/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Khi được mời trà, vì sao người xưa lại gõ xuống bàn 3 cái?

1878 08:36, 05/06/2022
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Khi được mời trà, vì sao người xưa lại gõ xuống bàn 3 cái?
Trà không chỉ là thức uống thanh nhiệt mà còn chữa được bệnh. Đối với người xưa, thưởng trà đã trở thành nét văn hóa đặc sắc tự bao đời.

Văn hóa uống trà

Trà thịnh hành ở Trung Quốc từ hàng nghìn năm trở về trước. Lịch sử ghi chép rằng, trước năm 280, ở miền Nam nước này có một nước nhỏ gọi là Ngô. Nhà vua thường ép các đại thần uống rượu say mỗi khi có yến tiệc. Có một vị đại thần tên là Vĩ Siêu không uống được nhiều rượu, vua bắt ông uống trà thay rượu.

Từ đó, các quan văn bắt đầu dùng thức uống này để tiếp khách thay vì rượu. Sự phát triển của trà được chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn 1: Từ thời nhà Ngô đến thời nhà Đường. Giai đoạn 2: Sau Đường đến thời Tống. Giai đoạn 3: Sau thời Tống đến thời Minh – Thanh.

Lịch sử trồng trà của người Trung Quốc có cách đây 2.000 năm. Những vùng trồng trà nổi tiếng nhất là tỉnh Giang Tô, An Huy, Hồ Nam, Chiết Giang, Hà Nam, Giang Tây, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Phúc Kiến, Quảng Đông, Vân Nam, Thiểm Tây… Trung Hoa cũng có 3 loại trà là trà xuân, trà hạ, trà thu.

Người phương Đông nói chung đã uống trà trong hơn 4.000 năm lịch sử. Trà được xếp trong danh sách 7 thói quen không thể thiếu trong cuộc sống. “Khách đến kính trà” là phong tục lễ nghi hiếu khách trọng tình của người xưa, cho dù là ở nơi thành thị hay chốn thôn quê.

Đối với người dân ở nhiều nơi, pha trà, uống trà là thói quen, là niềm vui và là nghệ thuật. Pha trà cũng có nhiều cách pha. Đơn giản nhất là cho trà vào tách, đổ nước sôi vào ly trà thủy tinh, chờ vài giây là uống được. Cầu kỳ hơn là có các công đoạn rửa trà, tráng ly, lọc trà và rót trà. Trong nghệ thuật trà, mùi và hương vị của trà là điều quan trọng nhất.

Chén dùng để uống trà chỉ nên dùng loại chén nhỏ chứa được khoảng 2 ngụm nước. Ấm pha trà thường được làm bằng đất sét tráng men. Lượng trà dùng để pha không nên dùng nhiều quá mà cũng không nên dùng ít quá. Nhiệt độ của nước pha trà phải căn cứ vào từng loại, có loại cần nước thật nóng nhưng có loại chỉ cần nước đủ ấm, có loại phải để ngấm mới uống nhưng cũng có loại không cần để ngấm lâu.

Văn hóa trà hay còn gọi là trà đạo là nền văn hóa truyền thống có lịch sử lâu đời. Uống trà thưởng trà cũng là một quá trình tu dưỡng của bản thân, những người có thể ẩm trà, thưởng trà chắc chắn là những người có du dưỡng cả bên trong và bên ngoài.

Nghi lễ gõ bàn

Ở mỗi vùng miền và địa phương khác nhau lại có sở thích uống trà, cách pha, cách thưởng thức khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều có điểm chung là rất coi trọng những lễ nghi trong trà đạo.

Trong lễ nghi của người xưa, khi được mời trà, khách sẽ đứng dậy, tay đỡ chén trà, cảm ơn rồi mới uống. Đặc biệt, khi được mời trà, khách phải khum bàn tay lại, gõ gõ 3 lần xuống bàn. Tại sao người xưa lại có thói quen này? Kỳ thực đó chính là một loại lễ nghi trong trà đạo của người Trung Hoa. Đây là một nghi lễ thưởng trà mang những nét đặc sắc và thú vị đáng để chúng ta tìm hiểu.

Khi các bậc trưởng bối rót trà: Khi bậc cha chú rót trà cho mình, là thế hệ sau (thế hệ hậu bối) họ cần dùng tay phải để đỡ lấy chén trà, lưng hơi khom xuống. Sau khi đỡ lấy chén trà thì dùng năm ngón tay gõ xuống bàn, thông thường gõ ba cái để thay việc hành lễ dập đầu cảm ơn người đối diện.

