/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Nhiệt độ chuẩn cho từng loại trà

1860 09:03, 27/05/2022
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Nhiệt độ chuẩn cho từng loại trà
Trà luôn là thức uống được nhiều nhiều yêu thích và sử dụng hằng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để pha được một ấm trà ngon. Hầu hết mọi người thường pha trà theo thói quen mà quên mất rằng mỗi loại trà khác nhau thì sẽ có cách pha, cách điều chỉnh nhiệt độ nước khác nhau.

Mỗi loại trà sẽ có một mức nhiệt độ “chuẩn”. Nước nóng giúp các chất như tanin, axit amin và các hợp chất hương vị trong lá trà được giải phóng. Một số loại trà cần ít nhiệt hơn, trong khi những loại khác lại cần nhiều hơn để tối đa hóa các đặc tính đặc biệt của chúng. Sử dụng nước ở nhiệt độ tối ưu cho mỗi loại trà cho phép các hợp chất được giải phóng một cách cân bằng và dẫn đến trà hương vị tuyệt vời.

Chị Hoàng Ngân - một người yêu trà và thưởng trà lâu năm chia sẻ: “Mỗi loại trà sẽ có một mức nhiệt khác nhau, nhiệt độ nước chuẩn mới đánh thức được hương vị tuyệt đối trong trà. Nhiệt độ nước quá nóng sẽ làm phân hủy tanin và phá hủy các hợp chất mong đợi trong trà. Nhiệt độ nước cũng có thể làm cháy các lá trà vốn nhạy cảm làm cho nước trà pha ra đắng chát, mất cân bằng hương vị. Mặc khác, nếu pha trà ở nhiệt độ nước quá lạnh. Các chất tương tự bị phá hủy trong nước quá nóng lại không thể hòa tan trong nước quá lạnh.”

Mỗi loại trà sẽ có mức nhiệt khác nhau để khi pha không bị mất đi hương sắc vị tinh tế của từng loại trà.

Trà trắng: Là loại trà được làm nên từ những búp lá non của cây chè (trà). Đối với trà trắng, nhiệt độ nước dùng để pha là khoảng 75 độ C. Vậy nên, sau khi nước được đun sôi hoàn toàn, nên để nguội khoảng 8 - 10 phút rồi hãy pha trà. Vì nếu pha trà với nhiệt độ quá nóng sẽ làm nát lá trà và khiến trà nồng hơn.

Đặc biệt trà trắng càng dễ bị cháy khi tiếp xúc với nước nóng. Một phương pháp để tránh gây sốc cho trà là rửa lá trà trong nước lạnh trước khi pha hoặc đổ nước nóng lên thành ấm, cốc pha trà, tránh tiếp xúc trực tiếp với lá.

Trà xanh: Trà xanh được hái và chế biến từ những lá trà bánh tẻ của cây. Vì là loại bánh tẻ nên sẽ cần một nhiệt độ cao hơn, thích hợp nhất là từ 80 - 82 độ C. Do đó, nước đun sôi ở 100 độ C bạn có thể để nguội khoảng 6 - 7 phút rồi hẳn pha chế. Hoặc là đun nước đến lúc thấy bóng nước nổi nên khoảng 4 - 5mm ở mép bình là nước vừa chín đủ để sử dụng pha trà xanh. Đối với những loại trà xanh được ướp hương hoa cũng được pha ở nhiệt độ này. Tuy nhiên, đối với trà xanh matcha Nhật Bản thì nhiệt độ nước lý tưởng để pha chế thấp hơn một chút, khoảng 65 - 80 độ.

Trà ô long: Đối với trà ô long, thường có hình dạng cuộn lại thành từng viên. Để có thể làm mềm và mở lá trà ô long tốt nhất thì nên sử dụng nhiệt độ pha trà từ 90 - 92 độ C. Có nghĩa là nước vừa sôi già, bạn có thể canh nhiệt độ nước bằng cách theo dõi những bong bóng nước lớn khoảng 5mm bắt đầu nổi lên bề mặt. Hoặc bạn có thể đun nước thật sôi rồi để nguội khoảng 5 phút trước khi pha

Trà đen: Đối với trà đen hay còn được gọi là hồng trà thì cần sử dụng nhiệt độ sôi hoàn toàn. Ở mức 100 độ C có thể giúp trà đen tỏa ra hết hương thơm và mùi vị vốn có của nó. Tuy nhiên một số loại trà cao cấp như Darjeeling được khuyến khích pha với nhiệt độ thấp hơn, khoảng 80 - 90 độ C.

