/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Lê Quý Đôn

1893 06:04, 12/06/2022
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

Lê Quý Đôn
QUẢ BÁO

Lê Quý Ðôn (1726 - 1784) người tỉnh Thái Bình, con của Tiến sĩ Thượng thư Lê Phú Thứ đời Dụ Tông. Tuổi trẻ nổi tiếng là thần đồng. Lên năm tuổi học Kinh Thi, mỗi ngày thuộc cả chục dòng sách. Mười một tuổi, mỗi ngày học Sử ông thuộc tám, chín chương . Mười bốn tuổi đã thông hết Ngũ kinh, Tứ thư, Sử, Truyện. Trong một ngày có thể làm 10 bài phú, không phải nghĩ, không viết nháp. Mười tám tuổi thi Hương đậu Giải Nguyên. Hai mươi bảy tuổi thi Hội, thi Ðình đậu Tam Nguyên Bảng Nhãn. Ông để lại nhiều tác phẩm giá trị với đủ thể loại (triết, văn, sử, địa, ngôn ngữ ...kể cả khoa học nữa) nên người đời sau tôn ông là một nhà bác học.

1) Tương truyền thuở nhỏ, một hôm ông cởi truồng đi tắm với các bạn. Dọc đường gặp một quan Thượng hỏi thăm nhà. Ông liền đứng dạng chân và dăng tay ra bảo quan Thượng:

- Nếu ông biết được cháu đang ra dấu chữ gì, cháu sẽ chỉ nhà cho ông. Quan Thượng cũng tha thứ cho sự nghịch ngợm của tuổi trẻ nên bỏ đi. Ông cười ầm lên và bảo với các bạn:

- Ông ấy làm quan to mà không biết chữ các bạn ơi!

Quan Thượng bực mình quay lại nói:

- Trẻ con đừng hỗn láo. Mày mới học lỏm được chữ Ðại (大) mà đã dám đi trêu chọc người rồi.

Ông càng cười to hơn:

- Thế thì ông không biết chữ thật! Có cái chấm ở dưới nữa thì là chữ Thái (太) chứ sao lại chữ Ðại !?

2) Khi quan Thượng vào nhà ông Lê Trọng Thứ, mới biết cậu bé ấy là con của bạn mình. Ông kể lại câu chuyện dọc đường. Lê Trọng Thứ gọi con ra trách mắng và đánh đòn. Quan Thượng thấy ông thông minh nên đã xin tha cho ông với điều kiện phải ứng khẩu một bài thơ tạ tội. Ông xin quan Thượng ra đầu đề. Quan Thượng nói:

- Phụ thân anh đã bảo anh "rắn đầu rắn cổ", anh cứ lấy đó làm đề bài.

Ông ngẫm nghĩ một chốc rồi đọc:

Chẳng phải liu điu cũng giống nhà,
Rắn đầu biếng học lẽ không tha.
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ,
Nay thét mai gầm rát cổ cha.
Ráo mép chí quen phường láo lếu,
Lằn lưng cam chịu vết năm ba.
Từ nay Trâu, Lỗ xin siêng học,
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.

Bài thơ câu nào cũng có tên một giống rắn, đồng âm với chữ rắn (cứng rắn) trong đề bài. Quan Thượng phải tấm tắc khen là kỳ tài!

3) Tính ông kiêu ngạo, tự nghĩ rằng mình thuộc cả thiên kinh vạn quyển, nên sau khi đậu Trạng, ông cho treo ngoài cửa tấm bảng:

"Thiên hạ nghi nhất tự lai vấn"
(Ai có một chữ nào không biết thì lại mà hỏi)

Khi cha qua đời, ông thường lên chùa cầu siêu. Một hôm, ông vừa vào chùa thì sư cụ reo mừng nhờ ông giải cho câu đố:

"Thượng bất khả thượng, hạ bất khả hạ, chỉ nghi tại hạ, bất khả tại thượng"

(Trên không thể trên, dưới chẳng thể dưới, chỉ nên ở dưới, không thể ở trên).

Câu đố nghe sao thật lạ kỳ, ông suy nghĩ hồi lâu vẫn chưa giải nổi, thì chú tiểu chạy vào thưa:

- Bẩm quan lớn, ngài đã nghĩ ra chưa?

