắt kiểm tra một vòng một lượt xem ấm . Ngộ nhỡ không may bị ông ta tra ra, chén cơm không còn chỉ là chuyện nhỏ, Lãng Ngọc Thư sẽ đến thôn Thục Sơn , trước mặt mọi người tuyên bố ông là kẻ vô phép tắc không tuân quy củ.

Nhưng, từ sâu trong tâm can ông luôn có một âm thanh thôi thúc rất mạnh mẽ: vốn dĩ đây không phải là tác phẩm của thời đại bân, mà là tác phẩm của Cố Cảnh Chu ta làm ra. Sau này, ai chứng minh cho ta đây ?chỉ có mờ ám như thế này, đúng, là mờ ám, nó cũng là một loại tuyệt kỹ!.

Các nghệ nhân làm ấm tại Lãng Thị Nghệ Uyển, đều là người mang trong mình tuyệt kỹ rồi. Do không phải ấm nào được làm mô phỏng cũng có ấm thật để nhìn , có lúc , ngay cả một tấm hình cũng không có để nhìn mà mô phỏng, chỉ vẽ cho bạn coi một bức vẽ ấm, thì đã bắt bạn làm rồi. Lãng Ngọc Thư luôn nhấn mạnh rằng ấm cổ , trước tiên cần có sự chất phác thường trực tự nhiên.

Điều này thực ra đối với Cố Cảnh Chu chính là một sự khiêu chiến, tức làmột ấm mẫu đấy, anh có làm cho giống ấm cổ được không, có làm ra được hơi thở phóng túng như thế không? 1 tay làm ấm trừ công đoạn vẽ mô phỏng ra, còn có bao nhiêu là năng lực sáng tạo, thì đây là lúc chúng được phơi bày ra hết !

Cố Cảnh Chu từng trải qua nhiều cuộc thi sát hạch , vốn dĩ là hợp quy cách nghệ nhân; thường mà nói thì ông tự thấy rằng ấm mà mình làm ra vốn dĩ hoàn toàn vượt qua ấm nguyên tác, nhưng một phần trong tâm can luôn cảm giác không an tâm, day dứt, do đáy ấm không được in ấn ký của chính mình, lại đi in ấn ký của người khác, mà người đó lại không biết gì. Cũng giống như đứa con bạn sinh ra vậy , vừa sinh ra là đã đem cho người khác nuôi, mỗi người 1 nới không cách gì nhận biết hay gặp mặt.

Nếu như thế khi gặp lại thì ngay cả ông có nói đây là ấm mình làm , liệu ai tin đây ? do vậy mà từ lúc đó trở đi, Cố Cảnh Chu bắt đầu dùng ấn ký và con dấu khác nhau để tự mình quản lý những sản phẩm mà mình làm ra. Về Lãng Thị Nghệ Uyển, Cố Cảnh Chu làm ra không biết bao nhiêu ấm mờ ám như thế , hậu nhân không thể biết hết được.

Dựa theo nghiên cứu , về tư liệu khảo cổ Cố Cảnh Chu đương thời, còn có “cố cung nguyệt khan” và “minh hồ đồ lục” của nhật. Trước kia , ra đời vào năm 1929, lúc đó có lưu lại những ghi chép vụn vặt về việc có một số chuông hay đỉnh, kim khí quý hiếm còn sót lại, trong đó còn thu thập được 32 bức tranh họa đường nét ấm nổi danh và bản dập ấn ký.

Một ngày mùa hè , cố cảnh chu dựa theo lãng ngọc thư căn dặn, lấy 2 kiện “thiên nga tôn” mà mình mới vừa chế tác mô phỏng của trần minh viễn , giao đến cho một quán trà ngoài tô giới, gửi vân chuyển về lò nung ở nghi hưng.tại cửa tô giới, có 2 binh lính nhật đứng canh gác. Dựa theo quy định, họ không thể đi vào tô giới, nhưng do những người từ tô giới đi ra thì họ có quyền lục soát . lúc này, cố cảnh chu đem bỏ thiên nga tôn vào trong cái hộp gói như hộp quà, lính nhật hiếu kỳ không biết là thứ quà gì , chúng tùy tiện lật qua lật lại coi, làm cho bình bị nứt vỡ một miếng.