Trà thảo mộc: Là loại trà được chế biến từ các loại thảo mộc khác nhau. Ngoài lá cây, thì trà thảo mộc còn là sự kết hợp của nụ hoa, hạt quả, thân cây... Phần lớn các loại trà thảo mộc nên được pha với nước sôi già 100 độ C và hãm trong thời gian 10-30 phút tùy thuộc thành phần để có được hiệu quả tốt nhất.

Ngoài nhiệt độ nước, chất lượng cũng là yếu tố quan trọng để quyết định hương vị của những tách trà. Lựa chọn những dòng trà chất lượng với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng kết hợp cùng cách pha đúng sẽ tạo nên ấm trà thơm ngon, hoàn hảo.

Uống Trà Thôi
Theo Đời Sống Tiêu Dùng
0 0 8,533 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Tản mạn đường trà – Đạo trong trà của người Việt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2974 09:06, 06/11/2023
1 0 2,166 0.0
Khi đến Nhật Bản, trà được nâng lên một tầm rất cao, được gọi là Trà đạo với những quy tắc ứng xử, từ tư thế pha trà với các trà cụ tạo ra một chén trà không phải ngẫu nhiên mà đều có lý do riêng của nó. Khi trà ở Trung Hoa, tính chất biểu diễn lại được đặt làm yếu tố hàng đầu, mang màu sắc ...
Trà đinh – Loại trà đặc biệt của Việt Nam
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2966 08:40, 03/11/2023
1 0 2,153 0.0
Trà đinh được ví như “ngọc” quý của trà Thái Nguyên, một trong những sản phẩm vang danh và là niềm tự hào của nghệ nhân trà.

Trà Đinh (hay còn gọi là chè đinh) là phẩm trà cao cấp nhất khi thu hái tất cả mọi loại trà. Đinh ở đây chính là phần búp non nhất của lá trà. Phần búp này chính là cánh trà đang ...
Ký sự: Nửa bình nước Nam Linh
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2965 16:00, 02/11/2023
2 0 2,295 0.0
Vào mùa xuân năm Nguyên Hòa thứ chín thời Đường (năm 814), Trương Hựu Tân vừa đỗ Trạng nguyên, trở thành Tam nguyên vì đỗ đầu cả ba kỳ thi hương, thi hội, thi đình. Ông đã hẹn gặp những người thi đậu cùng kỳ tại chùa Tiến Phúc. Trương Hựu Tân và Lý Đức Dụ đến trước, họ nghỉ ngơi trong phòng của nhà ...
Hương vị trà thu
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2957 09:07, 30/10/2023
2 0 2,742 0.0
Chén trà không chỉ có hương vị khác nhau bởi chủng loại, vùng sản xuất mà nó còn ảnh hưởng không nhỏ bởi mùa vụ thu hoạch. Đối với nhiều loại trà, mùa thu chính là thời điểm trà có hương vị có thể nói là tốt nhất chỉ sau mùa xuân, thậm chí trà thu còn có hậu vị còn mạnh mẽ và kéo dài hơn trà xuân.
Mùa ...
Điều làm nên phong vị đặc biệt trà Thái Nguyên
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
2954 09:05, 26/10/2023
2 0 2,389 10.0
Trà Thái Nguyên khiến lòng người đắm say bởi sắc nước và hương vị mà chén trà mang lại. Nước trà khi pha có màu vàng sóng sánh đầy hấp dẫn, vị trà ấn tượng ngay từ ngụm đầu tiên.

Trà Thái Nguyên (hay còn gọi là Chè Thái Nguyên) là loại trà xanh đặc sản được trồng và chế biến tại Thái Nguyên – một ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!