/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Khai ấm tử sa đúng cách để gợi hương cho trà

1892 09:02, 11/06/2022
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Khai ấm tử sa đúng cách để gợi hương cho trà
Ấm tử sa nổi tiếng là loại ấm pha trà ngon bậc nhất. Pha trà bằng ấm tử sa thì hương vị của trà được hấp thụ một cách trọn vẹn. Để thưởng thức được hương vị tuyệt vời đó, việc đầu tiên và rất quan trọng đó là phải biết khai ấm tử sa đúng cách.

Khai ấm tử sa

Khai ấm tử sa được xem là công đoạn “đánh thức linh hồn” cho ấm tử sa. Thực chất, đây là bước để loại bỏ các tạp chất, làm sạch những bụi bẩn, chất độc trong quá trình nung ấm. Việc khai ấm còn giúp mở các lỗ khí khổng kép giúp ấm tử sa lưu hương và đẩy vị trà tốt nhất. Vì thế mà ấm tử sa được xem là loại ấm giúp pha trà ngon hơn các loại khác, không tồn đọng các chất và mùi, cũng như giúp thời gian lưu giữ trà được lâu hơn. Chính vì thế mà nhiều người đặc biệt chú trọng và tỉ mỉ trong việc khai ấm tử sa sau khi mới mua về.

Cách khai ấm tử sa

Việc khai ấm tử sa rất quan trọng vì nó quyết định đến giá trị chất lượng của chiếc ấm tử sa khi sử dụng, cũng như quyết định chất lượng nước trà khi pha, vì vậy cần cẩn thận và làm đúng cách

Dung hoà ấm: Khi mua ấm tử sa, các chất bẩn, vụn đất sẽ bám ở bên trong và ngoài ấm, những chất này xuất hiện trong quá trình sản xuất, vận chuyển và trưng bày. Bước đầu tiên, dung hoà ấm sẽ loại bỏ những chất bẩn và mùi khó chịu của ấm.

Hãy cho ấm vào một cái nồi lớn, sau đó đổ nước gấp 2 lần ấm, rồi cho nhỏ lửa và đun nhẹ nhàng trong khoảng từ 2 - 2,5 giờ. Bước này sẽ giúp làm sạch mọi ngóc ngách trong ấm, loại bỏ tạp chất và mùi hôi.

Phân giải ấm: Việc phân giải ấm chính là phân giải các chất tồn dư trong ấm. Cách thực hiện khá đơn giản và bạn nên sử dụng thạch cao trong đậu phụ để có thể làm việc này. Vì nó lành tính hơn so với thạch cao thông thường.

Hãy cho miếng đậu phụ và ấm tử sa vào một chiếc nồi ngập nước, đun sôi nhỏ lửa trong khoảng từ 2 - 2,5 giờ. Sau đó vớt ấm ra để nguội xong rửa sạch với nước. Tuyệt đối không cho ngay vào nước lạnh hoặc rửa bằng nước lạnh, vì việc thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể làm ấm bị nứt nẻ hoặc vỡ.

Nhuận ấm: Việc nhuận ấm thường được đun với mía để chất đường trong mía sẽ từ từ ngấm vào trong thành ấm. Nhờ đó khi dùng ấm pha trà sẽ có thêm vị ngọt thoảng qua.

Ở bước này cần làm sạch mía, cắt từng khúc nhỏ rồi cho vào trong lòng ấm. Sau đó cho cả nước lạnh, mía và ấm vào nồi để đun sôi. Đun với lửa nhỏ trong vòng 30 - 45 phút rồi với ấm ra để nguội rồi rửa với nước sạch.

Tái sinh ấm: Đây là bước cuối cùng trong quá trình khai ấm tử sa. Vì là công đoạn quyết định hương vị trà mà ấm sẽ mang theo bên mình sau này nên nó rất quan trọng và được thực hiện cẩn trọng.

Hãy cho ấm vào trong một nồi lớn, đổ nước ngập hoàn toàn ấm, cho thêm khoảng 500gr trà và tiến hành đun trong khoảng 1 giờ. Cuối cùng vớt ấm ra và để khô tự nhiên. Như vậy là bạn đã có thể sử dụng ấm tử sa để thưởng thức những tách trà ngon nhất. Ngoài ra, bạn cần chú ý, để ấm tử sa có thể mang tới hương vị tốt nhất và khác biệt nhất trên mỗi chiếc ấm, chỉ nên sử dụng một loại ấm cho một loại trà.