Cố Cảnh Chu liền xụ mặt xuống, xem xem hai tên lính nhật định giải thích thế nào.

Nhưng chúng không nói gì chỉ hừ một tiếng rồi coi như không xảy ra chuyện gì , phất tay ra hiệu cho cố cảnh chu đi .

Cố cảnh chu tức giận không chịu nổi, nhưng chỉ còn cách báo cho Lãng Thị Nghệ Uyển, chỉ có thể lập tức tiến hành sửa chữa thiên nga tôn mà thôi. Do ngày hôm đó quá nóng, phần đáy của thiên nga tôn đã khô, thế thì làm sao mà bổ khuyết đây, vẫn là có chút vết tích rồi. Lúc này cố cảnh chu kiên quyết không thể chấp nhận. Lãng ngọc thư xem qua, thì nói bỏ đi, hay là thế này đi, cứ để khách đợi vậy!.

Đây là lần đầu tiên Lãng Ngọc Thư trước mặt cố cảnh chu mà thốt lên 2 chữ “khách hàng”

Mỗi một chi tiết tại cửa tô giới khi ấy khiến cho cố cảnh chu ghi nhớ một đời, từ đó ông vô cùng căm ghét lính nhật.

Nhiều năm sau đó, dù cho khô rồi, ông vẫn có thể dùng phương pháp khác để xử lý vấn đề của thiên nga tôn.

Tại Lãng Thị Nghệ Uyển, rốt cuộc cố cảnh chu đã mô phỏng ra những khí cụ cổ nào ? đây có thể coi là một câu hỏi vô cùng khó trả lời, nhiều năm sau đó,đến lúc những chiếc ấm cổ bị lịch sử chôn vùi lần lượt dược khai quật, như kê thủ hồ của trần minh viễn, ấm tiểu tứ phương, thủy vu bãi kiện, ấm tăng mạo hồ của thời đại bân, ấm phảng cổ của thiệu đại hanh…được thấy lại ánh mặt trời , giống như linh tính kêu gọi, những điều mờ ám trong các ấm cũng sẽ được phơi bày,cuối cùng cũng đã giúp nó tìm được chủ nhân thật sự, điều này để sau hãy bàn!

Thời gian này cố cảnh chu ở thượng hải có ổn không? Cũng có vẻ không tệ. Lương cao, sống ổn cho ông tâm tính an nhàn. Trước kia ông cũng có khắc qua một con dấu : Vũ Lăng Dật Nhân. Trong thời gian này, ông dùng dấu ấn này khá nhiều. Có thể nói ông tự so mình với đào uyên minh, hoặc là nói, ông theo đuổi cuộc sống chốn bồng lai tiên cảnh . giới văn nhân đa phần đều nói như thế cả, có sở trường tự thanh lọc tâm hồn mình sao cho tinh khiết đấy thôi. Như vậy con dấu như thế mà truyền lại cho đời sau để thể hiện rằng: tuy là hình thành trong cái hỗn tạp nhưng cốt cách bên trong nó vẫn luôn tồn tại 1 chữ “sĩ”.

Phương diện thứ nhất , ông cảm thấy mô phỏng thực chất là làm giả, khiến cho kẻ sĩ phu thường coi thường;mặt khác cũng biểu hiện ra rằng trong tâm ta luôn có tồn tại mau thuẫn, biết sai mà vẫn làm, vốn dĩ việc làm giả là của ông chủ, ta chỉ là làm hết sức với sản phẩm của mình thôi,tự thấy bản thân không thẹn với ấm, cứ cho rằng ta trú dưới mái hiên nhà kẻ khác, mở mắt nhìn thế giới, rèn luyện tay nghề, mà lại mưu cầu kiếm sống,hãy nghỉ chỉ như vậy mà thôi.