Khi người bằng tuổi rót trà: Chỉ cần dùng ngón cái và ngón giữa gõ nhẹ xuống bàn ba cái bày tỏ sự tôn trọng với người đối diện.
Khi các bậc vãn bối rót trà cho trưởng bối: Bậc trưởng bối có thể dùng một ngón tay bất kỳ gõ nhẹ vào miệng chén trà bày tỏ tôn trọng và cảm ơn. Hoặc nếu bậc trưởng bối gặp được vị vãn bối mà mình yêu mến có thế dùng ngón giữa gõ nhẹ ba cái vào chén trà của mình, bày tỏ sự yêu mến.

Càng ở những nơi trang trọng và càng là những người có địa vị cao quý, người xưa rất chú ý tới những nghi lễ này. Họ sẽ chủ động hành lễ và luôn làm đối phương cảm thấy mình được tôn trọng, từ đó sẽ làm cho quan hệ của hai người dần tốt đẹp hơn.

Những người thực hành lễ nghi trà đạo thường là những người có nội tâm tu dưỡng sâu sắc, và là người tôn trọng người khác. Những người như vậy mới được nhiều người yêu mến và mang lại nhiều vận khí may mắn cho mình.

Thưởng thức 3 chén trà, cảm ngộ 3 giai đoạn nhân sinh

Tại vùng đất Đại Lý, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc nổi tiếng với phong tục “Tam đạo trà”, đây là cách thức mà người dân tộc Bạch dùng để tiếp đón khách, trong đó cũng ẩn chứa những cảm ngộ sâu sắc về nhân sinh.

Sự tinh tuý của “Tam đạo trà” này nằm trong câu: “Nhất khổ, nhị cam, tam hồi vị”, nghĩa là thưởng thức lần đầu thấy đắng, lần thứ hai thấy ngọt, lần thứ ba khiến người ta phải ngẫm nghĩ về ý nghĩa cuộc đời.

Thưởng trà ngon, cần chú ý 3 dư vị về thể chất và tinh thần: Thứ nhất lưỡi phẩm vị ngọt thanh khiết; thứ hai răng má thấm vị ngọt thuần; thứ ba dưới cổ họng tràn đầy vị ngọt dễ chịu, khí mạch thông suốt, tinh thần thư thái, tâm tư khoáng đạt.

Phong tục “Tam đạo trà” của dân tộc Bạch tại Vân Nam giúp người ta thưởng thức được ba dư vị khác nhau của trà. Họ thường dùng 3 chén trà cầu chúc cho hậu bối được thuận lợi, bình an, mỹ mãn. Trong khi thưởng thức “đạo trà” thì cũng cảm ngộ được đạo lý nhân sinh đọng lại trong từng hương vị.

Tam đạo trà, trà kính 3 chén, mỗi chén có mùi vị và ý vị khác nhau, ngụ ý gửi gắm 3 cảnh giới nhân sinh: “Nhất khổ, nhị cam, tam hồi vị”. Mỗi ly tựa như một tầng, mỗi ly thưởng thức triết lý nhân sinh ở cảnh giới khác nhau.

Chén thứ nhất là “trà đắng”, ý nói đời người bắt đầu từ gian khổ. Muốn lập nghiệp, thì cần chịu khổ trước, gây dựng sự nghiệp gian khổ để tạo dựng chỗ đứng, chữ “đắng” luôn ở vị trí đầu tiên.

Chén thứ hai là “trà ngọt”, ngụ ý là đời người “khổ tận cam lai”, cay đắng qua đi thì ngọt bùi sẽ đến, không trải qua một chút khổ cực thì làm sao có hương hoa mùa xuân thơm ngát. Có nếm trải đau khổ, thì về sau hưởng thụ được hương vị ngọt ngào sẽ càng tăng thêm mỹ hảo trong cuộc sống.

Chén thứ ba là “trà hồi vị”, cũng là trà suy ngẫm, tạo cảm giác suy ngẫm vô cùng, tượng trưng cho giai đoạn bình lặng của đời người. “Trà hồi vị” – ngũ vị (ngọt, chua, cay, đắng, mặn) trong một chén trà, giống như cuộc sống thực tế, hiểu được đời người khi đến ngã rẽ, đừng quên bài học kinh nghiệm từng trải qua.