- Chưa!

- Con mới nghĩ ra nghĩa thế này, quan lớn xem có đúng không? Ðó là chữ "Nhất"!

Thưa:

"Thượng bất khả thượng (上不可上) là trong chữ Thượng (上) thì chữ Nhất (一) nằm dưới.

Hạ bất khả hạ (下不可下) là trong chữ Hạ (下) thì chữ Nhất nằm trên!

Chỉ nghi tại hạ (止宜在下) là chữ Chỉ (止) và chữ Nghi (宜) thì chữ Nhất nằm dưới.

Bất khả tại thượng (不可在上) là chữ Bất (不) và chữ Khả (可) thì chữ Nhất nằm trên!"

Bẩm quan Bảng, câu đố này không đến nỗi khó phải không, vì con cũng nghĩ ra!

Từ đó ông không dám treo cái bảng trước nhà nữa vì biết người đời đã dựa vào chữ Nhất trên tấm bảng mà nhạo mình!

Thời trẻ ông đã từng chê bai người không biết chữ Thái, bây giờ chính ông lại bị người trẻ tuổi chế giễu không biết đến cả chữ Nhất. Thật là quả báo! Và cũng là một bài học về tính khiêm nhường.

Team Uống Trà Thôi sưu tầm
Lê Quý Đôn
0 0 13,813 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Người trí tuệ đều có suy nghĩ này
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2976 07:30, 08/11/2023
3 0 2,433 0.0
Người cao quý nhất trong cuộc sống luôn là người chăm chỉ. Không ngừng trau dồi khả năng của mình để bản thân ngày càng có giá trị hơn, chỉ có sống như tia sáng mới có thể tỏa sáng cùng các vì sao, chỉ có vỗ cánh bay ngàn dặm lên trời mới có thể sánh vai cùng đại bàng. 1. Tin vào kinh nghiệm, nhưng ...
Sống hiếu thảo, Trời để phúc cho: 4 câu chuyện con sống Hiếu đạo, đắc được phúc báo
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2970 07:30, 06/11/2023
1 0 3,152 0.0
Cổ ngữ có câu:“Bách thiện hiếu vi tiên” – Trăm cái thiện hiếu đứng đầu, người sống trên đời không thể không có hiếu đạo. Mắt Thần như điện, nhìn thấu nhân tâm. Thần Phật chắc chắn sẽ bảo hộ cho những người con có hiếu. Hiếu kính cha mẹ, ông Trời ắt để dành phúc phận cho bạn!Bất hiếu với ...
Người có thể học kiềm chế bản thân nhất định sẽ có cơ hội thành công
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2969 19:00, 04/11/2023
1 0 2,717 0.0
Ông Vương là một doanh nhân thành đạt ở Mỹ. Ông từng nói với cậu con trai Tiểu Vương của mình rằng đợi đến khi cậu được 23 tuổi, ông sẽ giao lại nghiệp vụ tài chính của công ty cho cậu. Nào ngờ, đúng ngày sinh nhật 23 tuổi của con trai, lão Vương lại dẫn cậu đến sòng bạc…Tiểu Vương trước giờ chưa ...
Nữ hành khách bị mời xuống khỏi máy bay trong im lặng.
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2972 19:00, 03/11/2023
1 0 2,611 0.0
'Rất hiếm có chuyện hãng hàng không mời hành khách ra khỏi máy bay khi chuẩn bị cất cánh, nhưng với nhiều nguyên nhân khác nhau thì vẫn có những trường hợp như vậy. Cô Peggy Uhle là một trong những hành khách như vậy, nhưng nguyên nhân thực sự lại khiến người khác vô cùng cảm động'. -------Tháng 5.2015, một máy ...
“Nhân bất học bất tri lý, ngọc bất trác bất thành khí”
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2963 07:30, 02/11/2023
4 0 3,224 10.0
Nhân bất học bất tri lý, ngọc bất trác bất thành khí nhấn mạnh rằng việc học tập và rèn luyện là cần thiết để hiểu rõ giá trị và ý nghĩa của đạo đức, cùng với việc cống hiến và công việc chăm chỉ để phát triển bản thân. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về câu này. 1. Nguồn gốc câu ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!