Những lưu ý khi khai ấm tử sa

Bên cạnh những bước trên, bạn cần lưu ý thêm những điều dưới đây để việc khai ấm tử sa được thực hiện một cách chỉn chu, trọn vẹn và không ảnh hưởng đến chất lượng của ấm cũng như là chất lượng khi pha trà.

Phải sử dụng nguồn nước sạch: Không nên dùng các loại nước lẫn tạp chất, các nước có mùi tanh, các loại nước chưa lọc kỹ có thành phần canxi và magie vì khi đun lên sẽ tạo thành các hợp chất màu trắng bám ở đáy ấm.

Không sử dụng chất tẩy rửa để làm sạch: Tuyệt đối không sử dụng các loại chất tẩy rửa như xà phòng hoặc các loại đồ vật như giấy giáp hoặc dụng cụ cọ xoong, nồi để làm sạch ấm. Nó có thể gây hại cho người sử dụng, làm trà xen lẫn các mùi xà phà, chất tẩy rửa, làm mất vị trà vốn có và làm mất thẩm mỹ ấm.

Đồng thời, khi đun ấm trong nồi, hãy nhớ tách riêng phần nắp và thân ấm, cũng như lót khăn sạch giữa ấm và nồi để tránh va đập, vỡ ấm trong quá trình đun sôi.

Khai ấm tử sa đúng cách để thưởng hương trà ngon và nồng hương, đượm vị nhất.

Uống Trà Thôi
Sưu tầm Internet
0 0 8,535 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Trà sen Việt Nam: Hành trình và giá trị văn hóa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3359 15:20, 28/06/2024
0 0 2,595 0.0
Trà sen đã trở thành thức uống quốc gia của Việt Nam trong suốt những năm qua, thể hiện triết lý và sự tôn trọng. Vậy, trà sen có từ khi nào?

Trà sen được ví như quốc túy của dân tộc, được người Việt yêu thích không chỉ vì tính độc đáo mà còn bởi sự kết hợp tinh túy từ thiên nhiên. Với danh hiệu "Thiên ...
Khổng Minh - Phụ nữ và tách trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3356 13:59, 25/06/2024
0 0 1,896 0.0
Ngày xưa có người hỏi Aristotle “Tại sao có nhiều người đàn bà đẹp lại lấy đàn ông chẳng ra gì?”. Nhà hiền triết trả lời “Bởi vì đàn ông thông minh chẳng dại gì lại lấy đàn bà đẹp”. Một câu trả lời thông minh, dí dỏm và ý nghĩa làm sao.

Thật vậy, chúng ta có thể kể ra hàng ngàn tác hại của việc ...
Chén trà đón bình minh
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3348 16:16, 20/06/2024
2 0 1,909 0.0
Trong cái tĩnh lặng của buổi sớm mai, khi sương còn đọng trên lá, người xưa đã nâng niu chén trà thơm. Không chỉ đơn thuần là thưởng thức hương vị, đó còn là một nghi thức thiêng liêng, một hành trình khám phá bản ngã và kết nối với vũ trụ.

Trong cái tĩnh lặng của buổi sớm mai, khi sương còn đọng trên lá, ...
Bí quyết pha trà ngon cực kỳ đơn giản
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3340 08:13, 15/06/2024
1 0 1,934 0.0
Bạn đã bao giờ bỏ ra một số tiền không nhỏ để mua loại trà thượng hạng, mong muốn thưởng thức hương vị tuyệt hảo mà nó mang lại, nhưng rồi thất vọng khi tự pha và thấy hương vị không như mong đợi? Đừng vội đổ lỗi cho chất lượng trà, rất có thể bạn đã chưa pha đúng cách! Khám phá những bí quyết ...
Nếm trà hiểu thấu đạo lý nhân sinh
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3335 13:52, 11/06/2024
4 0 1,891 0.0
Cổ nhân cho rằng: “Dùng Trà có thể hành Đạo, dùng Trà có thể đạt được chí thanh cao”. Như vậy, “Trà Đạo” là gì? Vì sao “nếm trà” có thể hiểu thấu đạo lý nhân sinh?

Thời nhà Đường có một người tên là Lục Vũ đã thông qua quan sát nghiên cứu về trà nhiều năm mà viết ra cuốn “Trà kinh”. Cuốn ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!