Trong hồi ức của cố cảnh chu tại thượng hải, đối với ông thì một đời về sau luôn là hồi ức quý báu phi thường. Những con hẻm tối bán hoa bạch lan ở thượng hải là rất hiếm. Ở đây toàn là phố lớn ngõ nhỏ, cứ đi dạo loanh quanh là y như rằng bắt gặp một hiệu sách cũ,cứ nhàn nhạt hương mực tàu, cạnh cửa thấp, ánh đèn le lói, có khi đột ngột lại kệ sách láy ra 1 cuốn sách đã cũ, đọc như dán tâm mình vào đó, một phần tận hưởng , cứ như ngấm dần vào tâm can. Ông sau này vẫn hay giảng cho hậu bối, nên đến các hiệu sách như thế , hẳn sẽ phát giác ra bao nhiêu là thú vui trên đời.

Hay ở chỗ , thời niên thiếu khi tiểu học ông có học chút tiếng anh,trong cũng còn lưu lại chút ít. Ngoài ra ,vào thời gian này ông còn không mua nổi sách. Cố cảnh chu thuộc tuýp người yêu thích sự mới mẻ, nếu như cả đời gắn bó với tử sa, vậy thì tốt nhất cần hiểu một chút về lí luận gốm sứ, ví dụ như khuôn đúc, đất thó, lên men ra sao… tâm trí kẻ muốn học kết hợp với phương pháp ngoài , hòa nhập làm một, khiến ông không thể ở mãi một nơi được. Những năm chiến tranh loạn lạc làm cho ông nhìn không thấy bờ bến tương lai . Lãng Thị Nghệ Uyển liệu có thể nắm giữ bao lâu nữa, ông cũng không biết.
...
https://en.wikipedia.org/wiki/Gu_Jingzhou
Sưu tầm
 CỐ CẢNH CHU
 CỐ CẢNH CHU
2 0 2,178 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Quốc đại sư TÀO UYỂN PHẦN và TÁC PHẨM
Team Uống Trà Thôi NGHỆ NHÂN
1736 08:41, 09/04/2022
2 0 7,720 9.5
Quốc đại sư TÀO UYỂN PHẦN (曹婉芬), sinh năm 1940 tại Nghi Hưng, Giang Tô, chức danh nghề nghiệp "Trung Quốc đào từ nghệ thuật Đại sư" (QUỐC ĐẠI SƯ), thành viên của Hiệp hội Thủ công và Nghệ thuật Trung Quốc, thành viên của Uỷ ban nghiên cứu Văn hóa và Nghệ thuật Tử sa Nghi Hưng, chuyên về sáng tạo và chế ...
THIÊN UY HỒ - QUỐC ĐẠI SƯ TỪ TÚ ĐƯỜNG
Team Uống Trà Thôi NGHỆ NHÂN
1669 09:19, 24/03/2022
1 0 3,668 0.0
Tác phẩm: THIÊN UY HỒ
Quốc đại sư: Từ Tú Đường
Chất đất: Đáy Tào Thanh HLS
Dung tích: 300 ml
PHÚ TRÚC HỒ - Quốc đại sư Từ Tú Đường
Team Uống Trà Thôi NGHỆ NHÂN
1668 09:16, 24/03/2022
1 0 4,968 0.0
Tác phẩm: PHÚ TRÚC HỒ
Quốc đại sư: Từ Tú Đường
Chất đất: Đoạn nê HLS
Dung tích: 220 ml
 LONG PHỤNG TƯỜNG TRÌNH HỒ - Quốc đại sư Từ Tú Đường
Team Uống Trà Thôi NGHỆ NHÂN
1666 08:47, 24/03/2022
1 0 5,777 0.0
Tác phẩm: LONG PHỤNG TRÌNH TƯỜNG HỒ
Quốc đại sư: Từ Tú Đường
Chất đất: Tử nê HLS Xưởng tử sa Nghi Hưng cũ
Dung tích: 500 ml
Quốc đại sư TỪ TÚ ĐƯỜNG
Team Uống Trà Thôi NGHỆ NHÂN
1665 08:39, 24/03/2022
0 0 7,551 0.0
Quốc đại sư TỪ TÚ ĐƯỜNG (徐秀棠)

Quốc đại sư tử sa TỪ TÚ ĐƯỜNG, sinh năm 1937 tại Đinh Thục Trấn, Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô, trong một gia đình có truyền thống chế tác ấm tử sa ( ông là em trai Từ Hán Đường), Công nghệ mỹ thuật đại sư (khóa thứ ba năm 1993), "Trung Quốc đào từ nghệ thuật đại sư" (khóa ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!