/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Phân loại khoáng tử sa - Đoạn nê

189 17:09, 04/06/2021
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT

( từ)

Phân loại khoáng tử sa - Đoạn nê
Đoạn Nê là một trong bốn loại đất lớn trong tử sa Nghi Hưng ( Hồng nê, Đoạn nê, Tử nê và Lục nê). Đoạn Nê tên cổ là đoàn nê, có người nói ở giữa núi Hoàng Long và núi Thanh Long có núi Đoàn Sơn, khoáng xuất xứ ở đó nên gọi là Đoàn Nê, lại có người nói khoáng Đoàn Nê sau khi nung đa phần sẽ thể hiện màu sắc của gấm vóc vàng, cho nên gọi là Đoạn Nê ( Đoạn – Vóc )
Đoạn nê là tên gọi chung dành cho loại khoáng tử sa sau khi nung có màu ngả vàng - vàng nhạt - ánh vàng, chứ không phải chỉ một loại đất cụ thể nào. Đoạn nê của Hoàng Long Sơn chủ yếu phân bố giữa tầng Lục nê và Tử nê, là một loại quặng cộng sinh giữa Lục nê và Tử nê, cùng có đặc tính của Lục nê và Tử nê.
Đoạn nê có thể chia ra làm 2 loại: Đoạn nê thuộc bạch nê; Đoạn nê thuộc quặng cộng sinh.
Màu sắc của khoáng nguyên bản có màu tro nhạt, xanh lục nhạt, trắng tro kèm xanh, xanh tro kèm nâu hoặc các đốm màu hồng, cấu tạo theo từng khối hoặc lớp, kết cấu chặt chẽ, không cứng.
Do ảnh hưởng của điều kiện địa chất và điều kiện hình thành quặng, đoạn nê ở những khu vực quặng khác nhau, lớp quặng khác nhau sẽ có phẩm chất và tính chất khác nhau. Sự khác nhau trong tỷ lệ đất, nhiệt độ nung và số lần nung sẽ khiến màu sắc của thành phẩm khác nhau. Các tác phẩm đoạn nê khó nung, nếu nung không đạt, sẽ dễ có cảm giác “đen bẩn” hoặc nứt. Hàm lượng Kali oxit và Natri oxit trong đất đoạn nê thấp, khả năng hòa tan kém, nên độ thiêu kết không cao, mức độ thủy tinh hóa thấp, nên màu sắc khô khốc, không mỡ màng, hiệu quả nuôi ấm không nhanh và rõ như tử nê và hồng nê.
Nhiệt độ nung của đoàn nê thường cao hơn Hồng nê và thấp hơn Tử nê, vào 1160~1210 độ C. Hàm lượng sắt trong đoạn nê thấp, thường khoảng 2%. Nếu sắt cao hơn 2% thì màu sẽ vàng đậm hơn. Màu sắc sau nung của đoạn nê biến đổi từ màu vàng nhạt sang màu vàng đỏ, vàng đậm, nâu vàng.
Đoạn nê nhóm bạch nê vì có lượng sắt thấp nên nung ra có màu xám trắng, có chiều hướng thay đổi sang màu xám, màu xám ánh xanh; vì hàm lượng sắt phù hợp nên màu sau nung là màu vàng nhạt, chiều hướng thay đổi là vàng nhạt - vàng - vàng đậm - vàng ánh xanh; một số loại đất đoạn nê trong nhóm cộng sinh vì khá gần tầng tử nê, thậm chí xuất hiện rải rác trong lớp tử nê, nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của tầng đất tử nê, lượng sắt khá cao, màu sắc sau nung có thể ánh hồng nhạt, thay đổi sang màu nâu, màu nâu vàng, người ta cũng gọi đây là lão đoạn nê.
Phân loại khoáng tử sa - Đoạn nê
1 0 2,130 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 12): THẠCH HOÀNG - THẠCH HỒNG
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
1058 08:03, 06/09/2021
2 0 3,302 10.0
Khái niệm "thạch hoàng" hiện tại chúng ta hay gọi không phải là để chỉ "thạch hoàng nê" được gọi trong thời nhà Minh và nhà Thanh. Như trong các bài viết trước về hồng nê đã được giải thích, "thạch hoàng nê" trong thời nhà Minh và nhà Thanh là để chỉ "tiểu hồng nê" hiện tại. Ghi chép trong "Dương Tiện minh hồ ...
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 11): TỬ HỒNG NÊ
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
1051 18:58, 04/09/2021
1 0 2,366 0.0
TỬ HỒNG NÊ là nguyên liệu thô chất lượng cao, không thích hợp để làm những tác phẩm riêng mà thường được sử dụng như một nguyên liệu thô phụ trợ để tăng độ bóng và cải thiện kết cấu cát của ấm tử sa.

"Tử hồng nê" là một loại đất sét tử sa đặc thù, bề ngoài có màu tím xám (khôi tử sắc) hoặc ...
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 10): BẠCH NGHIỄN HỒNG NÊ
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
1050 18:54, 04/09/2021
1 0 2,445 0.0
"BẠCH NGHIỄN HỒNG NÊ" là một thành phần nguyên liệu được sử dụng có thể dùng để thêm vào khi điều chế hồng nê, giúp tăng khả năng tạo hình, tăng cường kết cấu và cải thiện màu sắc khi nung.

Khoáng thô "Bạch Nghiễn hồng nê" đầu tiên được khai thác và sử dụng tại khu vực khai thác Bạch Nghiễn ở phía ...
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 8): HỒNG NÊ PHỤC ĐÔNG
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
1040 14:36, 02/09/2021
1 0 2,348 0.0
"HỒNG NÊ PHỤC ĐÔNG" là loại hồng nê được khai thác tại các mỏ nằm ở phía đông của thị trấn Đinh Thục xưa. Theo ghi chép trong lịch sử, Phục Đông nổi tiếng là nơi sản xuất bạch nê. Trong "Dương Tiện minh hồ hệ" có viết: "Bạch nê, khai thác từ Đại Triều Sơn, được dùng để làm chum vại, ngọn núi này ...
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 7): GIÁNG BA HỒNG NÊ
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
1009 18:38, 28/08/2021
0 0 2,510 0.0
GIÁNG BA HỒNG NÊ đã ngủ yên trong trầm tích hàng nghìn, hàng vạn, hàng trăm triệu năm, cho đến cuối thế kỷ trước, giáng ba hồng nê mới được tìm thấy và hiểu được giá trị thực sự của nó.

Vào đầu những năm 1990, để thúc đẩy sự phát triển Đào Đô, chính quyền thành phố Nghi Hưng đã quy hoạch và xây ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!