“Tam đạo trà”, ba mùi vị khác nhau, khổ trước sướng sau, có nghĩa là cuộc đời đầy cảm xúc, mang ngụ ý sâu xa.

Đại tài tử Viên Mai đời nhà Thanh đối với việc thưởng thức trà luôn có cách thức độc đáo, ông nói: “Thưởng thức trà cần phải nghiền ngẫm, đồng thời từ từ cảm nhận”.

“Tam đạo trà”, từ thưởng thức trà đến cảm ngộ nhân sinh, “nhất khổ, nhị cam, tam hồi vị”, đậm đà ý vị làm xao động lòng người. Trong chén trà có cay đắng ngọt bùi, trăm vị trong “chén”, ý nói nhân sinh uyển chuyển.

Nhân sinh trong chén trà nhắc con người trong thế giới nên làm một người có thể chịu được cực khổ, có thể bao dung hòa hợp, phẩm hạnh thành thật chất phác.

Uống Trà Thôi
Theo DKN
Khi được mời trà, vì sao người xưa lại gõ xuống bàn 3 cái?
Khi được mời trà, vì sao người xưa lại gõ xuống bàn 3 cái?Khi các bậc trưởng bối rót trà
Khi được mời trà, vì sao người xưa lại gõ xuống bàn 3 cái?Khi người bằng tuổi rót trà
Khi được mời trà, vì sao người xưa lại gõ xuống bàn 3 cái?Khi các vãn bối rót trà cho trưởng bối
0 0 7,197 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Những cây chè cổ thụ - Biểu tượng của sức sống bền bỉ
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3571 21:02, 17/11/2024
0 0 1,204 0.0
Nằm giữa những dãy núi hùng vĩ, quanh năm được bao bọc và chìm đắm trong sương sớm, thảm thực vật nơi vùng cao phát triển rất phong phú và đa dạng. Trong lớp rừng đó, những cây chè cổ thụ đã sinh trưởng hàng trăm năm, thậm chí có cây lên đến cả nghìn năm tuổi, trở thành biểu tượng của sức sống bền bỉ ...
Chè chén: Nét đẹp văn hóa giữa lòng Hà Nội mùa đông
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3563 07:08, 11/11/2024
0 0 1,013 0.0
Vào những ngày đông lạnh giá, chè chén vỉa hè Hà Nội trở thành biểu tượng ấm áp, gần gũi của phố phường. Chén trà mộc mạc, giản dị không chỉ là thức uống mà còn là sợi dây kết nối con người, giữ vững nét đẹp văn hóa thủ đô.

Khi những cơn gió lạnh của mùa đông ùa về, Hà Nội chìm trong không khí ...
Quán trà bên đường
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3549 09:37, 04/11/2024
0 0 1,203 0.0
Có lần, tôi đi ngang rạp chiếu phim Casino Đakao trên đường Đinh Tiên Hoàng và bất giác nhìn sang bên kia lề đường để tìm một cây lam vồ lớn, có lẽ cùng tuổi với hàng cây dầu cao to già cả trăm năm trên đường Trần Quang Khải sát bên. Không có cây lớn nào đối diện rạp chiếu phim, chỉ có hàng cây mới được ...
Nghệ nhân gần 70 năm pha trà đạo Nhật Bản
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3544 09:58, 01/11/2024
0 0 1,159 0.0
Bà Sobin Koizumi học về trà đạo từ năm 6 tuổi và đã theo nghề gần 70 năm. Bậc thầy trà đạo hy vọng tiếp tục truyền bá nét văn hóa Nhật Bản này tới các thế hệ trẻ.

Ở tuổi gần 80, nghệ nhân trà đạo Sobin Koizumi vẫn nhớ như in lần đầu tiên tham gia buổi trà đạo của mình. Bà theo chân cha mẹ tới quán trà ...
Trà ủ lạnh: Thực phẩm có tính kiềm tốt cho sức khỏe
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3532 22:13, 26/10/2024
0 0 1,980 0.0
Trà ủ lạnh không chỉ mang đến hương vị thơm ngon và sảng khoái mà còn là lựa chọn tuyệt vời cho sức khỏe. Với nhiều khoáng chất và độ kiềm nhẹ, trà ủ lạnh giúp cân bằng pH, hỗ trợ tim mạch và trở thành thức uống giải khát lý tưởng cho mùa hè oi ả.

Trong những ngày hè oi ả, tìm kiếm một thức uống ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!